Nhà hoạt động Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng) đã kháng cáo bản án sáu năm tù giam tuyên bởi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên sơ thẩm vào cuối tháng 3 vừa qua.
Ông Dũng, 65 tuổi, bị bắt vào cuối tháng 5 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ vì bị cho là đã tham gia trả lời phỏng vấn báo đài ngoại quốc và tàng trữ sách lậu.
Hai tuần sau phiên toà, ông đã nộp đơn kháng án, và đơn của ông mới được chấp nhận gần đây. Vợ ông, bà Nghiêm Thị Hợp, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết trong ngày 23/6:
“Xử hôm 28/3, và đến ngày thứ 15 thì anh ấy nộp đơn kháng cáo. Trong trại tạm giam rất là khổ, rất là khó khăn, gia đình rất muốn anh ấy rút đơn kháng cáo cho đỡ khổ vì là cuộc sống trong đó khắc nghiệt quá nhưng anh ấy vẫn quyết tâm kháng án.”
Bà cho biết vẫn chưa được gặp chồng cũng như liên hệ qua thư từ hay điện thoại kể từ khi ông bị bắt, trong khi Trại tạm giam số 1 hạn chế việc tiếp tế hàng tháng, chỉ được gửi quà giá trị không quá 66.000 đồng/tuần. Tuy gia đình được gửi tiền lưu ký nhưng ông Dũng cũng bị hạn chế không được mua đồ căng-tin quá định mức trên.
Các cựu tù nhân lương tâm như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Vũ Anh Bình… mấy ngày qua kêu gọi trên mạng xã hội nhằm giúp đỡ chi phí thuê luật sư cho ông Dũng trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.
Ông Dũng là một người bất đồng chính kiến được biết nhiều từ các hoạt động ôn hoà trên đường phố, tích cực tham gia các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông, việc chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thành phố Hà Nội, việc xả thải của Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung năm 2016, vi phạm nhân quyền, và đòi tự do cho các tù nhân lương tâm…
Ông cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện trợ giúp dân oan và gia đình tù nhân lương tâm trong hai nhóm Bầu Bí Tương Thân và Quỹ 50K của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, người cũng đang bị điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà sơ thẩm, ông bị kết tội theo cáo trạng đưa ra bởi Viện Kiểm sát cho dù ông và hai luật sư Ngô Anh Tuấn cùng Lê Đình Việt phản bác.
Cụ thể, ông bị cho là trả lời phỏng vấn của chương trình “Từ cánh đồng mây” của Radio Sài Gòn Dallas ở Hoa Kỳ với nội dung bị cho là tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý thông qua các bài phỏng vấn, video clip đăng tải trên mạng xã hội trong thời gian từ năm 2015 đến khi bị bắt.
Ông cũng bị kết tội tàng trữ hai đầu sách mang tên “Những mảnh đời sau song sắt” của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và “Chính trị bình dân” của nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Theo đó, hai cuốn sách này bị cho là được in và phát hành bất hợp pháp với nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân và tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý.
Cả hai luật sư bào chữa cho rằng thân chủ của họ không có tội còn bản thân nhà hoạt động tố cáo công an Hà Nội đã tra tấn ông trong quá trình điều tra. Toà lờ đi tố cáo này của ông.
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp quốc cho rằng việc bắt giữ ông vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết trong khi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam phóng thích ông và huỷ bỏ mọi cáo buộc chống lại ông. (RFA)
June 24, 2023
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng kháng cáo bản án sáu năm tù giam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng) đã kháng cáo bản án sáu năm tù giam tuyên bởi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên sơ thẩm vào cuối tháng 3 vừa qua.
Ông Dũng, 65 tuổi, bị bắt vào cuối tháng 5 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ vì bị cho là đã tham gia trả lời phỏng vấn báo đài ngoại quốc và tàng trữ sách lậu.
Hai tuần sau phiên toà, ông đã nộp đơn kháng án, và đơn của ông mới được chấp nhận gần đây. Vợ ông, bà Nghiêm Thị Hợp, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết trong ngày 23/6:
“Xử hôm 28/3, và đến ngày thứ 15 thì anh ấy nộp đơn kháng cáo. Trong trại tạm giam rất là khổ, rất là khó khăn, gia đình rất muốn anh ấy rút đơn kháng cáo cho đỡ khổ vì là cuộc sống trong đó khắc nghiệt quá nhưng anh ấy vẫn quyết tâm kháng án.”
Bà cho biết vẫn chưa được gặp chồng cũng như liên hệ qua thư từ hay điện thoại kể từ khi ông bị bắt, trong khi Trại tạm giam số 1 hạn chế việc tiếp tế hàng tháng, chỉ được gửi quà giá trị không quá 66.000 đồng/tuần. Tuy gia đình được gửi tiền lưu ký nhưng ông Dũng cũng bị hạn chế không được mua đồ căng-tin quá định mức trên.
Các cựu tù nhân lương tâm như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Vũ Anh Bình… mấy ngày qua kêu gọi trên mạng xã hội nhằm giúp đỡ chi phí thuê luật sư cho ông Dũng trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.
Ông Dũng là một người bất đồng chính kiến được biết nhiều từ các hoạt động ôn hoà trên đường phố, tích cực tham gia các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông, việc chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thành phố Hà Nội, việc xả thải của Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung năm 2016, vi phạm nhân quyền, và đòi tự do cho các tù nhân lương tâm…
Ông cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện trợ giúp dân oan và gia đình tù nhân lương tâm trong hai nhóm Bầu Bí Tương Thân và Quỹ 50K của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, người cũng đang bị điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà sơ thẩm, ông bị kết tội theo cáo trạng đưa ra bởi Viện Kiểm sát cho dù ông và hai luật sư Ngô Anh Tuấn cùng Lê Đình Việt phản bác.
Cụ thể, ông bị cho là trả lời phỏng vấn của chương trình “Từ cánh đồng mây” của Radio Sài Gòn Dallas ở Hoa Kỳ với nội dung bị cho là tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý thông qua các bài phỏng vấn, video clip đăng tải trên mạng xã hội trong thời gian từ năm 2015 đến khi bị bắt.
Ông cũng bị kết tội tàng trữ hai đầu sách mang tên “Những mảnh đời sau song sắt” của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và “Chính trị bình dân” của nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Theo đó, hai cuốn sách này bị cho là được in và phát hành bất hợp pháp với nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân và tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý.
Cả hai luật sư bào chữa cho rằng thân chủ của họ không có tội còn bản thân nhà hoạt động tố cáo công an Hà Nội đã tra tấn ông trong quá trình điều tra. Toà lờ đi tố cáo này của ông.
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp quốc cho rằng việc bắt giữ ông vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết trong khi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam phóng thích ông và huỷ bỏ mọi cáo buộc chống lại ông. (RFA)