Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh Châu Âu cần vận dụng cuộc đối thoại song phương vào ngày mồng 9 tháng Sáu năm 2023 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống. Việt Nam đã bất chấp những cam kết về nhân quyền đã đưa ra khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU năm 2020, và gia tăng áp chế qua việc kết án sai trái các nhà hoạt động với những bản án tù nhiều năm, hạn chế các quyền tự do dân sự và chính trị, và vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
“EU từng tuyên bố Hiệp định Thương mại Tự do 2020 sẽ khuyến khích Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhưng thực tế chỉ cho thấy điều ngược lại,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền đã cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động xa hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra.”
Với việc hình thành Nhóm Tư vấn Trong nước, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam cũng được mong đợi sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự độc lập để góp phần giám sát thực thi các điều khoản về thương mại và phát triển bền vững của hiệp định. Tuy nhiên, vào ngày mồng 2 tháng Bảy năm 2021, công an Việt Nam bắt giữ Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, hai nhà lãnh đạo tích cực của một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ về hiệp định thương mại do các nhóm dân sự xã hội xây dựng để xúc tiến tham gia Nhóm Tư vấn Trong nước. Ngày 14 tháng Bảy, nhóm tư vấn EU công bố một văn thư phản đối việc bắt giữ hai ông Lợi và Bách. Tháng Giêng năm 2022, hai người bị kết luận có tội với cáo buộc vô căn cứ về hành vi trốn thuế và bị kết án lần lượt là ba năm chín tháng và năm năm tù giam.
Trong số bảy thành viên của Nhóm Tư vấn Trong nước được chính quyền Việt Nam chuẩn thuận, có ít nhất bốn tổ chức có liên quan mật thiết tới Đảng Cộng sản cầm quyền và do các đảng viên kỳ cựu đứng đầu.
Ngày 31 tháng Năm, chính quyền Việt Nam bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng, một nhà vận động biến đổi khí hậu và môi trường nổi tiếng khác, cũng với cáo buộc không thỏa đáng về tội trốn thuế.
Ngày mồng 6 tháng Sáu, chỉ ba ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền, Việt Nam lại kết án thêm một nhà vận động nhân quyền nữa, là thầy giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước, với mức án tám năm tù và bốn năm quản chế vì ông đã bày tỏ quan điểm phê phán của mình về các vấn đề chính trị, môi trường và xã hội.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng kêu gọi EU gây áp lực để chính quyền Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự, là các điều luật thường xuyên được chính quyền áp dụng để áp chế các quyền dân sự và chính trị. Chính quyền Việt Nam cũng nên sửa đổi hoặc hủy bỏ điều 14 (khoản 2) và điều 15 (khoản 4) của hiến pháp, có nội dung cho phép hạn chế nhân quyền với các lý do an ninh quốc gia, vượt quá giới hạn cho phép của công pháp quốc tế về nhân quyền.
Việt Nam cũng cần chấm dứt đè nén quyền tự do đi lại. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị cấm rời khỏi nhà hoặc khu vực cư trú, bị nhân viên hay côn đồ liên quan tới chính quyền đe dọa hoặc hành hung, và bị cản trở xuất cảnh. Tháng Năm, công an cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngăn cấm nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Quang A không được xuất cảnh đi Châu Âu.
“EU cần xác định nghiêm túc về việc tạo áp lực để chính quyền Việt Nam biến các cam kết nhân quyền thành hành động cải cách thực sự,” ông Robertson nói. “Chẳng thể nào gọi là đối thoại nhân quyền nếu giới chức Việt Nam chỉ họp lấy lệ, bày tỏ những tuyên ngôn sáo rỗng, và đợi cho hết cuộc gặp.”
