Trong Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói năm ngoái là năm thứ tư liên tiếp chính quyền Việt Nam không công nhận nhóm tôn giáo mới nào cho dù có nhiều nhóm gửi hồ sơ đăng ký.
Ngoại trưởng Antony Blinken công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới vào thứ hai (15/5) trong đó có phần về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lấy dẫn chứng trong năm 2022, Giáo hội Báp-tít Việt Nam (VBC) đã nộp khoảng 40 đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập thể tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng rất ít đơn đăng ký thành công.
Ông Y Quynh Buon Dap, một nhà hoạt động tự do tôn giáo đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết 9 nhóm thuộc Hội thánh Tin lành tư gia độc lập do ông thành lập và trợ giúp đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo với tư cách nhóm sinh hoạt độc lập xin đăng ký hoạt động.
“Hai hội thánh nộp đơn bị chính quyền áp giải làm việc, hăm dọa và đe dọa, những hội thánh khác không thấy trả lời, và một số hội thánh chính quyền trả lời không đủ thầm quyền giải quyết, và nói hướng dẫn họ trở lại sinh hoạt với Tin lành Việt Nam – hội thánh mà nhà nước đã công nhận,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm Hội thánh Tin lành Mennonite ở khu vực Thủ Thiêm (đã bị cưỡng chế thu hồi đất) cho biết, nhiều lần ông cùng các chức sắc của hội thánh đã đăng ký nhóm tôn giáo của mình với Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh, lần cuối cùng là năm 2016, tuy nhiên cơ quan này đã bác đơn. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 16/5:
“Năm 2016 đăng ký họ bác liền vì lý do không có nhà hợp pháp. Rồi sau đó mình có hỏi nhiều, trực tiếp đến Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh nhưng cho đến nay họ không trả lời.”
Ông cho biết, bản thân lên Ban Tôn giáo thành phố lần cuối vào năm 2019 và Cục An ninh nội địa năm 2021 để hỏi về việc đăng ký, nhưng đều không được trả lời bằng văn bản.
Mục sư Quang cũng cho biết Công an thành phố nói với ông rằng nhóm của ông nên đăng ký với tên khác để được giải quyết, vì tên Hội thánh Mennonite đã có nhóm khác đăng ký và đã được chấp thuận hoạt động rồi.
Ông nói thêm hiện chỉ còn khoảng 300 tín đồ trung thành với nhóm của ông phân bố rải rác ở nhiều tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên trong khi 90% tín đồ của nhóm đã bị Hội thánh Mennonite có đăng ký lôi kéo mất. Hội thánh có đăng ký này chịu sự quản lý của Nhà nước.
“Họ nói mình sẽ ảnh hưởng đến chính trị, an ninh trật tự họ không quản lý mình được nên họ không cho. Nếu mà mình chịu cộng tác viết giấy cam kết thì họ sẽ cho hoạt động tôn giáo bình thường.”
Phóng viên có gửi email cho Ban Tôn giáo TPHCM để kiểm chứng thông tin mà mục sư Quang cung cấp nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bình luận về việc Chính quyền Việt Nam không công nhận nhóm tôn giáo mới trong bốn năm qua, ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc của tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network có trụ sở ở Đức, nói với RFA:
“Việc cho đăng ký tổ chức tôn giáo phụ thuộc 2 khía cạnh: Tôn giáo phải được công nhận và tổ chức tôn giáo phải được công nhận. Thiếu 1 trong 2 thì không được đăng ký. Đạo Tin Lành được công nhận nhưng nhiều hội thánh Tin Lành vẫn không thể dăng ký. Đạo Dương Văn Mình (DVM) không được công nhận nhưng khi đàn áp thì gọi là xóa bỏ ‘tổ chức bất hợp pháp DVM’ dù họ không có tổ chức.
Việt Nam không cho đăng ký tổ chức tôn giáo mới từ 4 năm có nghĩa là chính quyền không chấp nhận nhiều tôn giáo và nhiều tổ chức tôn giáo đang hiện diện từ nhiều năm nay ở Việt Nam. Mặt khác cũng có nhiều tổ chức tôn giáo không muốn đăng ký vì không muốn bị chính quyền xen quá nhiều vào chuyện nội bộ tôn giáo của họ, chưa kể việc mượn danh nghĩa bắt làm thủ tục đăng ký để lấy thông tin về tín đồ, để sách nhiễu, đe dọa mà vẫn không cho đăng ký.”
