Phú Yên: Chính quyền bắt giữ một thành viên của Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên
Ngày 18/5/2023, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ và khởi tố ông Nay Y Blang, một tín đồ của Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. [1]
Công an tỉnh Phú Yên cho rằng, ông Nay Y Blang đã tự ý truyền giáo và tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo trái phép, xúi giục, lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động tôn giáo không đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, ông còn bị cáo buộc đã cung cấp thông tin sai sự thật cho đài VOA.
Vào tháng 4/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã bắt giữ một tín đồ của hội thánh này.[2]
Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên đang bị chính quyền trấn áp gắt gao. Việc này có lẽ liên quan đến các hoạt động vận động quốc tế của các thành viên thuộc hội thánh này tại Mỹ.
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017) đang được chính quyền sử dụng ngày càng phổ biến để truy cứu và bắt bớ đối với những người thực hành quyền của mình. Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo là mục tiêu hàng đầu của chính quyền. Người phạm tội này có thể bị tuyên án lên đến bảy năm tù giam. [3]
Đắk Lắk: Chính quyền sách nhiễu các tín đồ Tin Lành độc lập
Trang Người Thượng Vì Công lý cho biết vào ngày 29/5/2023 chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã gửi giấy triệu tập hai tín đồ thuộc Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập vì liên quan đến vụ án “phá hoại chính sách đoàn kết” tại huyện Buôn Đôn.[4]
Hai tín đồ này là ông Y Bây Êban và Y Wen Niê, cùng cư ngụ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Cũng tại Đắk Lắk, ba tín đồ theo Tin Lành độc lập khác cũng bị chính quyền cưỡng ép lên đồn công an làm việc.
Theo RFA, cả ba người đều ở xã Ea Bhok. Trong đó, thầy truyền đạo Y Bhuar Bdap thuộc Hội thánh Truyền giảng Phúc âm ở buôn Ako Emong, thầy truyền đạo Y Broc Bya và tín đồ Y Gruih Niê thuộc Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập buôn Ea Khít cùng thuộc huyện Cư Kuin. [5]
Theo RFA, công an đã bắt giữ thầy truyền đạo Y Bhuar Bdap và tín đồ Y Gruih Niê khi họ đang trên đường đi cầu nguyện, còn ông Y Broc Bya bị bắt khi đang trên đường đi làm ruộng cùng vợ.
Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập đã nhiều lần nộp đơn lên chính quyền để đề nghị hướng dẫn đăng ký sinh hoạt nhưng chính quyền địa phương không trả lời.
Tại khu vực Tây Nguyên, chính quyền cấm các hội thánh Tin Lành độc lập do lo ngại về vấn đề an ninh, tuyên truyền chống nhà nước trong lúc người dân tụ họp cầu nguyện. Những năm gần đây, chính quyền rất kiên quyết trong việc xóa sổ những hội thánh này.
[Tôn giáo mới]
Báo chí nhà nước loan tin Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động rầm rộ trở lại
Giữa tháng 5/2023, hàng loạt các tờ báo của nhà nước đã đăng tin cảnh báo người dân về việc các nhóm Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động rầm rộ ở nhiều nơi như: tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội, v.v. [6] [7] [8] [9]
Báo Đắk Nông cho biết đến nay có khoảng trên 5.000 người là tín đồ của hội thánh này tại Việt Nam.[10]
Hội thánh Đức Chúa Trời là một trongcác tôn giáo mới hoạt động mạnh mẽ và đối diện với các hình thức trấn áp của chính quyền. Gần đây, các hội thánh này hoạt động kín đáo hơn nhưng vẫn bị chính quyền quyết liệt ngăn cấm. [11]
Báo chí nhà nước cáo buộc hội thánh này là tà đạo, lừa đảo người dân, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, làm tan nát gia đình, v.v.
Những điều này có lẽ đã bị thổi phồng quá mức nhằm ngăn cản người dân tham gia các tôn giáo mới. Hiện nay, chính quyền Việt Nam chưa cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo mới nào được phép hoạt động.
[Tôn giáo 360]
Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022: Tình hình tôn giáo ngày càng tồi tệ tại Việt Nam
Giữa tháng 5/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022 về Việt Nam. Theo đó, chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo trên tất cả các phương diện. [12]
Chính quyền Việt Nam đã sử dụng mọi biện pháp từ áp dụng quy định của pháp luật, ngăn cản hoạt động tôn giáo, giám sát chặt chẽ, triệu tập để thẩm vấn, đe dọa đến cưỡng bức từ bỏ đức tin, bắt giữ tùy tiện, bỏ tù các tín đồ, nhà hoạt động tôn giáo.
