Việc điều tra luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” là hành động trả đũa của chính quyền đối với ông và các đồng nghiệp vì những hoạt động bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng Lai, theo ba báo cáo viên đặc biệt thuộc cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ).
Luật sư Đặng Đình Mạnh cùng bốn luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho sáu thành viên của cơ sở tu tại gia theo Phật giáo ở Long An trong vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Trong văn thư chung gửi Chính phủ Việt Nam đề ngày 31/3 và công bố ngày 31/5 (sau hai tháng Chính phủ của ông Phạm Minh Chính không có câu trả lời), ba báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư, về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, và về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền viết:
“Luật sư Đặng Đình Mạnh là một luật sư nhân quyền nổi tiếng và là nhà hoạt động nhân quyền được ghi nhận vì các hoạt động của mình. Là một luật sư bảo vệ của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 15 năm qua, ông Mạnh đã tham gia bảo vệ trong ít nhất 37 vụ và thay mặt hơn 50 thân chủ, trong đó có nhiều người là người bảo vệ nhân quyền, nhà báo độc lập và người hoạt động dân chủ.
Thông tin cho thấy cuộc điều tra có thể là một hành động trả đũa từ chính quyền, vì nhóm luật sư đã gửi đơn khiếu nại chính thức tố cáo Công an và Viện Kiểm sát tỉnh Long An vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án chống lại chùa Phật giáo (Tịnh thất Bồng Lai- PV).”
Từ đầu tháng hai đến tháng tư vừa qua, luật sư Mạnh cùng một số luật sư khác bị Công an tỉnh Long An triệu tập nhiều lần để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Bộ Công an cho rằng một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự khi công bố các tình tiết, bình luận cũng như các khiếu nại của họ về vụ án lên mạng xã hội Youtube và Facebook.
Phóng viên gửi tin nhắn đề nghị luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận về văn bản của các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên ông từ chối trả lời vì lý do an ninh.
Toà án Việt Nam là trò hề
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng việc Chính phủ Việt Nam bắt đầu theo đuổi các vụ truy tố có động cơ chính trị đối với các luật sư nhân quyền như Đặng Đình Mạnh cho thấy rằng hoàn toàn không có sự công bằng trong hệ thống tư pháp của đất nước này.
Ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do ngày 02/6:
“Những cáo buộc ngụy tạo và mơ hồ một cách lố bịch như Điều 331 là một sự xúc phạm trực tiếp đến nhân quyền và công lý, và khi chúng được sử dụng để chống lại những người bảo vệ pháp luật, điều đó cho thấy các tòa án ở Việt Nam hoàn toàn là trò hề.
Đặng Đình Mạnh đã phải gánh chịu nhiều sự sách nhiễu và ngược đãi chỉ vì cố gắng giúp đỡ các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến đối mặt với các cáo buộc ‘an ninh quốc gia’ bất công tại các tòa án kangaroo của Việt Nam.”
Chính phủ nên cảm ơn ông vì lòng dũng cảm và cam kết của ông đối với nguyên tắc mọi người đều xứng đáng một biện pháp bảo vệ pháp lý hơn là tìm cách truy tố ông vì công việc của mình.”
Theo ông Phil Robertson, Chính phủ Việt Nam dường như đang theo đuổi một tương lai mà các bị cáo tại tòa án sẽ không có luật sư bào chữa, không có quyền phát biểu và người thân không được tham dự phiên toà. Tất cả những điều này cho thấy tòa án Việt Nam đã trở thành một trò đùa hoàn toàn dưới sự kiểm soát trực tiếp hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền của đảng.
Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về luật sư
Trong quá trình bảo vệ sáu thành viên của Tịnh thất Bồng Lai, nhóm luật sư đã gửi khiếu nại đến nhiều cơ quan trung ương về các vi phạm tố tụng của công an và Viện Kiểm sát của Long An đồng thời công bố các tố cáo này lên mạng xã hội.
Khiếu nại không bao giờ được điều tra, thay vào đó, năm luật sư nhận được giấy triệu tập của Công an Long An, thông báo họ đang bị điều tra vì vi phạm Điều 331.
“Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của mình trước việc khởi động một cuộc điều tra hình sự đối với ông Mạnh, điều dường như có liên quan trực tiếp đến các dịch vụ pháp lý mà ông ấy cung cấp tại Việt Nam…,” thư chung của ba báo cáo viên đặc biệt viết.
Ba báo cáo viên cho rằng theo các thông tin mà họ nhận được, việc điều tra luật sư Mạnh là sự vi phạm nghiêm trọng một số tiêu chuẩn quốc tế và khu vực liên quan đến việc hành nghề luật một cách tự do và độc lập.
“Theo các tiêu chuẩn này, các quốc gia phải đưa ra tất cả các biện pháp phù hợp để bảo đảm rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, cản trở, quấy rối hoặc can thiệp không phù hợp.
Cụ thể, các quốc gia phải bảo đảm rằng các luật sư không phải chịu, hoặc bị đe dọa, truy tố hoặc bất kỳ biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc hình thức nào khác đối với bất kỳ hành động nào của họ được thực hiện phù hợp với nhiệm vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận.”
