Hôm 8/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) cần vận dụng cuộc đối thoại song phương ngày 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam “chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết trong một thông báo gửi đến VOA qua email: “Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động mạnh tay hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra”.
HRW cho rằng Việt Nam đã bất chấp những cam kết về nhân quyền như đã thỏa thuận khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) năm 2020, và gia tăng đàn áp qua việc “kết án sai trái các nhà hoạt động với những bản án tù nhiều năm, hạn chế các quyền tự do dân sự và chính trị, và vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“EU từng tuyên bố Hiệp định Thương mại Tự do 2020 sẽ khuyến khích Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhưng thực tế chỉ cho thấy điều ngược lại,” ông Robertson cho biết.
Từ Brussels, Bỉ, ông Claudio Francavilla, thành viên cấp cao của HRW tại EU, nêu nhận định với VOA qua tin nhắn hôm 8/6: “EU cần phải thấy rõ một sự thật đau đớn rằng nhiều năm đối thoại nhân quyền với Việt Nam đã không làm được gì để ngăn chặn sự đàn áp leo thang của Hà Nội”.
“Trừ khi EU sử dụng biện pháp đối thoại này để đặt ra những hậu quả rõ ràng cho quan hệ song phương nếu Việt Nam không rút lại những hành vi lạm dụng của mình; còn không thì tất cả những cuộc đối thoại này sẽ chỉ là việc lặp đi lặp lại của sự vô ích”, ông Francavilla cho biết thêm.
“EU cần xác định nghiêm túc về việc tạo áp lực để chính quyền Việt Nam biến các cam kết nhân quyền thành hành động cải cách thực sự,” ông Robertson nói. “Chẳng thể nào gọi là đối thoại nhân quyền nếu giới chức Việt Nam chỉ họp lấy lệ, bày tỏ những tuyên ngôn sáo rỗng, và đợi cho hết cuộc họp”.
Với việc hình thành Nhóm Tư vấn Trong nước (DAG), EVFTA cũng được mong đợi sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự độc lập để góp phần giám sát thực thi các điều khoản về thương mại và phát triển bền vững của hiệp định này, thế nhưng trong số 7 thành viên của nhóm DAG, có ít nhất 4 tổ chức có liên quan mật thiết tới Đảng Cộng sản cầm quyền và do các đảng viên kỳ cựu đứng đầu, trong khi số ít còn lại đã bị bắt giữ với cáo buộc “trốn thuế” như các ông Đặng Đình Bách, Mai Văn Lợi, vẫn theo HRW.
Gần đây nhất, hôm 31/5, chính quyền Việt Nam bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng, một nhà vận động biến đổi khí hậu và môi trường nổi tiếng khác, cũng với cáo buộc không thỏa đáng “trốn thuế.”
Tháng 5 vừa qua, HRW gửi một tờ trình tới EU về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và kêu gọi khối này gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam để phóng thích ngay lập tức khoảng 150 người đang bị giam giữ vì lý do chính trị.
HRW cũng kêu gọi EU gây áp lực để chính quyền Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ luật Hình sự, là các điều luật thường xuyên được chính quyền áp dụng để đàn áp các quyền dân sự và chính trị.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên minh Châu Âu và yêu cầu họ bình luận về lời kêu gọi của HRW, nhưng chưa được phản hồi.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
Từ Anh Quốc, ông Sơn Trần, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWD), nêu kỳ vọng của ông về việc EU gia tăng áp lực nhân quyền đối với Việt Nam.
“Chúng tôi đề nghị Quốc hội Âu châu nên kêu gọi Việt Nam thả các nhà bất đồng chính kiến mà họ hoạt động cho môi trường, họ hoạt động cho việc tuân thủ Hiệp định EVFTA, chứ họ không phải là những nhà chánh trị chống đối lại chánh quyền Việt Nam gì cả.
“Ngoài ra, tôi cũng đề nghị Quốc hội Âu châu phải tư vấn cho Việt Nam thông qua EVFTA để cho người Việt Nam phục vụ nhiều hơn cho quyền của người công nhân, quyền kinh doanh của giới chủ nhân, hướng đến sự thịnh vượng chung giữa người chủ và người công nhân.”
Từ ngày 4-6 tháng 4, một phái đoàn từ Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, đề cập những diễn biến về nhân quyền ở Việt Nam sau khi EVFTA được phê chuẩn.
“Phái đoàn bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến không gian dành cho xã hội dân sự bị thu hẹp, việc lạm dụng các quy định mơ hồ của bộ luật hình sự để đàn áp những tiếng nói phản biện, sách nhiễu các nhà hoạt động, đàn áp về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt trong không gian trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, EU cho biết trong một tuyên bố.
Các thành viên Phái đoàn nhấn mạnh niềm tin mạnh mẽ của họ rằng quyền tự do của các cá nhân là nền tảng cho sự thịnh vượng chung, và rằng sự độc lập và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự là một yếu tố quan trọng để vượt qua các thách thức cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Phái đoàn cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam, bao gồm cả lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo và các nhà hoạt động môi trường. Về vấn đề này, Phái đoàn nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho những người này.
Tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa EU và Việt Nam ở Brussels vào ngày 16/5/2022, hai bên trao đổi quan điểm và mối quan ngại về pháp quyền, thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền lao động và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
“EU đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các quyền dân sự và chính trị, quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. EU nhắc lại quan điểm của mình về án tử hình và đề nghị trao đổi thêm thông tin về vấn đề này. EU và Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các quyền con người là phổ biến, liên quan đến nhau và không thể chia cắt và cần được đối xử bình đẳng”, theo một thông cáo của EU. (VOA)
June 10, 2023
HRW giục EU gây áp lực để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Hôm 8/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) cần vận dụng cuộc đối thoại song phương ngày 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam “chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết trong một thông báo gửi đến VOA qua email: “Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động mạnh tay hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra”.
