Tỉnh Đắk Lắk: Khởi tố hai tín đồ Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên
Ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ và khởi tố một tín đồ của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên về tội phá hoại chính sách đại đoàn kết. Trong vụ án này, công an còn khởi tố thêm một tín đồ khác đang cư trú tại Mỹ. [1]
Hai người bị khởi tố này là ông Y Krếch Byă, 45 tuổi, cư trú tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, và ông A Ga, 26 tuổi, đã đến Hoa Kỳ định cư sau thời gian tị nạn ở Thái Lan.
Công an cho rằng hai người này đã tổ chức hàng trăm buổi hội họp trực tuyến, thu thập các thông tin xuyên tạc chính quyền, gây chia rẽ đoàn kết giữa người dân và chính quyền, giữa các tôn giáo với nhau.
Tội phá hoại chính sách đại đoàn kết là tội phổ biến nhất để đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo người dân tộc thiểu số. Bất cứ ai khi có liên hệ với người ở nước ngoài để vận động tự do tôn giáo tại Việt Nam thì đều dễ bị buộc tội danh này.
Tội phá hoại chính sách đại đoàn kết ra đời từ năm 1977 và được duy trì cho đến nay. Bộ luật Hình sự hiện hành phạt người phạm tội này lên đến 15 năm tù giam. [2]
Từ năm 2018, chính quyền còn quy định thêm rằng người chuẩn bị phạm tội này, tức những ai “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm”, sẽ bị phạt lên đến 3 năm tù giam.
Tỉnh Đắk Nông: Linh mục bị chính quyền ngăn chặn làm lễ đã nộp đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo nhưng bị từ chối
Vào ngày 21/4/2023, Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên đã bị chính quyền bác đơn xin cấp phép sinh hoạt tôn giáo tập trung của ông cho một nhà nguyện mà ông từng bị chính quyền ngăn cản khi cử hành nghi lễ tôn giáo hồi tháng 3/2023. [3]
Nhà nguyện này vốn là nơi sinh hoạt của giáo họ Phaolô, giáo xứ Đăk Giấc, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Chính quyền bác đơn đăng ký của ông với lý do: “đơn xin đăng ký điểm sinh hoạt tạm thời của Linh mục Lê Tiên chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật…”.
Hiện nay, thẩm quyền cấp phép nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung được giao cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. [4] Tuy nhiên, việc cấp phép nhìn chung vẫn rất khó khăn đối với Giáo hội Công giáo, đặc biệt ở những khu vực đồi núi có người dân tộc thiểu số như Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc.
Ngăn cản chức sắc Cao Đài độc lập gặp phái đoàn Hoa Kỳ
Vào ngày 24/4/2023, ông Hứa Phi, một chức sắc Cao Đài, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, bị công an ngăn cản không cho đến TP. Hồ Chí Minh gặp phái đoàn Hoa Kỳ. [5]
Các tín đồ, nhà hoạt động tôn giáo thường xuyên bị cản trở khi gặp các nhà ngoại giao nước ngoài.
Cuộc gặp giữa Hội đồng Liên tôn với phái đoàn Hoa Kỳ diễn ra trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2022.
Các thành viên của Hội đồng Liên tôn đã đề nghị phía Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) do hàng loạt các vi phạm về quyền tự do tôn giáo.
[Tôn giáo 360]
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: Tự do tôn giáo tại Việt Nam ngày tồi tệ hơn
Đầu tháng 5/2023, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023. Chính quyền Việt Nam bị cho là đã đàn áp tôn giáo nặng nề hơn trong năm 2022. [6]
Báo cáo tổng kết rằng trong năm 2022 không chỉ có các nhóm tôn giáo không đăng ký bị chính quyền quyết tâm trấn áp mà các tổ chức tôn giáo có đăng ký cũng bị sách nhiễu.
Theo đó, chính quyền đã quyết tâm xóa bỏ các nhóm tôn giáo không đăng ký như Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, các tín đồ Tin Lành độc lập là người Thượng và người H’mong, các nhóm tôn giáo mới khác.
Bên cạnh đó, các nhóm tôn giáo độc lập như Cao Đài, Hòa Hảo bị ép phải gia nhập các nhóm đã đăng ký và bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Nhóm này cùng với các nhóm tôn giáo nêu trên không được chính quyền chấp nhận cho đăng ký hoạt động tôn giáo.