Ông đề nghị Việt Nam sửa Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, nhất là về phần định nghĩa về cái gì là tín ngưỡng hay tôn giáo để phù hợp với cách hiểu chung của người Việt Nam và quốc tế thì mới tránh được nạn kỳ thị tôn giáo.
Lạm dụng COVID-19 để hạn chế thực hành tôn giáo
Trong năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương nhất là các tỉnh thành phía Nam, buộc chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa khắt khe để hạn chế lây lan dịch bệnh. Vào tháng 10 năm đó, nhiều biện pháp này đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam đã lạm dụng các quy định về phòng chống COVID-19 để hạn chế việc thực hành các nghi thức tôn giáo ở địa phương mình, phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Theo đó, nhà chức trách TPHCM đã cấm các mục sư và thành viên của Hội thánh Truyền giáo Phục hưng có trụ sở ở phường 3, quận Gò Vấp tụ tập vào tháng 5 năm 2021 trong khi họ điều tra một loạt các trường hợp COVID-19 trong hội thánh.
Mặc dù các nhà chức trách đã đình chỉ cuộc điều tra vào tháng 1 năm 2022, nhưng đến cuối năm, họ vẫn chưa khôi phục quyền tụ tập của nhóm, mặc dù các quan chức chính phủ nói rằng họ sẽ làm như vậy nhiều lần trong năm.
Vào tháng 9 cùng năm, chính quyền địa phương, với lý do vi phạm tụ tập mà không có giấy phép, đã phạt các mục sư nhà thờ vì đã phân phát đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo.
Cảnh sát địa phương đã theo dõi nhà của những người lãnh đạo hội thánh và thẩm vấn họ về các cuộc gặp với đại diện chính phủ nước ngoài. Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết các thủ tục pháp lý chống lại nhóm đã được tiến hành theo luật định.
Cũng theo phúc trình, ngày 20/2, Bí thư Đảng ủy và Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã phá rối thánh lễ do Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội Vũ Văn Thiên chủ tế. Lý do là để thực thi các hạn chế về sức khỏe cộng đồng và vì thánh lễ được tổ chức ở một địa điểm chưa đăng ký.
Ông Vũ Quốc Dụng, một người theo dõi sát về thực thi quyền tự do tôn giáo và niềm tin ở Việt Nam, có nhận xét rằng nếu không được Nhà nước Việt Nam công nhận, chính quyền sẽ dùng đủ mọi cách tùy tiện để giới hạn quyền tự do tôn giáo của tín đồ.
“Ở nhiều địa phương chính quyền đã dùng việc hạn chế COVID như là một cái cớ để giới hạn quyền biểu thị niềm tin tôn giáo tập thể thông qua việc thờ phượng, tuân thủ giới luật, thực hành và giảng dạy.
Có nơi tín đồ lúc thì được gặp nhau, lúc thì không, dù địa phương đã giải tỏa lệnh giãn cách. Có nơi chính quyền nói với tín đồ của một tôn giáo không được nhà nước công nhận rằng họ có thể tụ tập đá bóng hay ca hát nhưng không được họp đạo vì lý do COVID.”
Ông nói về việc chính quyền quy tội cho tôn giáo làm lan truyền COVID như Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở TP HCM.
“Việc quy tội này dù sau này được rút lại nhưng vẫn gây ra cảm tưởng rằng chính quyền dùng mọi cách để nói xấu tôn giáo và hạn chế sinh hoạt tôn giáo. Cách làm tùy tiện này khiến cho người dân không tin việc chống COVID là chính đáng và cần thiết.”
Nhận xét về Phúc trình năm nay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông cho rằng phía Mỹ không chú ý đến quyền tự do có tôn giáo ở Việt Nam, một quyền bất khả xâm phạm- một quyền tự do nội tâm không bị hạn chế vì bất cứ lý do gì và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Việc vi phạm quyền tự do căn bản này là nguồn cơn của việc đàn áp việc thực hành tôn giáo tại Việt Nam. Một biểu hiện của việc xâm phạm quyền tự do có tôn giáo là việc bắt ký giấy bỏ đạo.
Khi nói đến việc xóa bỏ một tôn giáo như đạo Hà Mòn, Dương Văn Mình hay Tin Lành thì chính quyền Việt Nam đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm này,” ông nói.
Theo phúc trình, Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện các chính sách đăng ký bằng cách làm cho thống nhất và minh bạch hơn.
Vào ngày 30/11/2022, Ngoại trưởng Blinken đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo.
