Ngày 21/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin chính thức về việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng sau khi hàng loạt tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều nước bày tỏ quan ngại về vụ việc này.
Theo báo mạng Công an thành phố Hồ Chí Minh, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam với cáo buộc “trốn thuế” được đưa ra vào ngày 05/6, và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Bà Hồng, 51 tuổi, bị bắt ngày 30/5 cùng với chồng và hai nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE mà bà sáng lập và cũng chính bà công bố giải thể năm ngoái. Một ngày sau, chồng bà- một doanh nhân, và hai nhân viên được trả tự do.
Dẫn nguồn tin từ Công an TPHCM, nhiều báo nhà nước đưa tin bà Hồng bị cáo buộc trốn thuế với số tiền 5,2 tỷ đồng và bà đã thừa nhận hành vi phạm tội, có đơn xin và nộp tiền khắc phục hậu quả.
Các báo cũng cho biết gia đình bà Hồng đã nộp khắc phục trước số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an TPHCM.
Hai ngày sau khi bà Hồng bị bắt, trong một cuộc họp báo thường kỳ ngày 01/6, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao có thông báo việc bắt giữ bà về cáo buộc “trốn thuế” nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Theo Khoản 3, Điều 200 của Bộ luật Hình sự, người bị kết tội trốn thuế với số tiền một tỷ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đàn áp người hoạt động môi trường và xã hội dân sự
Từ Đức, nhà báo tự do Hiếu Bá Linh, một người theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền và môi trường ở Việt Nam, bình luận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về nguyên nhân của vụ bắt giữ bà Hồng:
“Theo đánh giá của tôi thì nguyên nhân thực sự là nhóm lợi ích về sản xuất nhiệt điện bằng than ở Việt Nam tìm mọi cách để mà những nhà hoạt động môi trường như bà Hồng, bà Khanh, ông Bách, ông Lợi… không cản trở những quyền lợi lợi ích của nhóm chuyên sản xuất nhiệt điện bằng than.”
Lãnh đạo một tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Không nói thì nhiều người cũng biết lý do trốn thuế là cái cớ để bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng. Đằng sau đó là lý do chính trị nhằm vào các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật hoang dã cũng như thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do biểu tình.
Tuy nhiên dù là lý do chính trị hay kinh tế, ở đây là trốn thuế thì thấy sự vô đạo đức khi đánh thuế vào tiền từ thiện của người dân trong nước và nước ngoài cho tổ chức Change thực hiện sứ mệnh của họ.”
Trước đây có một số người thuộc giới bất đồng chính kiến bị kết tội với tội danh “trốn thuế” như luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày) và luật sư Trần Vũ Hải. Gần đây, cáo buộc này cũng được sử dụng để giam cầm lãnh đạo nhiều tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký.
Bên cạnh năm nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, và Hoàng Thị Minh Hồng, vào cuối năm ngoái, Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp Các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cũng bị bắt với cáo buộc “Trốn thuế.”
Nhà hoạt động nhân quyền trẻ Hoàng Minh Trang, người vừa mới tốt nghiệp chương trình cao học Chính sách và Thực hành Nhân quyền của Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển) thì cho rằng vụ bắt giữ là một phần của chiến dịch đàn áp xã hội dân sự ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Cô nói với RFA:
“Việc bắt bà Hồng phản ánh một sự thật rằng không gian xã hội dân sự ở Việt Nam càng ngày càng bị kìm kẹp. Nếu trước đây chỉ có các nhà hoạt động hay người bất đồng chính kiến bị bắt giữ thì bây giờ cả những người làm cho các tổ chức được thành lập hợp pháp cũng không tránh khỏi nguy hiểm.
Có thể thông qua việc bắt giữ bà Hồng, chính phủ Việt Nam muốn truyền đi thông điệp rằng họ sẽ không để yên cho bất cứ ai có sức ảnh hưởng đến xã hội mà hoạt động ngoài sự kiểm soát của họ; từ đó tạo ra nỗi sợ hãi khiến mọi người nhụt chí.”
Cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh về vụ bắt giữ bà Hồng. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các chính phủ Anh, Đức và Hoa Kỳ, cùng hàng chục tổ chức nhân quyền và môi trường trên thế giới bày tỏ sự quan ngại về việc bắt giữ bà cùng nhiều nhà hoạt động dân sự khác trong thời gian gần đây và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.
Nhà báo Hiếu Bá Linh đánh giá về hậu quả của việc bắt giữ bà Hồng:
“Bộ Ngoại giao Đức đã lên tiếng cảnh báo rõ là vụ bắt giữ bà Hồng và những người hoạt động môi trường khác là tín hiệu đáng báo động đối với các tổ chức XHDS ở Việt Nam cũng như đối với việc bảo vệ môi trường và khí hậu.
Và Bộ Ngoại giao Đức cũng nhắc đến cam kết giúp Việt Nam hơn 15 tỷ đô la để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiệt điện than sang năng lượng tái tạo. Bộ Ngoại giao Đức nhằm ý nếu Chính phủ Việt Nam cứ bắt bớ những người hoạt động môi trường như vậy không giữ được những cam kết thì có lẽ số tiền này không được chi ra, không được giải ngân cho Việt Nam.”
Bà Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ năm bị bắt giữ với cáo buộc “trốn thuế” trong vài năm gần đây. Trước đó, vào năm 2021, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) cùng luật sư Đặng Đình Bách- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) bị bắt với cáo buộc này. Đầu năm 2022, cả ba bị kết án với mức án từ 27 tháng đến 5 năm tù giam.
Trong tháng 1/2022, bà Nguỵ Thị Khanh- giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm GreenID cũng bị bắt với cùng cáo buộc và sau đó bà bị kết án 20 tháng tù giam. Tháng tư vừa qua, bà được trả tự do năm tháng trước hạn tù.
Bà Hồng là một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến kể từ sau chuyến thám hiểm Nam cực năm 1997. Sau đó bà tích cực khởi xướng và điều hành nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu…
Bà nhận được nhiều giải thưởng cho các hoạt động đó như vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách “Các anh hùng Khí hậu” nhân Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu COP21.
Vào năm 2019, bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của giải Elle Style Awards. (RFA)
June 23, 2023
Công an TPHCM nói bà Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt vì trốn thuế hơn năm tỷ đồng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ngày 21/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin chính thức về việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng sau khi hàng loạt tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều nước bày tỏ quan ngại về vụ việc này.
Theo báo mạng Công an thành phố Hồ Chí Minh, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam với cáo buộc “trốn thuế” được đưa ra vào ngày 05/6, và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Bà Hồng, 51 tuổi, bị bắt ngày 30/5 cùng với chồng và hai nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE mà bà sáng lập và cũng chính bà công bố giải thể năm ngoái. Một ngày sau, chồng bà- một doanh nhân, và hai nhân viên được trả tự do.
Dẫn nguồn tin từ Công an TPHCM, nhiều báo nhà nước đưa tin bà Hồng bị cáo buộc trốn thuế với số tiền 5,2 tỷ đồng và bà đã thừa nhận hành vi phạm tội, có đơn xin và nộp tiền khắc phục hậu quả.
Các báo cũng cho biết gia đình bà Hồng đã nộp khắc phục trước số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an TPHCM.
Hai ngày sau khi bà Hồng bị bắt, trong một cuộc họp báo thường kỳ ngày 01/6, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao có thông báo việc bắt giữ bà về cáo buộc “trốn thuế” nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Theo Khoản 3, Điều 200 của Bộ luật Hình sự, người bị kết tội trốn thuế với số tiền một tỷ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đàn áp người hoạt động môi trường và xã hội dân sự
Từ Đức, nhà báo tự do Hiếu Bá Linh, một người theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền và môi trường ở Việt Nam, bình luận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về nguyên nhân của vụ bắt giữ bà Hồng:
“Theo đánh giá của tôi thì nguyên nhân thực sự là nhóm lợi ích về sản xuất nhiệt điện bằng than ở Việt Nam tìm mọi cách để mà những nhà hoạt động môi trường như bà Hồng, bà Khanh, ông Bách, ông Lợi… không cản trở những quyền lợi lợi ích của nhóm chuyên sản xuất nhiệt điện bằng than.”