Các biện pháp này được sử dụng nhằm loại bỏ các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, tôn giáo mới (bị gọi là “tà đạo”) hoặc nhóm có đăng ký nhưng không tuân thủ quy định của chính quyền, hoặc thực hành quyền con người của mình vượt quá giới hạn mà chính quyền cho phép.
Báo cáo đã nhắc đến các trường hợp sau:
Vào tháng 5/2022, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã tuyên án tù đối với 15 người H’mông theo đạo Dương Văn Mình với các bản án từ hai đến bốn năm tù về tội chống người thi hành công vụ (Điều 330, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017) hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295). Những người này nằm trong số 56 tín đồ người H’mông bị giam giữ tại đám tang của nhà sáng lập Dương Văn Mình. Vụ việc xảy ra vào tháng 12/2021 khi các tín đồ phản đối chính quyền địa phương giải tán đám tang với lý do thực hiện các hạn chế giãn cách xã hội liên quan đến đại dịch COVID-19. Một số tín đồ cho biết cảnh sát đã đánh, đe dọa giam giữ họ cho đến khi họ ký vào bản thú tội và cam kết từ bỏ đức tin của mình.
Vào ngày 20/7/2022, sáu thành viên của Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ, còn gọi là Tịnh thất Bồng Lai, đã bị kết án từ ba đến năm năm tù giam vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331).
Trong năm thứ tư liên tiếp, chính quyền không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào, kể cả chi nhánh của các nhóm lớn hơn đã được phê duyệt trước đó. Ví dụ như Giáo hội Báp-tít Việt Nam đã nộp khoảng 40 đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập thể tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng hầu như không thành công. Ngoài Giáo hội Báp-tít Việt Nam, nhiều nhóm tôn giáo đã gửi hồ sơ đăng ký nhưng cũng không được công nhận.
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc xung đột giữa các thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và đã đăng ký, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo.
Theo báo cáo, các tín đồ Cao Đài độc lập ở Tây Nam Bộ đã phải đối mặt với sự sách nhiễu từ các tín đồ Cao Đài được nhà nước công nhận. Các nhà sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở huyện Củ Chi, TP. HCM cũng cho biết bị cộng đồng địa phương sách nhiễu. Cảnh sát được cho là đã làm ngơ trước sự quấy rối trong cả hai trường hợp này.
Cũng theo báo cáo, các quan chức chính quyền ở các vùng khác nhau của đất nước vẫn tiếp tục theo dõi, thẩm vấn, giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với một số cá nhân, ít nhất một phần là do tín ngưỡng hoặc sự liên kết tôn giáo của họ. Phần lớn nạn nhân của các vụ việc được báo cáo là thành viên của các nhóm chưa đăng ký tham gia vào các hoạt động vận động chính trị, hoặc nhân quyền, hoặc có quan hệ với các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài chỉ trích chính quyền.
Đã có báo cáo về việc chính quyền địa phương cấm và phá rối các cuộc tụ họp và tịch thu các ấn phẩm của các nhóm tôn giáo khác nhau. Trong đó, có những tổ chức lâu đời như Giáo hội Công giáo hoặc các nhóm ít được biết đến và chưa đăng ký như Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy ở tỉnh An Giang, Nhất Quán Đạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thánh Tin Lành đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, và Pháp Luân Công ở tỉnh Lâm Đồng v.v.
Đặc biệt, báo cáo cho rằng chính quyền đã lạm dụng COVID-19 để hạn chế và ngăn cấm thực hành tôn giáo, điển hình như vụ việc phá rối thánh lễ do Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội chủ trì tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, báo cáo ghi nhận nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo như vụ việc tại Đan viện Thiên An với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, hay tại chùa Thiên Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giáo xứ Cồn Dầu tại TP. Đà Nẵng, v.v.
Trước đó, vào ngày 2/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đã tuyên bố Việt Nam sẽ nằm trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List – SWL) của Mỹ về tự do tôn giáo.[13]
Như mọi năm, truyền thông của chính quyền Việt Nam tiếp tục phản bác báo cáo. Báo Đại Đoàn Kết khẳng định báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ thiếu khách quan. [14]
Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ: Việt Nam vẫn là một trong các nước có tình hình tôn giáo tồi tệ
Ngày 1/5/2023, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố báo cáo thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023. [15]
USCIRF tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo vì đã đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Theo báo cáo, trong năm 2022, chính quyền Việt Nam đã đàn áp nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, đặc biệt là các nhóm tôn giáo không được công nhận như các nhóm Tin Lành độc lập Tây Nguyên, các tín đồ theo đạo Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, v.v. Ngay cả các nhóm, tổ chức tôn giáo được chính quyền công nhận như Công giáo vẫn bị đàn áp.
USCIRF cáo buộc chính quyền Việt Nam đã sách nhiễu, phá rối và cấm đoán hoạt động tôn giáo ôn hòa của các nhóm Tin Lành người Thượng chưa đăng ký.
