Chính phủ Đức ngày 7/6 bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ một nhà vận động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la gần đây để giúp Việt Nam loại bỏ than đá cần có sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội dân sự.
Văn phòng Nhân quyền Liên hiệp quốc cho biết, trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, bà Hoàng Thị Minh Hồng bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào tuần trước theo một lệnh tạm thời với cáo buộc trốn thuế. Báo cáo cho biết bà Hồng là nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thứ năm bị bắt ở Việt Nam vì cáo buộc trốn thuế trong hai năm qua.
Bộ Ngoại giao Đức nói vụ bắt giữ bà Hồng và những người khác “là một tín hiệu đáng báo động đối với các tổ chức xã hội dân sự trên cả nước, cũng như đối với việc bảo vệ môi trường và khí hậu.”
“Chúng tôi cũng xem vụ bắt giữ này là nghiêm trọng liên quan đến việc thi hành sắp tới Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) đã được thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước G7, Đan Mạch và Na Uy,” Bộ nói.
Thỏa thuận được thống nhất vào cuối năm 2022 chứng kiến hai quốc gia Bắc Âu và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển giàu có cam kết 15,5 tỷ đô la để giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện than sang năng lượng tái tạo.
Thỏa thuận này nhằm giúp Việt Nam giảm phát thải ròng bằng zero vào năm 2050, một mục tiêu mà các chuyên gia cho rằng cần phải được đáp ứng trên toàn cầu để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Đây là một trong một số thỏa thuận mà các quốc gia đang phát triển và giàu có đang đàm phán để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Thỏa thuận đầu tiên như vậy đã được ký với Nam Phi vào năm 2021 và một thỏa thuận tương tự đã đạt được với Indonesia vào năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình này “được đính kèm rõ ràng trong thỏa thuận với Việt Nam theo chỉ thị của chính phủ Đức.”
“Những người bảo vệ khí hậu và môi trường như bà Hoàng Thị Minh Hồng đóng một vai trò không thể thiếu,” Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh. (VOA)
June 10, 2023
Đức quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Chính phủ Đức ngày 7/6 bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ một nhà vận động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la gần đây để giúp Việt Nam loại bỏ than đá cần có sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội dân sự.
Văn phòng Nhân quyền Liên hiệp quốc cho biết, trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, bà Hoàng Thị Minh Hồng bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào tuần trước theo một lệnh tạm thời với cáo buộc trốn thuế. Báo cáo cho biết bà Hồng là nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thứ năm bị bắt ở Việt Nam vì cáo buộc trốn thuế trong hai năm qua.
Bộ Ngoại giao Đức nói vụ bắt giữ bà Hồng và những người khác “là một tín hiệu đáng báo động đối với các tổ chức xã hội dân sự trên cả nước, cũng như đối với việc bảo vệ môi trường và khí hậu.”
“Chúng tôi cũng xem vụ bắt giữ này là nghiêm trọng liên quan đến việc thi hành sắp tới Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) đã được thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước G7, Đan Mạch và Na Uy,” Bộ nói.
Thỏa thuận được thống nhất vào cuối năm 2022 chứng kiến hai quốc gia Bắc Âu và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển giàu có cam kết 15,5 tỷ đô la để giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện than sang năng lượng tái tạo.
Thỏa thuận này nhằm giúp Việt Nam giảm phát thải ròng bằng zero vào năm 2050, một mục tiêu mà các chuyên gia cho rằng cần phải được đáp ứng trên toàn cầu để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Đây là một trong một số thỏa thuận mà các quốc gia đang phát triển và giàu có đang đàm phán để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Thỏa thuận đầu tiên như vậy đã được ký với Nam Phi vào năm 2021 và một thỏa thuận tương tự đã đạt được với Indonesia vào năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình này “được đính kèm rõ ràng trong thỏa thuận với Việt Nam theo chỉ thị của chính phủ Đức.”
“Những người bảo vệ khí hậu và môi trường như bà Hoàng Thị Minh Hồng đóng một vai trò không thể thiếu,” Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh. (VOA)