Mặt khác, chính quyền bắt đầu đe dọa các nhóm tôn giáo có đăng ký bằng việc đưa ra hai dự thảo nghị định để thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo với nhiều quy định giúp chính quyền siết chặt kiểm soát hơn nữa.
Từ khi tiến hành cải cách quyền tự do tôn giáo vào thập niên 1990, chính quyền Việt Nam cho đến nay vẫn chưa từ bỏ tham vọng trở thành giáo hội của các giáo hội.
Chính quyền Việt Nam không muốn có bất kỳ tổ chức tôn giáo nào hoạt động độc lập, hoặc họ phải làm việc cho chính quyền, hoặc phải hoạt động hạn chế hay bị xóa bỏ.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo.
Tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi đặc biệt (SWL), tuy nhiên, chính quyền Việt Nam không những không có cải thiện mà còn gia tăng trấn áp, quyết tâm xóa bỏ các nhóm tôn giáo không đăng ký như Dương Văn Mình. [7]
[Tôn giáo mới]
Tỉnh Cao Bằng: Ép người dân đổi tôn giáo mới cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo
Chính quyền tỉnh Cao Bằng khoe thành tích về việc đã ép buộc hai nhóm tín đồ tại xã Hưng Đạo và xã Đình Phùng (cùng thuộc huyện Bảo Lạc) gia nhập một hội thánh bị nhà nước kiểm soát. [8]
Theo đó, hai nhóm này từng theo hội thánh Ân điển cứu rỗi của Hàn Quốc từ năm 2011 nhưng đã liên tục bị chính quyền theo dõi, dùng nhiều biện pháp ngăn cản việc sinh hoạt tôn giáo. Đến năm 2022, chính quyền đã buộc hơn 200 tín đồ phải từ bỏ hội thánh này.
Chính quyền cho biết sau khi ép buộc thành công hai nhóm này từ bỏ hội thánh, họ đã lựa chọn tham gia Hội thánh Tin lành Mennonite, một tổ chức Tin Lành được nhà nước chấp nhận.
Thành viên cả hai nhóm tín đồ này đều là người dân tộc thiểu số. Trên cả nước, chính quyền địa phương đặc biệt nhạy cảm với các nhóm dân tộc thiểu số tham gia các tôn giáo không được chính quyền cấp phép hoạt động. Những nhóm này sẽ bị chính quyền tìm mọi lý do để xóa bỏ, cưỡng ép họ gia nhập các hội thánh được cấp phép.
Việt Nam hiện nay có 85 “đạo lạ”, theo thống kê của nhà nước. [9] Vào tháng 6/2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết thời gian tới Việt Nam sẽ chào đón các đạo lạ. [10] Tuy nhiên, các tôn giáo mới hiện nay vẫn bị chính quyền các địa phương liên tục trấn áp.
Tỉnh Cao Bằng: Tiếp tục cưỡng bức người dân ký giấy từ bỏ đạo Dương Văn Mình
Vào ngày 12/4/2023, chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã cưỡng ép một số người dân tại xóm Nà Héng ký cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình. [11]
Trước đó, vào ngày 5/4/2023, chính quyền xã này cũng đã khống chế 7 tín đồ, nhúng ngón tay của họ vào mực rồi ấn lên tờ giấy cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình. Đồng thời, chính quyền cũng dẹp bỏ bàn thờ, tịch thu vật dụng thờ cúng của các tín đồ. [12]
RFA dẫn lời một nhân chứng cho biết đại diện chính quyền xã nói rằng đã vận động người dân nhiều lần nhưng không chịu ký giấy cam kết bỏ đạo nên họ phải cưỡng bức bằng vũ lực. [13]
Theo chính quyền huyện Bảo Lâm, huyện này từng có hơn 13.000 người theo đạo Dương Văn Mình. Hiện nay, còn khoảng hơn 2.000 người theo đạo này.