Phóng viên đã gửi email tới Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam để đề nghị bình luận về Phúc trình tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng chưa nhận được trả lời. (RFA)
May 17, 2023
Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam bốn năm liên tiếp không công nhận nhóm tôn giáo mới
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Trong Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói năm ngoái là năm thứ tư liên tiếp chính quyền Việt Nam không công nhận nhóm tôn giáo mới nào cho dù có nhiều nhóm gửi hồ sơ đăng ký.
Ngoại trưởng Antony Blinken công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới vào thứ hai (15/5) trong đó có phần về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lấy dẫn chứng trong năm 2022, Giáo hội Báp-tít Việt Nam (VBC) đã nộp khoảng 40 đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập thể tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng rất ít đơn đăng ký thành công.
Ông Y Quynh Buon Dap, một nhà hoạt động tự do tôn giáo đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết 9 nhóm thuộc Hội thánh Tin lành tư gia độc lập do ông thành lập và trợ giúp đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo với tư cách nhóm sinh hoạt độc lập xin đăng ký hoạt động.
“Hai hội thánh nộp đơn bị chính quyền áp giải làm việc, hăm dọa và đe dọa, những hội thánh khác không thấy trả lời, và một số hội thánh chính quyền trả lời không đủ thầm quyền giải quyết, và nói hướng dẫn họ trở lại sinh hoạt với Tin lành Việt Nam – hội thánh mà nhà nước đã công nhận,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm Hội thánh Tin lành Mennonite ở khu vực Thủ Thiêm (đã bị cưỡng chế thu hồi đất) cho biết, nhiều lần ông cùng các chức sắc của hội thánh đã đăng ký nhóm tôn giáo của mình với Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh, lần cuối cùng là năm 2016, tuy nhiên cơ quan này đã bác đơn. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 16/5:
“Năm 2016 đăng ký họ bác liền vì lý do không có nhà hợp pháp. Rồi sau đó mình có hỏi nhiều, trực tiếp đến Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh nhưng cho đến nay họ không trả lời.”
Ông cho biết, bản thân lên Ban Tôn giáo thành phố lần cuối vào năm 2019 và Cục An ninh nội địa năm 2021 để hỏi về việc đăng ký, nhưng đều không được trả lời bằng văn bản.
Mục sư Quang cũng cho biết Công an thành phố nói với ông rằng nhóm của ông nên đăng ký với tên khác để được giải quyết, vì tên Hội thánh Mennonite đã có nhóm khác đăng ký và đã được chấp thuận hoạt động rồi.
Ông nói thêm hiện chỉ còn khoảng 300 tín đồ trung thành với nhóm của ông phân bố rải rác ở nhiều tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên trong khi 90% tín đồ của nhóm đã bị Hội thánh Mennonite có đăng ký lôi kéo mất. Hội thánh có đăng ký này chịu sự quản lý của Nhà nước.
“Họ nói mình sẽ ảnh hưởng đến chính trị, an ninh trật tự họ không quản lý mình được nên họ không cho. Nếu mà mình chịu cộng tác viết giấy cam kết thì họ sẽ cho hoạt động tôn giáo bình thường.”
Phóng viên có gửi email cho Ban Tôn giáo TPHCM để kiểm chứng thông tin mà mục sư Quang cung cấp nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bình luận về việc Chính quyền Việt Nam không công nhận nhóm tôn giáo mới trong bốn năm qua, ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc của tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network có trụ sở ở Đức, nói với RFA:
“Việc cho đăng ký tổ chức tôn giáo phụ thuộc 2 khía cạnh: Tôn giáo phải được công nhận và tổ chức tôn giáo phải được công nhận. Thiếu 1 trong 2 thì không được đăng ký. Đạo Tin Lành được công nhận nhưng nhiều hội thánh Tin Lành vẫn không thể dăng ký. Đạo Dương Văn Mình (DVM) không được công nhận nhưng khi đàn áp thì gọi là xóa bỏ ‘tổ chức bất hợp pháp DVM’ dù họ không có tổ chức.
Việt Nam không cho đăng ký tổ chức tôn giáo mới từ 4 năm có nghĩa là chính quyền không chấp nhận nhiều tôn giáo và nhiều tổ chức tôn giáo đang hiện diện từ nhiều năm nay ở Việt Nam. Mặt khác cũng có nhiều tổ chức tôn giáo không muốn đăng ký vì không muốn bị chính quyền xen quá nhiều vào chuyện nội bộ tôn giáo của họ, chưa kể việc mượn danh nghĩa bắt làm thủ tục đăng ký để lấy thông tin về tín đồ, để sách nhiễu, đe dọa mà vẫn không cho đăng ký.”
