Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) đã công bố thư chung của bốn Báo cáo viên đặc biệt thuộc cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ về cáo buộc lực lượng chức năng Việt Nam đàn áp hai tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên trong năm 2022.
Bức thư chung đề ngày 28/4/2023 của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hay niềm tin, Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền, Báo cáo viên về các vấn đề người thiểu số, và Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện được công bố ngày 28/6 sau khi Chính phủ Việt Nam không trả lời trong thời gian 60 ngày.
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022.
Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh từ chiều cùng ngày đến tối ngày hôm sau, ông bị tra hỏi liên tục trong nhiều giờ mà không có sự hiện diện của luật sư.
Ông bị công an đe doạ bỏ tù, và bắt ký biên bản cam kết không liên lạc với các tổ chức nhân quyền quốc tế và không gửi báo cáo vi phạm nhân quyền cho LHQ và chính phủ các quốc gia phương Tây. Công an còn quay video clip trong đó ông bị buộc nói rằng nhiều tổ chức dân sự chống chính quyền Việt Nam.
Đối với trường hợp ông Y Si Eban, ông bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ khi đang làm thủ tục xuất cảnh sang Bali cùng ngày 06/11. Ông bị Công an tỉnh Đắk Lắk đưa về giam giữ trong cùng ngày, bị tịch thu mọi giấy tờ, điện thoại và cả tiền mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát.
Trong thời gian bị giam giữ ở Công an tỉnh Đắk Lắk hai ngày một đêm, ông Y Si Eban bị tra khảo về mục đích tham dự hội nghị. Ông còn bị cáo buộc thực hiện tội chính trị mà công an không giải thích thêm.
Công an nói rằng sẽ không cho ông xuất cảnh, buộc ông không được truyền bá Kinh thánh, và không được tham dự các nghi lễ của hội thánh cũng như liên lạc với các tổ chức xã hội dân sự.
Sau đó, ông bị ép tuyên bố rời Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, không tham dự các lớp học trực tuyến về xã hội dân sự cũng như liên hệ với các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Trong quá trình thẩm vấn, ông bị đánh với nhiều vết thương trên mặt và đầu.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và hiện đang sống lưu vong ở North Carolina (Hoa Kỳ), xác nhận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 29/6 về việc ông Y Si Eban bị đàn áp. Ông nói:
“Rõ ràng là Việt Nam đã vi phạm rất trầm trọng đối với ông Y Si Eban về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền, đặc biệt khi Việt Nam đã ký kết rất nhiều công ước quốc tế về nhân quyền.
Họ vẫn bất chấp vấn đề đó, vẫn tra tấn vẫn đánh đập và vẫn bắt ép từ bỏ hội thánh, niềm tin tôn giáo của họ mặc dù chúng tôi làm theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như luật quốc tế mà chính quyền đã ký kết.
Họ bắt ép chúng tôi phải từ bỏ hội thánh của mình và gia nhập Hội thánh Tin lành Miền Nam Việt Nam, một hội thánh nhà nước quản lý, đó là hội thánh quốc doanh.”
Mục sư Aga cho biết tình hình ở Đắk Lắk và một số tỉnh lân cận rất nóng sau vụ tấn công vào hai trụ sở Uỷ ban nhân dân xã ở huyện Cư Kuin ngày 11/6. Chính quyền địa phương không cho các tín đồ của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên tụ tập để cầu nguyện, thậm chí họ cũng không được ngồi với nhau để uống nước và nói chuyện.
Dường như chính quyền Việt Nam muốn lợi dụng sự kiện bạo lực đó để triệt phá nhóm tôn giáo do ông sáng lập. Ông nói.
“Họ đã thành công xoá sổ đạo Hà Mòn, xoá sổ Hội thánh Tin lành Đega, thì bây giờ lại tiếp tục muốn triệt phá Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ muốn cho người đồng bào bản địa chúng tôi có niềm tin tôn giáo riêng của mình.”
Phóng viên đã gọi điện cho Công an tỉnh Đắk Lắk để hỏi về việc bắt giữ và tra khảo hai ông Y Si Eban và Y Khiu Nie. Người trực máy nói không trả lời qua điện thoại mà yêu cầu phóng viên đến trụ sở của cơ quan này để được cung cấp thông tin.
Trong thư chung, các Báo cáo viên đặc biệt đã bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về việc hành xử đối với hai ông Y Si Eban và Y Khiu Nie.
“… Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc bắt giữ tùy tiện, đe dọa, quấy rối, hạn chế đi lại, giám sát và hành vi bạo lực đối với hai ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban, dường như có liên quan đến việc thực hành ôn hoà các quyền được ghi trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR) mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 24//9/1982, bao gồm quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (điều 18), tự do biểu đạt (điều 19), quyền bình đẳng trước pháp luật và được bảo vệ bình đẳng (điều 26) và quyền của các thành viên thuộc một nhóm thiểu số tôn giáo được tuyên xưng hoặc thực hành tôn giáo của họ với các thành viên khác trong nhóm của họ (điều 27).”
Các chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng nhắc lại rằng Việt Nam bị nêu trong nhiều báo cáo gửi Tổng Thư ký LHQ về hành vi đe dọa và trả đũa đối với việc hợp tác với LHQ trong lĩnh vực nhân quyền, bao gồm cả các báo cáo liên quan đến việc bắt giữ tùy tiện, đe dọa, giám sát và hạn chế đi lại quá mức đối với những người muốn tham gia vào các hoạt động nhân quyền, trong đó có hội nghị thường niên SEAFORB.
“Chúng tôi lo ngại rằng những cáo buộc này dường như minh họa cho một mô hình đe dọa và trả thù đang nổi lên đối với những cá nhân hợp tác hoặc tìm cách hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức hoặc cơ chế nhân quyền của LHQ hoặc các đại diện ngoại giao nước ngoài,” thư chung nói.
Các báo cáo viên đề nghị Chính phủ Việt Nam giải thích việc cấm xuất cảnh, bắt giữ và tra khảo đối với hai ông Y Khiu Nie và Y Si Eban cũng như các hành vi tương tự đối với nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo tham gia SEAFORB trong thời gian 2015-2022 và những người cộng tác với LHQ.
Họ đề nghị Hà Nội có các biện pháp cụ thể để chấm dứt tình trạng đàn áp này và bảo vệ các cộng đồng tôn giáo nhỏ, trong đó có các nhóm Tin lành của người Thượng.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về Thư chung của bốn Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhưng chưa nhận được phản hồi. (RFA)
June 30, 2023
LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình về cáo buộc đàn áp hai tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) đã công bố thư chung của bốn Báo cáo viên đặc biệt thuộc cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ về cáo buộc lực lượng chức năng Việt Nam đàn áp hai tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên trong năm 2022.
Bức thư chung đề ngày 28/4/2023 của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hay niềm tin, Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền, Báo cáo viên về các vấn đề người thiểu số, và Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện được công bố ngày 28/6 sau khi Chính phủ Việt Nam không trả lời trong thời gian 60 ngày.
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022.
Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh từ chiều cùng ngày đến tối ngày hôm sau, ông bị tra hỏi liên tục trong nhiều giờ mà không có sự hiện diện của luật sư.
Ông bị công an đe doạ bỏ tù, và bắt ký biên bản cam kết không liên lạc với các tổ chức nhân quyền quốc tế và không gửi báo cáo vi phạm nhân quyền cho LHQ và chính phủ các quốc gia phương Tây. Công an còn quay video clip trong đó ông bị buộc nói rằng nhiều tổ chức dân sự chống chính quyền Việt Nam.
Đối với trường hợp ông Y Si Eban, ông bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ khi đang làm thủ tục xuất cảnh sang Bali cùng ngày 06/11. Ông bị Công an tỉnh Đắk Lắk đưa về giam giữ trong cùng ngày, bị tịch thu mọi giấy tờ, điện thoại và cả tiền mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát.
Trong thời gian bị giam giữ ở Công an tỉnh Đắk Lắk hai ngày một đêm, ông Y Si Eban bị tra khảo về mục đích tham dự hội nghị. Ông còn bị cáo buộc thực hiện tội chính trị mà công an không giải thích thêm.
Công an nói rằng sẽ không cho ông xuất cảnh, buộc ông không được truyền bá Kinh thánh, và không được tham dự các nghi lễ của hội thánh cũng như liên lạc với các tổ chức xã hội dân sự.