Lãnh đạo một tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Không nói thì nhiều người cũng biết lý do trốn thuế là cái cớ để bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng. Đằng sau đó là lý do chính trị nhằm vào các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật hoang dã cũng như thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do biểu tình.
Tuy nhiên dù là lý do chính trị hay kinh tế, ở đây là trốn thuế thì thấy sự vô đạo đức khi đánh thuế vào tiền từ thiện của người dân trong nước và nước ngoài cho tổ chức Change thực hiện sứ mệnh của họ.”
Trước đây có một số người thuộc giới bất đồng chính kiến bị kết tội với tội danh “trốn thuế” như luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày) và luật sư Trần Vũ Hải. Gần đây, cáo buộc này cũng được sử dụng để giam cầm lãnh đạo nhiều tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký.
Bên cạnh năm nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, và Hoàng Thị Minh Hồng, vào cuối năm ngoái, Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp Các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cũng bị bắt với cáo buộc “Trốn thuế.”
Nhà hoạt động nhân quyền trẻ Hoàng Minh Trang, người vừa mới tốt nghiệp chương trình cao học Chính sách và Thực hành Nhân quyền của Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển) thì cho rằng vụ bắt giữ là một phần của chiến dịch đàn áp xã hội dân sự ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Cô nói với RFA:
“Việc bắt bà Hồng phản ánh một sự thật rằng không gian xã hội dân sự ở Việt Nam càng ngày càng bị kìm kẹp. Nếu trước đây chỉ có các nhà hoạt động hay người bất đồng chính kiến bị bắt giữ thì bây giờ cả những người làm cho các tổ chức được thành lập hợp pháp cũng không tránh khỏi nguy hiểm.
Có thể thông qua việc bắt giữ bà Hồng, chính phủ Việt Nam muốn truyền đi thông điệp rằng họ sẽ không để yên cho bất cứ ai có sức ảnh hưởng đến xã hội mà hoạt động ngoài sự kiểm soát của họ; từ đó tạo ra nỗi sợ hãi khiến mọi người nhụt chí.”
Cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh về vụ bắt giữ bà Hồng. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các chính phủ Anh, Đức và Hoa Kỳ, cùng hàng chục tổ chức nhân quyền và môi trường trên thế giới bày tỏ sự quan ngại về việc bắt giữ bà cùng nhiều nhà hoạt động dân sự khác trong thời gian gần đây và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.
Nhà báo Hiếu Bá Linh đánh giá về hậu quả của việc bắt giữ bà Hồng:
“Bộ Ngoại giao Đức đã lên tiếng cảnh báo rõ là vụ bắt giữ bà Hồng và những người hoạt động môi trường khác là tín hiệu đáng báo động đối với các tổ chức XHDS ở Việt Nam cũng như đối với việc bảo vệ môi trường và khí hậu.
Và Bộ Ngoại giao Đức cũng nhắc đến cam kết giúp Việt Nam hơn 15 tỷ đô la để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiệt điện than sang năng lượng tái tạo. Bộ Ngoại giao Đức nhằm ý nếu Chính phủ Việt Nam cứ bắt bớ những người hoạt động môi trường như vậy không giữ được những cam kết thì có lẽ số tiền này không được chi ra, không được giải ngân cho Việt Nam.”
Bà Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ năm bị bắt giữ với cáo buộc “trốn thuế” trong vài năm gần đây. Trước đó, vào năm 2021, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) cùng luật sư Đặng Đình Bách- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) bị bắt với cáo buộc này. Đầu năm 2022, cả ba bị kết án với mức án từ 27 tháng đến 5 năm tù giam.
Trong tháng 1/2022, bà Nguỵ Thị Khanh- giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm GreenID cũng bị bắt với cùng cáo buộc và sau đó bà bị kết án 20 tháng tù giam. Tháng tư vừa qua, bà được trả tự do năm tháng trước hạn tù.
Bà Hồng là một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến kể từ sau chuyến thám hiểm Nam cực năm 1997. Sau đó bà tích cực khởi xướng và điều hành nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu…
Bà nhận được nhiều giải thưởng cho các hoạt động đó như vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách “Các anh hùng Khí hậu” nhân Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu COP21.
Vào năm 2019, bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của giải Elle Style Awards. (RFA)