Ba báo cáo viên cũng nhắc đến việc luật sư Mạnh bị cấm xuất cảnh khi ông định sang Campuchia vào đầu tháng 2/2023 và phía công an thông báo cho ông rằng ông đã bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh của Bộ Công an kể từ tháng 8/2021.
Theo các thông tin mà các báo cáo viên nhận được, trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, luật sư Mạnh nhận được giấy triệu tập của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An. Ông cũng nhận được thông tin có thể bị bắt vào đầu tháng 3/2023.
Cũng trong tuần đầu của tháng 3, công an thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà ông và hỏi tung tích, cảnh sát mặc thường phục đã giám sát khu vực gần nhà riêng của ông trong nhiều ngày trong thời gian này.
Ba báo cáo viên đề nghị Chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về các sự kiện dẫn tới việc khởi xướng điều tra hình sự và giải thích liệu việc điều tra này có phủ hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Trong khi chờ đợi câu trả lời, các báo cáo viên kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp tạm thời cần thiết để ngăn chặn các vi phạm đối với luật sư Mạnh và ngăn chặn chúng tái diễn, và trong trường hợp các cuộc điều tra cho thấy các cáo buộc là đúng thì buộc những viên chức vi phạm chịu trách nhiệm.
ICJ chia sẻ quan ngại
Bình luận về văn thư chung của ba báo cáo viên đặc biệt của LHQ gửi Chính phủ Việt Nam, người phát ngôn của tổ chức Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) nói trong email gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 02/6:
“ICJ có cùng mối quan ngại như của các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các cuộc điều tra hình sự bất hợp lý đối với Đặng Đình Mạnh và các luật sư khác nhằm mục đích cản trở công việc của họ với tư cách là luật sư và việc họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, như chúng tôi đã đề cập trong thư ngỏ gửi cơ quan chức năng của Việt Nam.”
Giữa tháng ba, ICJ có thư ngỏ gửi Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và kêu gọi Việt Nam ngưng điều tra hình sự đối với ông và những luật sư khác với mục đích gây phương hại đến hoạt động và quyền tự do biểu đạt của họ; có biện pháp hủy bỏ hay sửa đổi Điều 331 cho tương thích với luật nhân quyền quốc tế; và có mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực thi một cách tự do nghề luật sư mà không phải lo sợ bị trả thù, bị hạn chế, gồm những sách nhiễu trong quá trình tố tụng. (RFA)
June 3, 2023
Báo cáo viên LHQ: Luật sư Đặng Đình Mạnh bị chính quyền trả đũa vì bảo vệ Tịnh thất Bồng Lai
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Việc điều tra luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” là hành động trả đũa của chính quyền đối với ông và các đồng nghiệp vì những hoạt động bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng Lai, theo ba báo cáo viên đặc biệt thuộc cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ).
Luật sư Đặng Đình Mạnh cùng bốn luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho sáu thành viên của cơ sở tu tại gia theo Phật giáo ở Long An trong vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Trong văn thư chung gửi Chính phủ Việt Nam đề ngày 31/3 và công bố ngày 31/5 (sau hai tháng Chính phủ của ông Phạm Minh Chính không có câu trả lời), ba báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư, về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, và về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền viết:
“Luật sư Đặng Đình Mạnh là một luật sư nhân quyền nổi tiếng và là nhà hoạt động nhân quyền được ghi nhận vì các hoạt động của mình. Là một luật sư bảo vệ của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 15 năm qua, ông Mạnh đã tham gia bảo vệ trong ít nhất 37 vụ và thay mặt hơn 50 thân chủ, trong đó có nhiều người là người bảo vệ nhân quyền, nhà báo độc lập và người hoạt động dân chủ.
Thông tin cho thấy cuộc điều tra có thể là một hành động trả đũa từ chính quyền, vì nhóm luật sư đã gửi đơn khiếu nại chính thức tố cáo Công an và Viện Kiểm sát tỉnh Long An vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án chống lại chùa Phật giáo (Tịnh thất Bồng Lai- PV).”
Từ đầu tháng hai đến tháng tư vừa qua, luật sư Mạnh cùng một số luật sư khác bị Công an tỉnh Long An triệu tập nhiều lần để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Bộ Công an cho rằng một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự khi công bố các tình tiết, bình luận cũng như các khiếu nại của họ về vụ án lên mạng xã hội Youtube và Facebook.
Phóng viên gửi tin nhắn đề nghị luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận về văn bản của các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên ông từ chối trả lời vì lý do an ninh.
Toà án Việt Nam là trò hề
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng việc Chính phủ Việt Nam bắt đầu theo đuổi các vụ truy tố có động cơ chính trị đối với các luật sư nhân quyền như Đặng Đình Mạnh cho thấy rằng hoàn toàn không có sự công bằng trong hệ thống tư pháp của đất nước này.
Ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do ngày 02/6:
“Những cáo buộc ngụy tạo và mơ hồ một cách lố bịch như Điều 331 là một sự xúc phạm trực tiếp đến nhân quyền và công lý, và khi chúng được sử dụng để chống lại những người bảo vệ pháp luật, điều đó cho thấy các tòa án ở Việt Nam hoàn toàn là trò hề.