June 10, 2023
EU: Hãy tạo áp lực để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Theo dõi Nhân quyền
Bangkok, ngày 08/6/2023
Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh Châu Âu cần vận dụng cuộc đối thoại song phương vào ngày mồng 9 tháng Sáu năm 2023 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống. Việt Nam đã bất chấp những cam kết về nhân quyền đã đưa ra khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU năm 2020, và gia tăng áp chế qua việc kết án sai trái các nhà hoạt động với những bản án tù nhiều năm, hạn chế các quyền tự do dân sự và chính trị, và vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
“EU từng tuyên bố Hiệp định Thương mại Tự do 2020 sẽ khuyến khích Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhưng thực tế chỉ cho thấy điều ngược lại,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền đã cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động xa hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra.”
Với việc hình thành Nhóm Tư vấn Trong nước, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam cũng được mong đợi sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự độc lập để góp phần giám sát thực thi các điều khoản về thương mại và phát triển bền vững của hiệp định. Tuy nhiên, vào ngày mồng 2 tháng Bảy năm 2021, công an Việt Nam bắt giữ Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, hai nhà lãnh đạo tích cực của một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ về hiệp định thương mại do các nhóm dân sự xã hội xây dựng để xúc tiến tham gia Nhóm Tư vấn Trong nước. Ngày 14 tháng Bảy, nhóm tư vấn EU công bố một văn thư phản đối việc bắt giữ hai ông Lợi và Bách. Tháng Giêng năm 2022, hai người bị kết luận có tội với cáo buộc vô căn cứ về hành vi trốn thuế và bị kết án lần lượt là ba năm chín tháng và năm năm tù giam.
Trong số bảy thành viên của Nhóm Tư vấn Trong nước được chính quyền Việt Nam chuẩn thuận, có ít nhất bốn tổ chức có liên quan mật thiết tới Đảng Cộng sản cầm quyền và do các đảng viên kỳ cựu đứng đầu.
Ngày 31 tháng Năm, chính quyền Việt Nam bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng, một nhà vận động biến đổi khí hậu và môi trường nổi tiếng khác, cũng với cáo buộc không thỏa đáng về tội trốn thuế.
Tháng Năm vừa qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã gửi một tờ trình tới EU về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và kêu gọi khối này gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam để phóng thích ngay lập tức những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng nêu cụ thể các trường hợp của Lê Mạnh Hà, Đinh Văn Hải, Bùi Văn Thuận, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm, Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách. Hiện nay, Việt Nam đang giam giữ hơn 150 tù nhân chính trị.
Ngày mồng 6 tháng Sáu, chỉ ba ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền, Việt Nam lại kết án thêm một nhà vận động nhân quyền nữa, là thầy giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước, với mức án tám năm tù và bốn năm quản chế vì ông đã bày tỏ quan điểm phê phán của mình về các vấn đề chính trị, môi trường và xã hội.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng kêu gọi EU gây áp lực để chính quyền Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự, là các điều luật thường xuyên được chính quyền áp dụng để áp chế các quyền dân sự và chính trị. Chính quyền Việt Nam cũng nên sửa đổi hoặc hủy bỏ điều 14 (khoản 2) và điều 15 (khoản 4) của hiến pháp, có nội dung cho phép hạn chế nhân quyền với các lý do an ninh quốc gia, vượt quá giới hạn cho phép của công pháp quốc tế về nhân quyền.
Việt Nam cũng cần chấm dứt đè nén quyền tự do đi lại. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị cấm rời khỏi nhà hoặc khu vực cư trú, bị nhân viên hay côn đồ liên quan tới chính quyền đe dọa hoặc hành hung, và bị cản trở xuất cảnh. Tháng Năm, công an cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngăn cấm nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Quang A không được xuất cảnh đi Châu Âu.
“EU cần xác định nghiêm túc về việc tạo áp lực để chính quyền Việt Nam biến các cam kết nhân quyền thành hành động cải cách thực sự,” ông Robertson nói. “Chẳng thể nào gọi là đối thoại nhân quyền nếu giới chức Việt Nam chỉ họp lấy lệ, bày tỏ những tuyên ngôn sáo rỗng, và đợi cho hết cuộc gặp.”