Chính quyền còn đe dọa bỏ tù, phạt nặng và ép buộc họ từ bỏ tôn giáo hoặc gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát.
Bên cạnh đó, sự sách nhiễu các cộng đồng Công giáo cũng gia tăng. Điển hình là các vụ việc ngăn cấm thánh lễ và tranh chấp đất đai giữa người Công giáo với chính quyền địa phương vẫn tiếp diễn.
Từ năm 2002 đến nay, USCIRF đã liên tục đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC. [16]
June 23, 2023
Tôn giáo tháng 5/2023: Chính quyền bắt giữ tín đồ, Mỹ lên án gay gắt Việt Nam về tự do tôn giáo
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Phú Yên: Chính quyền bắt giữ một thành viên của Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên
Ngày 18/5/2023, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ và khởi tố ông Nay Y Blang, một tín đồ của Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. [1]
Công an tỉnh Phú Yên cho rằng, ông Nay Y Blang đã tự ý truyền giáo và tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo trái phép, xúi giục, lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động tôn giáo không đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, ông còn bị cáo buộc đã cung cấp thông tin sai sự thật cho đài VOA.
Vào tháng 4/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã bắt giữ một tín đồ của hội thánh này. [2]
Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên đang bị chính quyền trấn áp gắt gao. Việc này có lẽ liên quan đến các hoạt động vận động quốc tế của các thành viên thuộc hội thánh này tại Mỹ.
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017) đang được chính quyền sử dụng ngày càng phổ biến để truy cứu và bắt bớ đối với những người thực hành quyền của mình. Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo là mục tiêu hàng đầu của chính quyền. Người phạm tội này có thể bị tuyên án lên đến bảy năm tù giam. [3]
Đắk Lắk: Chính quyền sách nhiễu các tín đồ Tin Lành độc lập
Trang Người Thượng Vì Công lý cho biết vào ngày 29/5/2023 chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã gửi giấy triệu tập hai tín đồ thuộc Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập vì liên quan đến vụ án “phá hoại chính sách đoàn kết” tại huyện Buôn Đôn. [4]
Hai tín đồ này là ông Y Bây Êban và Y Wen Niê, cùng cư ngụ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Cũng tại Đắk Lắk, ba tín đồ theo Tin Lành độc lập khác cũng bị chính quyền cưỡng ép lên đồn công an làm việc.
Theo RFA, cả ba người đều ở xã Ea Bhok. Trong đó, thầy truyền đạo Y Bhuar Bdap thuộc Hội thánh Truyền giảng Phúc âm ở buôn Ako Emong, thầy truyền đạo Y Broc Bya và tín đồ Y Gruih Niê thuộc Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập buôn Ea Khít cùng thuộc huyện Cư Kuin. [5]
Theo RFA, công an đã bắt giữ thầy truyền đạo Y Bhuar Bdap và tín đồ Y Gruih Niê khi họ đang trên đường đi cầu nguyện, còn ông Y Broc Bya bị bắt khi đang trên đường đi làm ruộng cùng vợ.
Hội thánh Tin Lành tư gia độc lập đã nhiều lần nộp đơn lên chính quyền để đề nghị hướng dẫn đăng ký sinh hoạt nhưng chính quyền địa phương không trả lời.
Tại khu vực Tây Nguyên, chính quyền cấm các hội thánh Tin Lành độc lập do lo ngại về vấn đề an ninh, tuyên truyền chống nhà nước trong lúc người dân tụ họp cầu nguyện. Những năm gần đây, chính quyền rất kiên quyết trong việc xóa sổ những hội thánh này.
[Tôn giáo mới]
Báo chí nhà nước loan tin Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động rầm rộ trở lại
Giữa tháng 5/2023, hàng loạt các tờ báo của nhà nước đã đăng tin cảnh báo người dân về việc các nhóm Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động rầm rộ ở nhiều nơi như: tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội, v.v. [6] [7] [8] [9]
Báo Đắk Nông cho biết đến nay có khoảng trên 5.000 người là tín đồ của hội thánh này tại Việt Nam. [10]
Hội thánh Đức Chúa Trời là một trong các tôn giáo mới hoạt động mạnh mẽ và đối diện với các hình thức trấn áp của chính quyền. Gần đây, các hội thánh này hoạt động kín đáo hơn nhưng vẫn bị chính quyền quyết liệt ngăn cấm. [11]
Báo chí nhà nước cáo buộc hội thánh này là tà đạo, lừa đảo người dân, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, làm tan nát gia đình, v.v.
Những điều này có lẽ đã bị thổi phồng quá mức nhằm ngăn cản người dân tham gia các tôn giáo mới. Hiện nay, chính quyền Việt Nam chưa cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo mới nào được phép hoạt động.
