Một báo cáo mới của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) công bố hôm 20/6 tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa tại Việt Nam trong suốt hơn ba thập niên qua.
“Sự trấn áp bao gồm: sử dụng vũ lực thô bạo không cần thiết, bắt bớ, giam giữ, kết án tùy tiện, và các hình thức đánh đập, sách nhiễu, tấn công đối với các nhà lãnh đạo biểu tình, những người tham gia và những người đồng tình.” – Thông cáo báo chí của FIDH và VCHR cho biết.
Bản phúc trình dài 58 trang liệt kê một loạt các vụ biểu tình, tập trung nổi tiếng ở Việt Nam đã bị chính quyền đàn áp bao gồm: các vụ khiếu kiện, biểu tình của các dân oan mất đất, của những nông dân phản đối quan chức địa phương tham nhũng như vụ Thái Bình vào năm 1997, các vụ cưỡng chế đất ở Hà Nội và TPHCM trong giai đoạn những năm 2000, vụ hàng ngàn người Thượng biểu tình ở Tây nguyên vào năm 2001 và 2004, vụ đàn áp người dân ở xã Đồng Tâm (ngoại thành Hà Nội) hồi năm 2020, các cuộc tập trung, biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TPHCM năm 2011, biểu tình phản đối công ty Formosa thải chất độc ra biển Việt Nam năm 2016, cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân phản đối dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng hồi năm 2018, các vụ đàn áp tôn giáo bao gồm đạo Dương Văn Mình, Hòa Hảo…
Theo báo cáo mới, mặc dù Hiến pháp Việt Nam khẳng định người dân Việt Nam có các quyền về tự do bày tỏ ý kiến, tự do tập trung, lập hội, nhưng Quốc hội Việt Nam suốt hơn 10 năm qua vẫn không thể thảo luận và thông qua một luật cụ thể đảm bảo quyền biểu tình của người dân.
Không những thế, Bộ luật Hình sự Việt Nam còn sử dụng các điều luật bị cho là đi ngược với các công ước quốc tế về nhân quyền. Đó là các Điều 109 – “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, Điều 117 – “Tuyên truyền chống Nhà nước”, Điều 331 – “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Đây là những điều luật thường được dùng để kết án những người dám chỉ trích chính quyền.
Theo báo cáo, những người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam bị bắt giữ và thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình, tạo thêm khó khăn cho người thân của họ khi muốn thăm nuôi. Những người này sau khi ra tù thường còn phải chịu án quản chế từ một đến năm năm.
Những nhà hoạt động nhân quyền bị tuyên án tù và thường bị đẩy ra nước ngoài. Các trường hợp nổi tiếng trong các năm gần đây gồm: luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. (RFA)
June 21, 2023
Báo cáo mới: Ba thập niên đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một báo cáo mới của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) công bố hôm 20/6 tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa tại Việt Nam trong suốt hơn ba thập niên qua.
“Sự trấn áp bao gồm: sử dụng vũ lực thô bạo không cần thiết, bắt bớ, giam giữ, kết án tùy tiện, và các hình thức đánh đập, sách nhiễu, tấn công đối với các nhà lãnh đạo biểu tình, những người tham gia và những người đồng tình.” – Thông cáo báo chí của FIDH và VCHR cho biết.
Bản phúc trình dài 58 trang liệt kê một loạt các vụ biểu tình, tập trung nổi tiếng ở Việt Nam đã bị chính quyền đàn áp bao gồm: các vụ khiếu kiện, biểu tình của các dân oan mất đất, của những nông dân phản đối quan chức địa phương tham nhũng như vụ Thái Bình vào năm 1997, các vụ cưỡng chế đất ở Hà Nội và TPHCM trong giai đoạn những năm 2000, vụ hàng ngàn người Thượng biểu tình ở Tây nguyên vào năm 2001 và 2004, vụ đàn áp người dân ở xã Đồng Tâm (ngoại thành Hà Nội) hồi năm 2020, các cuộc tập trung, biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TPHCM năm 2011, biểu tình phản đối công ty Formosa thải chất độc ra biển Việt Nam năm 2016, cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân phản đối dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng hồi năm 2018, các vụ đàn áp tôn giáo bao gồm đạo Dương Văn Mình, Hòa Hảo…
Theo báo cáo mới, mặc dù Hiến pháp Việt Nam khẳng định người dân Việt Nam có các quyền về tự do bày tỏ ý kiến, tự do tập trung, lập hội, nhưng Quốc hội Việt Nam suốt hơn 10 năm qua vẫn không thể thảo luận và thông qua một luật cụ thể đảm bảo quyền biểu tình của người dân.
Không những thế, Bộ luật Hình sự Việt Nam còn sử dụng các điều luật bị cho là đi ngược với các công ước quốc tế về nhân quyền. Đó là các Điều 109 – “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, Điều 117 – “Tuyên truyền chống Nhà nước”, Điều 331 – “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Đây là những điều luật thường được dùng để kết án những người dám chỉ trích chính quyền.
Theo báo cáo, những người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam bị bắt giữ và thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình, tạo thêm khó khăn cho người thân của họ khi muốn thăm nuôi. Những người này sau khi ra tù thường còn phải chịu án quản chế từ một đến năm năm.
Những nhà hoạt động nhân quyền bị tuyên án tù và thường bị đẩy ra nước ngoài. Các trường hợp nổi tiếng trong các năm gần đây gồm: luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. (RFA)