Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Long An ra quyết định truy tìm ba luật sư từng tham gia bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Đó là các luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân và Đặng Đĩnh Mạnh.
Công an tỉnh Long an cho biết như vừa nêu vào ngày 11/6. Theo đó, quyết định được đưa ra sau khi ba luật sư không đến làm việc theo giấy triệu tập của Cơ quan CSĐT tỉnh này.
Theo thông báo truy tìm người, ba vị luật sư vừa nêu bị Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao báo với Công an tỉnh Long An về hành vi bị cho là phát tán trên không gian mạng đoan video clip những hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi bổ sung năm 2017.
Vào đầu tháng ba vừa qua, Công an Long An đã gửi giấy triệu tập lần thứ nhất cho cả năm luật sư trong nhóm. Tuy nhiên, chỉ có hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh đến Công an Long An làm việc. Đến thời điểm này, theo ghi nhận của RFA, không bên nào tiết lộ nội dung của buổi làm việc trên.
Luật sư Đào Kim Lân không đến làm việc theo giấy triệu tập nhưng trước đó (28/2) ông có đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn khiếu nại gởi đến các cơ quan trung ương của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục An ninh mạng.
Trong đơn, luật sư Lân bày tỏ băn khoăn về tính khách quan của việc giao cho Công an Long An xem xét vụ việc vì trước đó ông và bốn đồng nghiệp đã viết đơn tố cáo Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Toà án Nhân dân tỉnh Long An có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông cũng cho rằng ông đang cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nơi ông đăng tải thông tin về vụ án Tịnh thất Bồng lai lên Facebook và YouTube, do vậy, nếu cần, Công an thành phố Hồ Chí Minh mới là cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu ông có vi phạm Điều 331 hay không.
Một tuần sau, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công an trả lời đơn của luật sư Lân. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Công an đã gửi lại văn bản này cho nhà chức trách tỉnh Long An để xử lý. (RFA)
June 14, 2023
Công an truy tìm ba luật sư bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Long An ra quyết định truy tìm ba luật sư từng tham gia bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Đó là các luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân và Đặng Đĩnh Mạnh.
Công an tỉnh Long an cho biết như vừa nêu vào ngày 11/6. Theo đó, quyết định được đưa ra sau khi ba luật sư không đến làm việc theo giấy triệu tập của Cơ quan CSĐT tỉnh này.
Theo thông báo truy tìm người, ba vị luật sư vừa nêu bị Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao báo với Công an tỉnh Long An về hành vi bị cho là phát tán trên không gian mạng đoan video clip những hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi bổ sung năm 2017.
Vào đầu tháng ba vừa qua, Công an Long An đã gửi giấy triệu tập lần thứ nhất cho cả năm luật sư trong nhóm. Tuy nhiên, chỉ có hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh đến Công an Long An làm việc. Đến thời điểm này, theo ghi nhận của RFA, không bên nào tiết lộ nội dung của buổi làm việc trên.
Luật sư Đào Kim Lân không đến làm việc theo giấy triệu tập nhưng trước đó (28/2) ông có đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn khiếu nại gởi đến các cơ quan trung ương của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục An ninh mạng.
Trong đơn, luật sư Lân bày tỏ băn khoăn về tính khách quan của việc giao cho Công an Long An xem xét vụ việc vì trước đó ông và bốn đồng nghiệp đã viết đơn tố cáo Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Toà án Nhân dân tỉnh Long An có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông cũng cho rằng ông đang cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nơi ông đăng tải thông tin về vụ án Tịnh thất Bồng lai lên Facebook và YouTube, do vậy, nếu cần, Công an thành phố Hồ Chí Minh mới là cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu ông có vi phạm Điều 331 hay không.
Một tuần sau, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công an trả lời đơn của luật sư Lân. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Công an đã gửi lại văn bản này cho nhà chức trách tỉnh Long An để xử lý. (RFA)