Cho đến giờ, đạo Dương Văn Mình là tôn giáo bị bức hại nặng nề nhất tại Việt Nam, chính quyền trung ương đã chỉ đạo các tỉnh công khai mở các chiến dịch xóa bỏ đạo này. (Luật Khoa tạp chí, tháng 5/2023)
May 15, 2023
Tôn giáo tháng 4/2023: Bắt giữ tín đồ Tin Lành, cưỡng bức người H’mong ký cam kết bỏ đạo Dương Văn Mình
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tỉnh Đắk Lắk: Khởi tố hai tín đồ Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên
Ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ và khởi tố một tín đồ của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên về tội phá hoại chính sách đại đoàn kết. Trong vụ án này, công an còn khởi tố thêm một tín đồ khác đang cư trú tại Mỹ. [1]
Hai người bị khởi tố này là ông Y Krếch Byă, 45 tuổi, cư trú tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, và ông A Ga, 26 tuổi, đã đến Hoa Kỳ định cư sau thời gian tị nạn ở Thái Lan.
Công an cho rằng hai người này đã tổ chức hàng trăm buổi hội họp trực tuyến, thu thập các thông tin xuyên tạc chính quyền, gây chia rẽ đoàn kết giữa người dân và chính quyền, giữa các tôn giáo với nhau.
Tội phá hoại chính sách đại đoàn kết là tội phổ biến nhất để đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo người dân tộc thiểu số. Bất cứ ai khi có liên hệ với người ở nước ngoài để vận động tự do tôn giáo tại Việt Nam thì đều dễ bị buộc tội danh này.
Tội phá hoại chính sách đại đoàn kết ra đời từ năm 1977 và được duy trì cho đến nay. Bộ luật Hình sự hiện hành phạt người phạm tội này lên đến 15 năm tù giam. [2]
Từ năm 2018, chính quyền còn quy định thêm rằng người chuẩn bị phạm tội này, tức những ai “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm”, sẽ bị phạt lên đến 3 năm tù giam.
Tỉnh Đắk Nông: Linh mục bị chính quyền ngăn chặn làm lễ đã nộp đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo nhưng bị từ chối
Vào ngày 21/4/2023, Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên đã bị chính quyền bác đơn xin cấp phép sinh hoạt tôn giáo tập trung của ông cho một nhà nguyện mà ông từng bị chính quyền ngăn cản khi cử hành nghi lễ tôn giáo hồi tháng 3/2023. [3]
Nhà nguyện này vốn là nơi sinh hoạt của giáo họ Phaolô, giáo xứ Đăk Giấc, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Chính quyền bác đơn đăng ký của ông với lý do: “đơn xin đăng ký điểm sinh hoạt tạm thời của Linh mục Lê Tiên chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật…”.
Hiện nay, thẩm quyền cấp phép nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung được giao cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. [4] Tuy nhiên, việc cấp phép nhìn chung vẫn rất khó khăn đối với Giáo hội Công giáo, đặc biệt ở những khu vực đồi núi có người dân tộc thiểu số như Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc.
Ngăn cản chức sắc Cao Đài độc lập gặp phái đoàn Hoa Kỳ
Vào ngày 24/4/2023, ông Hứa Phi, một chức sắc Cao Đài, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, bị công an ngăn cản không cho đến TP. Hồ Chí Minh gặp phái đoàn Hoa Kỳ. [5]
Các tín đồ, nhà hoạt động tôn giáo thường xuyên bị cản trở khi gặp các nhà ngoại giao nước ngoài.
Cuộc gặp giữa Hội đồng Liên tôn với phái đoàn Hoa Kỳ diễn ra trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2022.
Các thành viên của Hội đồng Liên tôn đã đề nghị phía Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) do hàng loạt các vi phạm về quyền tự do tôn giáo.
[Tôn giáo 360]
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: Tự do tôn giáo tại Việt Nam ngày tồi tệ hơn
Đầu tháng 5/2023, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023. Chính quyền Việt Nam bị cho là đã đàn áp tôn giáo nặng nề hơn trong năm 2022. [6]
Báo cáo tổng kết rằng trong năm 2022 không chỉ có các nhóm tôn giáo không đăng ký bị chính quyền quyết tâm trấn áp mà các tổ chức tôn giáo có đăng ký cũng bị sách nhiễu.
Theo đó, chính quyền đã quyết tâm xóa bỏ các nhóm tôn giáo không đăng ký như Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, các tín đồ Tin Lành độc lập là người Thượng và người H’mong, các nhóm tôn giáo mới khác.
Bên cạnh đó, các nhóm tôn giáo độc lập như Cao Đài, Hòa Hảo bị ép phải gia nhập các nhóm đã đăng ký và bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Nhóm này cùng với các nhóm tôn giáo nêu trên không được chính quyền chấp nhận cho đăng ký hoạt động tôn giáo.
