Gần đến ngày xét xử, nhà hoạt động Trần Bang vẫn chưa được gặp luật sư bào chữa trong khi gia đình hy vọng ông sẽ được trả tự do.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/5 tới đây sẽ xét xử sơ thẩm đối với nhà hoạt động Trần Bang (tên thật là Trần Văn Bang) với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Ông phải đối diện với mức án từ năm năm đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội.
Thông tin trên được ông Trần Văn Bang thông báo cho người nhà trong chuyến thăm gặp vào cuối tuần trước trong trại tạm giam của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 08/5, một người em của ông Bang cho biết gia đình chưa nhận được giấy mời tham dự phiên toà, đồng thời mong muốn ông được trả tự do ngay tại toà, người này nói:
“Qua các sự việc xảy ra trong những năm vừa qua, hy vọng những người đại diện pháp luật, đại diện cho công lý nhìn nhận ra việc làm của anh Trần Bang là việc bình thường của những người quan tâm đến tình hình thực tế của đất nước, quan tâm đến sự phát triển của xã hội, quan tâm đến cuộc sống của người dân.”
Người thân ông Bang tiết lộ, trước đây gia đình có ký hợp đồng hỗ trợ pháp lý với hai luật sư khác, nhưng gần đây họ đã thông báo huỷ hợp đồng. Mới đây, gia đình mới ký hợp đồng với luật sư Trần Đình Dũng thuộc Đoàn luật sư thành phố HCM.
Vào sáng 08/5, luật sư Dũng cho RFA biết, ông mới được tòa án cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho nhà hoạt động Trần Bang và nhận tài liệu về vụ án. Ông đang liên hệ với trại tạm giam để gặp thân chủ của mình nhằm chuẩn bị cho việc bào chữa trong phiên toà sắp tới.
Ông Trần Văn Bang, 62 tuổi, là cựu quân nhân, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trong giai đoạn 1982-1985.
Ông nhiều lần tham gia biểu tình ôn hoà chống Trung Quốc từ năm 2011, đồng thời khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”
Bình luận về việc ông Trần Văn Bang bị truy tố theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” nhà báo chuyên viết bài phản biện Võ Văn Tạo từ Nha Trang nói với RFA:
“Việc bắt bớ Trần Văn Bang gây ra một cú sốc lớn cho những người Việt quan tâm đến chính trị.
Bản thân tôi cũng ngạc nhiên vì Trần Bang không phải là người hay viết để phản biện.”
Là người theo dõi khá sát phong trào đấu tranh trong nhiều năm gần đây, ông Võ Văn Tạo nói về người kỹ sư thuỷ lợi và cũng là một doanh nhân thành đạt trong xây dựng:
“Trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, có lẽ anh ấy là người năng nổ. Cứ nghe ở đâu có người bị bắt oan, người yêu nước ấy, không biết thì thôi chứ biết là anh ấy đến ủng hộ và trợ giúp.”
“Đối với tôi, Trần Bang là người yêu nước với trái tim sục sôi và luôn luôn tử tế giúp đỡ những người khó khăn. Luôn luôn xả thân vì mọi người.”
Vì tinh thần chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và các hoạt động nhân đạo của mình, ông Trần Bang gặp nhiều đàn áp và sách nhiễu của lực lượng an ninh địa phương.
Nhà riêng của ông thường xuyên bị an ninh mặc thường phục canh gác, và ông từng bị đánh vỡ đầu trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội vào tháng 11 năm 2015.
Vài năm trước khi bị bắt, ông bị bệnh về đường ruột và mắt nên dừng mọi hoạt động để tập trung cho việc điều trị bệnh tật cho đến khi bị bắt tạm giam vào ngày 01/3/2022.
Sau khi bị bắt, sức khoẻ của ông giảm sút rõ rệt hơn do chế độ giam giữ hà khắc. Bên cạnh đó, ông còn bị khối u ở bụng mà bác sĩ nghi là thoát vị bẹn và cần mổ sớm, tuy vậy, ông vẫn chưa được phẫu thuật.
Ông được gặp gia đình lần đầu tiên vào tháng 11/2022, sau hơn tám tháng bị bắt giữ.
Ông là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một nhóm nhân sỹ trí thức thường lên tiếng về các vấn đề của quốc gia. Ông thường lên tiếng đấu tranh ôn hòa, chống bất công trong xã hội, trong đó có việc cưỡng chế thu hồi đất đai ở nhiều địa phương.