HRW cho rằng Việt Nam đã bất chấp những cam kết về nhân quyền như đã thỏa thuận khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) năm 2020, và gia tăng đàn áp qua việc “kết án sai trái các nhà hoạt động với những bản án tù nhiều năm, hạn chế các quyền tự do dân sự và chính trị, và vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“EU từng tuyên bố Hiệp định Thương mại Tự do 2020 sẽ khuyến khích Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhưng thực tế chỉ cho thấy điều ngược lại,” ông Robertson cho biết.
Từ Brussels, Bỉ, ông Claudio Francavilla, thành viên cấp cao của HRW tại EU, nêu nhận định với VOA qua tin nhắn hôm 8/6: “EU cần phải thấy rõ một sự thật đau đớn rằng nhiều năm đối thoại nhân quyền với Việt Nam đã không làm được gì để ngăn chặn sự đàn áp leo thang của Hà Nội”.
“Trừ khi EU sử dụng biện pháp đối thoại này để đặt ra những hậu quả rõ ràng cho quan hệ song phương nếu Việt Nam không rút lại những hành vi lạm dụng của mình; còn không thì tất cả những cuộc đối thoại này sẽ chỉ là việc lặp đi lặp lại của sự vô ích”, ông Francavilla cho biết thêm.
“EU cần xác định nghiêm túc về việc tạo áp lực để chính quyền Việt Nam biến các cam kết nhân quyền thành hành động cải cách thực sự,” ông Robertson nói. “Chẳng thể nào gọi là đối thoại nhân quyền nếu giới chức Việt Nam chỉ họp lấy lệ, bày tỏ những tuyên ngôn sáo rỗng, và đợi cho hết cuộc họp”.
Với việc hình thành Nhóm Tư vấn Trong nước (DAG), EVFTA cũng được mong đợi sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự độc lập để góp phần giám sát thực thi các điều khoản về thương mại và phát triển bền vững của hiệp định này, thế nhưng trong số 7 thành viên của nhóm DAG, có ít nhất 4 tổ chức có liên quan mật thiết tới Đảng Cộng sản cầm quyền và do các đảng viên kỳ cựu đứng đầu, trong khi số ít còn lại đã bị bắt giữ với cáo buộc “trốn thuế” như các ông Đặng Đình Bách, Mai Văn Lợi, vẫn theo HRW.
Gần đây nhất, hôm 31/5, chính quyền Việt Nam bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng, một nhà vận động biến đổi khí hậu và môi trường nổi tiếng khác, cũng với cáo buộc không thỏa đáng “trốn thuế.”
Tháng 5 vừa qua, HRW gửi một tờ trình tới EU về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và kêu gọi khối này gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam để phóng thích ngay lập tức khoảng 150 người đang bị giam giữ vì lý do chính trị.
HRW cũng kêu gọi EU gây áp lực để chính quyền Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ luật Hình sự, là các điều luật thường xuyên được chính quyền áp dụng để đàn áp các quyền dân sự và chính trị.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Liên minh Châu Âu và yêu cầu họ bình luận về lời kêu gọi của HRW, nhưng chưa được phản hồi.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
Từ Anh Quốc, ông Sơn Trần, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWD), nêu kỳ vọng của ông về việc EU gia tăng áp lực nhân quyền đối với Việt Nam.
“Chúng tôi đề nghị Quốc hội Âu châu nên kêu gọi Việt Nam thả các nhà bất đồng chính kiến mà họ hoạt động cho môi trường, họ hoạt động cho việc tuân thủ Hiệp định EVFTA, chứ họ không phải là những nhà chánh trị chống đối lại chánh quyền Việt Nam gì cả.
“Ngoài ra, tôi cũng đề nghị Quốc hội Âu châu phải tư vấn cho Việt Nam thông qua EVFTA để cho người Việt Nam phục vụ nhiều hơn cho quyền của người công nhân, quyền kinh doanh của giới chủ nhân, hướng đến sự thịnh vượng chung giữa người chủ và người công nhân.”
Từ ngày 4-6 tháng 4, một phái đoàn từ Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, đề cập những diễn biến về nhân quyền ở Việt Nam sau khi EVFTA được phê chuẩn.
“Phái đoàn bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến không gian dành cho xã hội dân sự bị thu hẹp, việc lạm dụng các quy định mơ hồ của bộ luật hình sự để đàn áp những tiếng nói phản biện, sách nhiễu các nhà hoạt động, đàn áp về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt trong không gian trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, EU cho biết trong một tuyên bố.
Các thành viên Phái đoàn nhấn mạnh niềm tin mạnh mẽ của họ rằng quyền tự do của các cá nhân là nền tảng cho sự thịnh vượng chung, và rằng sự độc lập và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự là một yếu tố quan trọng để vượt qua các thách thức cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Phái đoàn cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam, bao gồm cả lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo và các nhà hoạt động môi trường. Về vấn đề này, Phái đoàn nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho những người này.
Tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa EU và Việt Nam ở Brussels vào ngày 16/5/2022, hai bên trao đổi quan điểm và mối quan ngại về pháp quyền, thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền lao động và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
“EU đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các quyền dân sự và chính trị, quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. EU nhắc lại quan điểm của mình về án tử hình và đề nghị trao đổi thêm thông tin về vấn đề này. EU và Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các quyền con người là phổ biến, liên quan đến nhau và không thể chia cắt và cần được đối xử bình đẳng”, theo một thông cáo của EU. (VOA)