Mặt khác, chính quyền bắt đầu đe dọa các nhóm tôn giáo có đăng ký bằng việc đưa ra hai dự thảo nghị định để thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo với nhiều quy định giúp chính quyền siết chặt kiểm soát hơn nữa.
Từ khi tiến hành cải cách quyền tự do tôn giáo vào thập niên 1990, chính quyền Việt Nam cho đến nay vẫn chưa từ bỏ tham vọng trở thành giáo hội của các giáo hội.
Chính quyền Việt Nam không muốn có bất kỳ tổ chức tôn giáo nào hoạt động độc lập, hoặc họ phải làm việc cho chính quyền, hoặc phải hoạt động hạn chế hay bị xóa bỏ.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo.
Tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi đặc biệt (SWL), tuy nhiên, chính quyền Việt Nam không những không có cải thiện mà còn gia tăng trấn áp, quyết tâm xóa bỏ các nhóm tôn giáo không đăng ký như Dương Văn Mình. [7]
[Tôn giáo mới]
Tỉnh Cao Bằng: Ép người dân đổi tôn giáo mới cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo
Chính quyền tỉnh Cao Bằng khoe thành tích về việc đã ép buộc hai nhóm tín đồ tại xã Hưng Đạo và xã Đình Phùng (cùng thuộc huyện Bảo Lạc) gia nhập một hội thánh bị nhà nước kiểm soát. [8]
Theo đó, hai nhóm này từng theo hội thánh Ân điển cứu rỗi của Hàn Quốc từ năm 2011 nhưng đã liên tục bị chính quyền theo dõi, dùng nhiều biện pháp ngăn cản việc sinh hoạt tôn giáo. Đến năm 2022, chính quyền đã buộc hơn 200 tín đồ phải từ bỏ hội thánh này.
Chính quyền cho biết sau khi ép buộc thành công hai nhóm này từ bỏ hội thánh, họ đã lựa chọn tham gia Hội thánh Tin lành Mennonite, một tổ chức Tin Lành được nhà nước chấp nhận.
Thành viên cả hai nhóm tín đồ này đều là người dân tộc thiểu số. Trên cả nước, chính quyền địa phương đặc biệt nhạy cảm với các nhóm dân tộc thiểu số tham gia các tôn giáo không được chính quyền cấp phép hoạt động. Những nhóm này sẽ bị chính quyền tìm mọi lý do để xóa bỏ, cưỡng ép họ gia nhập các hội thánh được cấp phép.
Việt Nam hiện nay có 85 “đạo lạ”, theo thống kê của nhà nước. [9] Vào tháng 6/2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết thời gian tới Việt Nam sẽ chào đón các đạo lạ. [10] Tuy nhiên, các tôn giáo mới hiện nay vẫn bị chính quyền các địa phương liên tục trấn áp.
Tỉnh Cao Bằng: Tiếp tục cưỡng bức người dân ký giấy từ bỏ đạo Dương Văn Mình
Vào ngày 12/4/2023, chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã cưỡng ép một số người dân tại xóm Nà Héng ký cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình. [11]
Trước đó, vào ngày 5/4/2023, chính quyền xã này cũng đã khống chế 7 tín đồ, nhúng ngón tay của họ vào mực rồi ấn lên tờ giấy cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình. Đồng thời, chính quyền cũng dẹp bỏ bàn thờ, tịch thu vật dụng thờ cúng của các tín đồ. [12]
RFA dẫn lời một nhân chứng cho biết đại diện chính quyền xã nói rằng đã vận động người dân nhiều lần nhưng không chịu ký giấy cam kết bỏ đạo nên họ phải cưỡng bức bằng vũ lực. [13]
Theo chính quyền huyện Bảo Lâm, huyện này từng có hơn 13.000 người theo đạo Dương Văn Mình. Hiện nay, còn khoảng hơn 2.000 người theo đạo này.
Cho đến giờ, đạo Dương Văn Mình là tôn giáo bị bức hại nặng nề nhất tại Việt Nam, chính quyền trung ương đã chỉ đạo các tỉnh công khai mở các chiến dịch xóa bỏ đạo này. (Luật Khoa tạp chí, tháng 5/2023)