[Tôn giáo 360]
Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022: Tình hình tôn giáo ngày càng tồi tệ tại Việt Nam
Giữa tháng 5/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022 về Việt Nam. Theo đó, chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo trên tất cả các phương diện. [12]
Chính quyền Việt Nam đã sử dụng mọi biện pháp từ áp dụng quy định của pháp luật, ngăn cản hoạt động tôn giáo, giám sát chặt chẽ, triệu tập để thẩm vấn, đe dọa đến cưỡng bức từ bỏ đức tin, bắt giữ tùy tiện, bỏ tù các tín đồ, nhà hoạt động tôn giáo.
Các biện pháp này được sử dụng nhằm loại bỏ các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, tôn giáo mới (bị gọi là “tà đạo”) hoặc nhóm có đăng ký nhưng không tuân thủ quy định của chính quyền, hoặc thực hành quyền con người của mình vượt quá giới hạn mà chính quyền cho phép.
Báo cáo đã nhắc đến các trường hợp sau:
Báo cáo cũng đề cập đến các cuộc xung đột giữa các thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và đã đăng ký, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo.
Theo báo cáo, các tín đồ Cao Đài độc lập ở Tây Nam Bộ đã phải đối mặt với sự sách nhiễu từ các tín đồ Cao Đài được nhà nước công nhận. Các nhà sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở huyện Củ Chi, TP. HCM cũng cho biết bị cộng đồng địa phương sách nhiễu. Cảnh sát được cho là đã làm ngơ trước sự quấy rối trong cả hai trường hợp này.
Cũng theo báo cáo, các quan chức chính quyền ở các vùng khác nhau của đất nước vẫn tiếp tục theo dõi, thẩm vấn, giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với một số cá nhân, ít nhất một phần là do tín ngưỡng hoặc sự liên kết tôn giáo của họ. Phần lớn nạn nhân của các vụ việc được báo cáo là thành viên của các nhóm chưa đăng ký tham gia vào các hoạt động vận động chính trị, hoặc nhân quyền, hoặc có quan hệ với các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài chỉ trích chính quyền.
Đã có báo cáo về việc chính quyền địa phương cấm và phá rối các cuộc tụ họp và tịch thu các ấn phẩm của các nhóm tôn giáo khác nhau. Trong đó, có những tổ chức lâu đời như Giáo hội Công giáo hoặc các nhóm ít được biết đến và chưa đăng ký như Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy ở tỉnh An Giang, Nhất Quán Đạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thánh Tin Lành đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, và Pháp Luân Công ở tỉnh Lâm Đồng v.v.
Đặc biệt, báo cáo cho rằng chính quyền đã lạm dụng COVID-19 để hạn chế và ngăn cấm thực hành tôn giáo, điển hình như vụ việc phá rối thánh lễ do Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội chủ trì tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, báo cáo ghi nhận nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo như vụ việc tại Đan viện Thiên An với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, hay tại chùa Thiên Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giáo xứ Cồn Dầu tại TP. Đà Nẵng, v.v.
Trước đó, vào ngày 2/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đã tuyên bố Việt Nam sẽ nằm trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List – SWL) của Mỹ về tự do tôn giáo. [13]
Như mọi năm, truyền thông của chính quyền Việt Nam tiếp tục phản bác báo cáo. Báo Đại Đoàn Kết khẳng định báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ thiếu khách quan. [14]
Xem thêm: Vì sao chính quyền Việt Nam không chấp nhận các tôn giáo mới?
Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ: Việt Nam vẫn là một trong các nước có tình hình tôn giáo tồi tệ
Ngày 1/5/2023, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố báo cáo thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023. [15]
USCIRF tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo vì đã đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Theo báo cáo, trong năm 2022, chính quyền Việt Nam đã đàn áp nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, đặc biệt là các nhóm tôn giáo không được công nhận như các nhóm Tin Lành độc lập Tây Nguyên, các tín đồ theo đạo Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, v.v. Ngay cả các nhóm, tổ chức tôn giáo được chính quyền công nhận như Công giáo vẫn bị đàn áp.
USCIRF cáo buộc chính quyền Việt Nam đã sách nhiễu, phá rối và cấm đoán hoạt động tôn giáo ôn hòa của các nhóm Tin Lành người Thượng chưa đăng ký.
Chính quyền còn đe dọa bỏ tù, phạt nặng và ép buộc họ từ bỏ tôn giáo hoặc gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát.
Bên cạnh đó, sự sách nhiễu các cộng đồng Công giáo cũng gia tăng. Điển hình là các vụ việc ngăn cấm thánh lễ và tranh chấp đất đai giữa người Công giáo với chính quyền địa phương vẫn tiếp diễn.
Từ năm 2002 đến nay, USCIRF đã liên tục đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC. [16]
Luật Khoa tạp chí, ngày 22/6/2023