Vì các hoạt động sôi nổi của mình, ông từng được đề cử là một trong mười ứng viên của giải “Cống hiến.” Giải thưởng này được một nhóm người hoạt động dân chủ, nhân quyền trong nước lập ra năm 2019 nhằm tôn vinh các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ. (RFA)
May 9, 2023
Xét xử ông Trần Bang ngày 12/5 về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Trần Bang
Gần đến ngày xét xử, nhà hoạt động Trần Bang vẫn chưa được gặp luật sư bào chữa trong khi gia đình hy vọng ông sẽ được trả tự do.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/5 tới đây sẽ xét xử sơ thẩm đối với nhà hoạt động Trần Bang (tên thật là Trần Văn Bang) với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Ông phải đối diện với mức án từ năm năm đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội.
Thông tin trên được ông Trần Văn Bang thông báo cho người nhà trong chuyến thăm gặp vào cuối tuần trước trong trại tạm giam của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 08/5, một người em của ông Bang cho biết gia đình chưa nhận được giấy mời tham dự phiên toà, đồng thời mong muốn ông được trả tự do ngay tại toà, người này nói:
“Qua các sự việc xảy ra trong những năm vừa qua, hy vọng những người đại diện pháp luật, đại diện cho công lý nhìn nhận ra việc làm của anh Trần Bang là việc bình thường của những người quan tâm đến tình hình thực tế của đất nước, quan tâm đến sự phát triển của xã hội, quan tâm đến cuộc sống của người dân.”
Người thân ông Bang tiết lộ, trước đây gia đình có ký hợp đồng hỗ trợ pháp lý với hai luật sư khác, nhưng gần đây họ đã thông báo huỷ hợp đồng. Mới đây, gia đình mới ký hợp đồng với luật sư Trần Đình Dũng thuộc Đoàn luật sư thành phố HCM.
Vào sáng 08/5, luật sư Dũng cho RFA biết, ông mới được tòa án cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho nhà hoạt động Trần Bang và nhận tài liệu về vụ án. Ông đang liên hệ với trại tạm giam để gặp thân chủ của mình nhằm chuẩn bị cho việc bào chữa trong phiên toà sắp tới.
Ông Trần Văn Bang, 62 tuổi, là cựu quân nhân, tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trong giai đoạn 1982-1985.
Ông nhiều lần tham gia biểu tình ôn hoà chống Trung Quốc từ năm 2011, đồng thời khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”
Bình luận về việc ông Trần Văn Bang bị truy tố theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” nhà báo chuyên viết bài phản biện Võ Văn Tạo từ Nha Trang nói với RFA:
“Việc bắt bớ Trần Văn Bang gây ra một cú sốc lớn cho những người Việt quan tâm đến chính trị.
Bản thân tôi cũng ngạc nhiên vì Trần Bang không phải là người hay viết để phản biện.”
Là người theo dõi khá sát phong trào đấu tranh trong nhiều năm gần đây, ông Võ Văn Tạo nói về người kỹ sư thuỷ lợi và cũng là một doanh nhân thành đạt trong xây dựng:
“Trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, có lẽ anh ấy là người năng nổ. Cứ nghe ở đâu có người bị bắt oan, người yêu nước ấy, không biết thì thôi chứ biết là anh ấy đến ủng hộ và trợ giúp.”
“Đối với tôi, Trần Bang là người yêu nước với trái tim sục sôi và luôn luôn tử tế giúp đỡ những người khó khăn. Luôn luôn xả thân vì mọi người.”
Vì tinh thần chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và các hoạt động nhân đạo của mình, ông Trần Bang gặp nhiều đàn áp và sách nhiễu của lực lượng an ninh địa phương.
Nhà riêng của ông thường xuyên bị an ninh mặc thường phục canh gác, và ông từng bị đánh vỡ đầu trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội vào tháng 11 năm 2015.
Vài năm trước khi bị bắt, ông bị bệnh về đường ruột và mắt nên dừng mọi hoạt động để tập trung cho việc điều trị bệnh tật cho đến khi bị bắt tạm giam vào ngày 01/3/2022.
Sau khi bị bắt, sức khoẻ của ông giảm sút rõ rệt hơn do chế độ giam giữ hà khắc. Bên cạnh đó, ông còn bị khối u ở bụng mà bác sĩ nghi là thoát vị bẹn và cần mổ sớm, tuy vậy, ông vẫn chưa được phẫu thuật.
Ông được gặp gia đình lần đầu tiên vào tháng 11/2022, sau hơn tám tháng bị bắt giữ.
Ông là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một nhóm nhân sỹ trí thức thường lên tiếng về các vấn đề của quốc gia. Ông thường lên tiếng đấu tranh ôn hòa, chống bất công trong xã hội, trong đó có việc cưỡng chế thu hồi đất đai ở nhiều địa phương.
Vì các hoạt động sôi nổi của mình, ông từng được đề cử là một trong mười ứng viên của giải “Cống hiến.” Giải thưởng này được một nhóm người hoạt động dân chủ, nhân quyền trong nước lập ra năm 2019 nhằm tôn vinh các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ. (RFA)