Ông đề nghị Việt Nam sửa Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, nhất là về phần định nghĩa về cái gì là tín ngưỡng hay tôn giáo để phù hợp với cách hiểu chung của người Việt Nam và quốc tế thì mới tránh được nạn kỳ thị tôn giáo.
Lạm dụng COVID-19 để hạn chế thực hành tôn giáo
Trong năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương nhất là các tỉnh thành phía Nam, buộc chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa khắt khe để hạn chế lây lan dịch bệnh. Vào tháng 10 năm đó, nhiều biện pháp này đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam đã lạm dụng các quy định về phòng chống COVID-19 để hạn chế việc thực hành các nghi thức tôn giáo ở địa phương mình, phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Theo đó, nhà chức trách TPHCM đã cấm các mục sư và thành viên của Hội thánh Truyền giáo Phục hưng có trụ sở ở phường 3, quận Gò Vấp tụ tập vào tháng 5 năm 2021 trong khi họ điều tra một loạt các trường hợp COVID-19 trong hội thánh.
Mặc dù các nhà chức trách đã đình chỉ cuộc điều tra vào tháng 1 năm 2022, nhưng đến cuối năm, họ vẫn chưa khôi phục quyền tụ tập của nhóm, mặc dù các quan chức chính phủ nói rằng họ sẽ làm như vậy nhiều lần trong năm.
Vào tháng 9 cùng năm, chính quyền địa phương, với lý do vi phạm tụ tập mà không có giấy phép, đã phạt các mục sư nhà thờ vì đã phân phát đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo.
Cảnh sát địa phương đã theo dõi nhà của những người lãnh đạo hội thánh và thẩm vấn họ về các cuộc gặp với đại diện chính phủ nước ngoài. Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết các thủ tục pháp lý chống lại nhóm đã được tiến hành theo luật định.
Cũng theo phúc trình, ngày 20/2, Bí thư Đảng ủy và Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã phá rối thánh lễ do Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội Vũ Văn Thiên chủ tế. Lý do là để thực thi các hạn chế về sức khỏe cộng đồng và vì thánh lễ được tổ chức ở một địa điểm chưa đăng ký.
Ông Vũ Quốc Dụng, một người theo dõi sát về thực thi quyền tự do tôn giáo và niềm tin ở Việt Nam, có nhận xét rằng nếu không được Nhà nước Việt Nam công nhận, chính quyền sẽ dùng đủ mọi cách tùy tiện để giới hạn quyền tự do tôn giáo của tín đồ.
“Ở nhiều địa phương chính quyền đã dùng việc hạn chế COVID như là một cái cớ để giới hạn quyền biểu thị niềm tin tôn giáo tập thể thông qua việc thờ phượng, tuân thủ giới luật, thực hành và giảng dạy.
Có nơi tín đồ lúc thì được gặp nhau, lúc thì không, dù địa phương đã giải tỏa lệnh giãn cách. Có nơi chính quyền nói với tín đồ của một tôn giáo không được nhà nước công nhận rằng họ có thể tụ tập đá bóng hay ca hát nhưng không được họp đạo vì lý do COVID.”
Ông nói về việc chính quyền quy tội cho tôn giáo làm lan truyền COVID như Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở TP HCM.
“Việc quy tội này dù sau này được rút lại nhưng vẫn gây ra cảm tưởng rằng chính quyền dùng mọi cách để nói xấu tôn giáo và hạn chế sinh hoạt tôn giáo. Cách làm tùy tiện này khiến cho người dân không tin việc chống COVID là chính đáng và cần thiết.”
Nhận xét về Phúc trình năm nay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông cho rằng phía Mỹ không chú ý đến quyền tự do có tôn giáo ở Việt Nam, một quyền bất khả xâm phạm- một quyền tự do nội tâm không bị hạn chế vì bất cứ lý do gì và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Việc vi phạm quyền tự do căn bản này là nguồn cơn của việc đàn áp việc thực hành tôn giáo tại Việt Nam. Một biểu hiện của việc xâm phạm quyền tự do có tôn giáo là việc bắt ký giấy bỏ đạo.
Khi nói đến việc xóa bỏ một tôn giáo như đạo Hà Mòn, Dương Văn Mình hay Tin Lành thì chính quyền Việt Nam đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm này,” ông nói.
Theo phúc trình, Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện các chính sách đăng ký bằng cách làm cho thống nhất và minh bạch hơn.
Vào ngày 30/11/2022, Ngoại trưởng Blinken đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo.
Phóng viên đã gửi email tới Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam để đề nghị bình luận về Phúc trình tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng chưa nhận được trả lời. (RFA)