Hôm 9/6, Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ chia sẻ những lo ngại của tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền Việt Nam, và sẽ tiếp tục giám sát vấn đề vi phạm nhân quyền tại nước này.
“Chúng tôi chia sẻ những lo ngại của tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động môi trường, nhà báo và người biểu tình vì bị cáo buộc phạm tội chống phá nhà nước hoặc trốn thuế”, người phát ngôn EU cho biết trong một tuyên bố gửi VOA qua email hôm 9/6, một ngày sau khi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hối thúc EU gây áp lực để Hà Nội chấm dứt đàn áp.
“EU đã liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị giam giữ và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả các cá nhân”, tuyên bố cho biết thêm. “Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam và làm việc với tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình”.
Hôm 8/6, HRW hối thúc EU cần vận dụng cuộc đối thoại song phương nhân quyền EU-Việt Nam ngày 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam “chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.
Tờ trình của HRW gửi EU trước cuộc đối thoại viết: “Chính quyền Việt Nam hạn chế gắt gao các quyền dân sự và chính trị cơ bản, vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) đã được Việt Nam ký kết từ năm 1982. Trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Bất kể một tổ chức hay nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản đều bị chính quyền cấm thành lập và hoạt động”.
Đồng thanh cùng HRW, các tổ chức nhân quyền khác như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) kêu gọi EU hãy tăng áp lực hơn nữa với chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền sau những lo ngại về các vụ gia tăng bắt bớ và tuyên án tù dài hạn đối với các nhà hoạt động ôn hòa.
“Trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam vào ngày 9/6, CPJ kêu gọi EU hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả các nhà báo đang bị cầm tù. EU phải sử dụng tất cả đòn bẩy để giải quyết tình trạng đàn áp đang diễn ra đối với báo chí độc lập ở Việt Nam”, CPJ cho biết hôm 8/6 trong lời kêu gọi trên Twitter.
CPJ đặc biệt lưu ý EU về trường hợp của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người đang thụ án tù 9 năm vì cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”, nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia tống giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
FIDH và VCHR kêu gọi EU sử dụng các điều khoản trong Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) và công ước quốc tế để gây áp lực buộc Hà Nội phải bảo vệ các nhà hoạt động vì môi trường, chớ không phải tống giam họ như trường hợp của bà Hoàng Thị Minh Hồng và ông Đặng Đình Bách với tội danh “trốn thuế”.
“Bất chấp những lo ngại, chúng tôi tin rằng EU phải tiếp tục hợp tác với chính quyền của đất nước và trên thực tế. Về vấn đề này, Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam diễn ra hôm nay (9/6) là một cơ hội quan trọng để cả hai chúng tôi chia sẻ mối quan tâm và nêu ra các trường hợp cụ thể”, người phát ngôn EU cho biết.
Chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng các quyền con người luôn được đảm bảo, và rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.” (VOA)
June 10, 2023
EU nói sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Hôm 9/6, Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ chia sẻ những lo ngại của tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền Việt Nam, và sẽ tiếp tục giám sát vấn đề vi phạm nhân quyền tại nước này.
“Chúng tôi chia sẻ những lo ngại của tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động môi trường, nhà báo và người biểu tình vì bị cáo buộc phạm tội chống phá nhà nước hoặc trốn thuế”, người phát ngôn EU cho biết trong một tuyên bố gửi VOA qua email hôm 9/6, một ngày sau khi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hối thúc EU gây áp lực để Hà Nội chấm dứt đàn áp.
“EU đã liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị giam giữ và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả các cá nhân”, tuyên bố cho biết thêm. “Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam và làm việc với tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình”.
Hôm 8/6, HRW hối thúc EU cần vận dụng cuộc đối thoại song phương nhân quyền EU-Việt Nam ngày 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam “chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.
Tờ trình của HRW gửi EU trước cuộc đối thoại viết: “Chính quyền Việt Nam hạn chế gắt gao các quyền dân sự và chính trị cơ bản, vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) đã được Việt Nam ký kết từ năm 1982. Trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Bất kể một tổ chức hay nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản đều bị chính quyền cấm thành lập và hoạt động”.
Đồng thanh cùng HRW, các tổ chức nhân quyền khác như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) kêu gọi EU hãy tăng áp lực hơn nữa với chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền sau những lo ngại về các vụ gia tăng bắt bớ và tuyên án tù dài hạn đối với các nhà hoạt động ôn hòa.
“Trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam vào ngày 9/6, CPJ kêu gọi EU hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả các nhà báo đang bị cầm tù. EU phải sử dụng tất cả đòn bẩy để giải quyết tình trạng đàn áp đang diễn ra đối với báo chí độc lập ở Việt Nam”, CPJ cho biết hôm 8/6 trong lời kêu gọi trên Twitter.
CPJ đặc biệt lưu ý EU về trường hợp của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người đang thụ án tù 9 năm vì cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”, nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia tống giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
FIDH và VCHR kêu gọi EU sử dụng các điều khoản trong Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) và công ước quốc tế để gây áp lực buộc Hà Nội phải bảo vệ các nhà hoạt động vì môi trường, chớ không phải tống giam họ như trường hợp của bà Hoàng Thị Minh Hồng và ông Đặng Đình Bách với tội danh “trốn thuế”.
“Bất chấp những lo ngại, chúng tôi tin rằng EU phải tiếp tục hợp tác với chính quyền của đất nước và trên thực tế. Về vấn đề này, Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam diễn ra hôm nay (9/6) là một cơ hội quan trọng để cả hai chúng tôi chia sẻ mối quan tâm và nêu ra các trường hợp cụ thể”, người phát ngôn EU cho biết.
Chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng các quyền con người luôn được đảm bảo, và rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.” (VOA)