Sau đó, ông bị ép tuyên bố rời Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, không tham dự các lớp học trực tuyến về xã hội dân sự cũng như liên hệ với các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Trong quá trình thẩm vấn, ông bị đánh với nhiều vết thương trên mặt và đầu.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và hiện đang sống lưu vong ở North Carolina (Hoa Kỳ), xác nhận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 29/6 về việc ông Y Si Eban bị đàn áp. Ông nói:
“Rõ ràng là Việt Nam đã vi phạm rất trầm trọng đối với ông Y Si Eban về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền, đặc biệt khi Việt Nam đã ký kết rất nhiều công ước quốc tế về nhân quyền.
Họ vẫn bất chấp vấn đề đó, vẫn tra tấn vẫn đánh đập và vẫn bắt ép từ bỏ hội thánh, niềm tin tôn giáo của họ mặc dù chúng tôi làm theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như luật quốc tế mà chính quyền đã ký kết.
Họ bắt ép chúng tôi phải từ bỏ hội thánh của mình và gia nhập Hội thánh Tin lành Miền Nam Việt Nam, một hội thánh nhà nước quản lý, đó là hội thánh quốc doanh.”
Mục sư Aga cho biết tình hình ở Đắk Lắk và một số tỉnh lân cận rất nóng sau vụ tấn công vào hai trụ sở Uỷ ban nhân dân xã ở huyện Cư Kuin ngày 11/6. Chính quyền địa phương không cho các tín đồ của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên tụ tập để cầu nguyện, thậm chí họ cũng không được ngồi với nhau để uống nước và nói chuyện.
Dường như chính quyền Việt Nam muốn lợi dụng sự kiện bạo lực đó để triệt phá nhóm tôn giáo do ông sáng lập. Ông nói.
“Họ đã thành công xoá sổ đạo Hà Mòn, xoá sổ Hội thánh Tin lành Đega, thì bây giờ lại tiếp tục muốn triệt phá Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ muốn cho người đồng bào bản địa chúng tôi có niềm tin tôn giáo riêng của mình.”
Phóng viên đã gọi điện cho Công an tỉnh Đắk Lắk để hỏi về việc bắt giữ và tra khảo hai ông Y Si Eban và Y Khiu Nie. Người trực máy nói không trả lời qua điện thoại mà yêu cầu phóng viên đến trụ sở của cơ quan này để được cung cấp thông tin.
Trong thư chung, các Báo cáo viên đặc biệt đã bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về việc hành xử đối với hai ông Y Si Eban và Y Khiu Nie.
“… Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc bắt giữ tùy tiện, đe dọa, quấy rối, hạn chế đi lại, giám sát và hành vi bạo lực đối với hai ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban, dường như có liên quan đến việc thực hành ôn hoà các quyền được ghi trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR) mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 24//9/1982, bao gồm quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (điều 18), tự do biểu đạt (điều 19), quyền bình đẳng trước pháp luật và được bảo vệ bình đẳng (điều 26) và quyền của các thành viên thuộc một nhóm thiểu số tôn giáo được tuyên xưng hoặc thực hành tôn giáo của họ với các thành viên khác trong nhóm của họ (điều 27).”
Các chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng nhắc lại rằng Việt Nam bị nêu trong nhiều báo cáo gửi Tổng Thư ký LHQ về hành vi đe dọa và trả đũa đối với việc hợp tác với LHQ trong lĩnh vực nhân quyền, bao gồm cả các báo cáo liên quan đến việc bắt giữ tùy tiện, đe dọa, giám sát và hạn chế đi lại quá mức đối với những người muốn tham gia vào các hoạt động nhân quyền, trong đó có hội nghị thường niên SEAFORB.
“Chúng tôi lo ngại rằng những cáo buộc này dường như minh họa cho một mô hình đe dọa và trả thù đang nổi lên đối với những cá nhân hợp tác hoặc tìm cách hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức hoặc cơ chế nhân quyền của LHQ hoặc các đại diện ngoại giao nước ngoài,” thư chung nói.
Các báo cáo viên đề nghị Chính phủ Việt Nam giải thích việc cấm xuất cảnh, bắt giữ và tra khảo đối với hai ông Y Khiu Nie và Y Si Eban cũng như các hành vi tương tự đối với nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo tham gia SEAFORB trong thời gian 2015-2022 và những người cộng tác với LHQ.
Họ đề nghị Hà Nội có các biện pháp cụ thể để chấm dứt tình trạng đàn áp này và bảo vệ các cộng đồng tôn giáo nhỏ, trong đó có các nhóm Tin lành của người Thượng.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về Thư chung của bốn Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhưng chưa nhận được phản hồi. (RFA)