Đặng Đình Mạnh đã phải gánh chịu nhiều sự sách nhiễu và ngược đãi chỉ vì cố gắng giúp đỡ các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến đối mặt với các cáo buộc ‘an ninh quốc gia’ bất công tại các tòa án kangaroo của Việt Nam.”
Chính phủ nên cảm ơn ông vì lòng dũng cảm và cam kết của ông đối với nguyên tắc mọi người đều xứng đáng một biện pháp bảo vệ pháp lý hơn là tìm cách truy tố ông vì công việc của mình.”
Theo ông Phil Robertson, Chính phủ Việt Nam dường như đang theo đuổi một tương lai mà các bị cáo tại tòa án sẽ không có luật sư bào chữa, không có quyền phát biểu và người thân không được tham dự phiên toà. Tất cả những điều này cho thấy tòa án Việt Nam đã trở thành một trò đùa hoàn toàn dưới sự kiểm soát trực tiếp hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền của đảng.
Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về luật sư
Trong quá trình bảo vệ sáu thành viên của Tịnh thất Bồng Lai, nhóm luật sư đã gửi khiếu nại đến nhiều cơ quan trung ương về các vi phạm tố tụng của công an và Viện Kiểm sát của Long An đồng thời công bố các tố cáo này lên mạng xã hội.
Khiếu nại không bao giờ được điều tra, thay vào đó, năm luật sư nhận được giấy triệu tập của Công an Long An, thông báo họ đang bị điều tra vì vi phạm Điều 331.
“Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của mình trước việc khởi động một cuộc điều tra hình sự đối với ông Mạnh, điều dường như có liên quan trực tiếp đến các dịch vụ pháp lý mà ông ấy cung cấp tại Việt Nam…,” thư chung của ba báo cáo viên đặc biệt viết.
Ba báo cáo viên cho rằng theo các thông tin mà họ nhận được, việc điều tra luật sư Mạnh là sự vi phạm nghiêm trọng một số tiêu chuẩn quốc tế và khu vực liên quan đến việc hành nghề luật một cách tự do và độc lập.
“Theo các tiêu chuẩn này, các quốc gia phải đưa ra tất cả các biện pháp phù hợp để bảo đảm rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, cản trở, quấy rối hoặc can thiệp không phù hợp.
Cụ thể, các quốc gia phải bảo đảm rằng các luật sư không phải chịu, hoặc bị đe dọa, truy tố hoặc bất kỳ biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc hình thức nào khác đối với bất kỳ hành động nào của họ được thực hiện phù hợp với nhiệm vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận.”
Ba báo cáo viên cũng nhắc đến việc luật sư Mạnh bị cấm xuất cảnh khi ông định sang Campuchia vào đầu tháng 2/2023 và phía công an thông báo cho ông rằng ông đã bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh của Bộ Công an kể từ tháng 8/2021.
Theo các thông tin mà các báo cáo viên nhận được, trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, luật sư Mạnh nhận được giấy triệu tập của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An. Ông cũng nhận được thông tin có thể bị bắt vào đầu tháng 3/2023.
Cũng trong tuần đầu của tháng 3, công an thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà ông và hỏi tung tích, cảnh sát mặc thường phục đã giám sát khu vực gần nhà riêng của ông trong nhiều ngày trong thời gian này.
Ba báo cáo viên đề nghị Chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về các sự kiện dẫn tới việc khởi xướng điều tra hình sự và giải thích liệu việc điều tra này có phủ hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Trong khi chờ đợi câu trả lời, các báo cáo viên kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp tạm thời cần thiết để ngăn chặn các vi phạm đối với luật sư Mạnh và ngăn chặn chúng tái diễn, và trong trường hợp các cuộc điều tra cho thấy các cáo buộc là đúng thì buộc những viên chức vi phạm chịu trách nhiệm.
ICJ chia sẻ quan ngại
Bình luận về văn thư chung của ba báo cáo viên đặc biệt của LHQ gửi Chính phủ Việt Nam, người phát ngôn của tổ chức Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) nói trong email gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 02/6:
“ICJ có cùng mối quan ngại như của các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các cuộc điều tra hình sự bất hợp lý đối với Đặng Đình Mạnh và các luật sư khác nhằm mục đích cản trở công việc của họ với tư cách là luật sư và việc họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, như chúng tôi đã đề cập trong thư ngỏ gửi cơ quan chức năng của Việt Nam.”
Giữa tháng ba, ICJ có thư ngỏ gửi Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và kêu gọi Việt Nam ngưng điều tra hình sự đối với ông và những luật sư khác với mục đích gây phương hại đến hoạt động và quyền tự do biểu đạt của họ; có biện pháp hủy bỏ hay sửa đổi Điều 331 cho tương thích với luật nhân quyền quốc tế; và có mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực thi một cách tự do nghề luật sư mà không phải lo sợ bị trả thù, bị hạn chế, gồm những sách nhiễu trong quá trình tố tụng. (RFA)