Vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam nhằm mục đích nâng cấp quan hệ ngoại giao, một ủy ban của chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc Hà Nội vi phạm các cam kết đảm bảo quyền tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo hôm thứ ba, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho biết kể từ khi Washington đưa Việt Nam khỏi danh sách “các quốc gia đáng quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo vào năm 2006, chính quyền Hà Nội đã tạo ra “nhiều không gian hơn trong một số lĩnh vực” để thể hiện niềm tin.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo cho rằng “cuộc đàn áp xã hội dân sự gần đây, áp lực gia tăng đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập, các báo cáo đáng báo động về việc cưỡng bức từ bỏ đức tin và các vi phạm tự do tôn giáo ngày càng gia tăng khác đã tạo nên một sự đảo ngược rõ ràng trong quỹ đạo từng tích cực đó.”
Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 của Phó Chủ tịch USCIRF Frederick Davie và Ủy viên Eric Ueland đã phát hiện ra rằng trong khi các nhóm tôn giáo có được sự tự do tương đối lớn hơn ở khu vực thành thị, trái ngược đó “những thách thức nghiêm trọng đang lan rộng ở nhiều khu vực nông thôn.”
Chánh trị sự Hứa Phi thuộc đạo Cao Đài chân truyền cho biết, kể từ khi các thành viên của Hội đồng liên tôn Việt Nam gặp phái đoàn của Mỹ tại chùa Giác Hoa (Sài Gòn) khoảng hơn ba tháng trước, bản thân ông đã ít bị trực diện đàn áp bởi cơ quan an ninh hơn trước, tuy nhiên chính phủ vẫn muốn triệt tiêu những tiếng nói đòi quyền tự do tôn giáo.
Ông Hứa Phi, từ Lâm Đồng nói qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Chúng tôi – những người ở tại Việt Nam muốn rằng tổng thống Biden khi trao đổi với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhân ngày 10/9 này, chánh phủ Hoa Kỳ phải nói rõ với chánh phủ Cộng sản Việt Nam rằng họ phải tôn trọng những gì đã ký với những nước trên thế giới về vấn đề tự do tôn giáo, về nhân quyền.”
Theo chức sắc của đạo Cao Đài không chịu sự quản lý của Nhà nước, nếu chính quyền không tôn trọng những công ước đã ký kết về đảm bảo quyền tự do tôn giáo và nhân quyền, Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC (danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo).
Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đây là một đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thế giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội.
Tuyên bố của cơ quan này cho rằng, việc chính phủ Việt Nam yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký trái ngược với nghĩa vụ của Hà Nội là cung cấp quyền tự do tôn giáo cho tất cả người dân.
Báo cáo cho biết: “Các cơ quan chính phủ tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo, thường quấy rối, giam giữ hoặc ngăn cản các cộng đồng tín ngưỡng chưa đăng ký thực hiện quyền cơ bản của họ về tự do tôn giáo”.
Với những vụ vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống mà báo cáo nêu ra, cơ quan của chính phủ Mỹ khẳng định, Việt Nam đang trên “quỹ đạo tương tự như Trung Quốc về mặt quản lý và kiểm soát tôn giáo”.
Washington coi Việt Nam là đối tác quan trọng trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ đang tìm cách nâng quan hệ ngoại giao với Hà Nội lên mức cao nhất khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10 tháng 9, nhưng các nhà phân tích cho rằng những lo ngại về nhân quyền có thể là trở ngại nhất định cho sự hợp tác.
Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do tôn giáo và truyền thông do nhà nước kiểm soát đã bác bỏ những lời chỉ trích từ các nhóm như USCIRF.
Trong báo cáo thường niên năm 2023, cơ quan này đề nghị tái xác định Việt Nam là một nước CPC, cáo buộc quốc gia độc đảng “vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng”.
Về việc này, Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Hội đồng liên tôn Việt Nam cho biết trên quan điểm riêng:
“Chúng tôi cũng mong muốn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thức tỉnh, đừng để cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nước khác đưa Việt Nam vào danh sách CPC (danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo).
Nếu đưa vào danh sách này tất nhiên không những viên chức đó bị cô lập mà nhân dân Việt Nam cũng sẽ bị khổ trong vấn đề bị các nước khác cô lập và cấm vận, trong khi những viên chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã có tài sản trước rồi nên họ không thể nào khổ bằng người dân.”
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bổ sung Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì vi phạm quyền tự do tôn giáo theo Đạo luật Tự do Tôn giáo năm 1998 của Hoa Kỳ, một chỉ định thấp hơn so với CPC, nhưng là lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Đạo luật này quy định một loạt phản ứng chính sách, bao gồm các biện pháp trừng phạt hoặc miễn trừ, nhưng không phải là tự động. (RFA)
September 7, 2023
USCIRB: Việt Nam đang trên “quỹ đạo tương tự Trung Quốc về quản lý và kiểm soát tôn giáo”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam nhằm mục đích nâng cấp quan hệ ngoại giao, một ủy ban của chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc Hà Nội vi phạm các cam kết đảm bảo quyền tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo hôm thứ ba, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho biết kể từ khi Washington đưa Việt Nam khỏi danh sách “các quốc gia đáng quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo vào năm 2006, chính quyền Hà Nội đã tạo ra “nhiều không gian hơn trong một số lĩnh vực” để thể hiện niềm tin.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo cho rằng “cuộc đàn áp xã hội dân sự gần đây, áp lực gia tăng đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập, các báo cáo đáng báo động về việc cưỡng bức từ bỏ đức tin và các vi phạm tự do tôn giáo ngày càng gia tăng khác đã tạo nên một sự đảo ngược rõ ràng trong quỹ đạo từng tích cực đó.”
Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 của Phó Chủ tịch USCIRF Frederick Davie và Ủy viên Eric Ueland đã phát hiện ra rằng trong khi các nhóm tôn giáo có được sự tự do tương đối lớn hơn ở khu vực thành thị, trái ngược đó “những thách thức nghiêm trọng đang lan rộng ở nhiều khu vực nông thôn.”
Chánh trị sự Hứa Phi thuộc đạo Cao Đài chân truyền cho biết, kể từ khi các thành viên của Hội đồng liên tôn Việt Nam gặp phái đoàn của Mỹ tại chùa Giác Hoa (Sài Gòn) khoảng hơn ba tháng trước, bản thân ông đã ít bị trực diện đàn áp bởi cơ quan an ninh hơn trước, tuy nhiên chính phủ vẫn muốn triệt tiêu những tiếng nói đòi quyền tự do tôn giáo.
Ông Hứa Phi, từ Lâm Đồng nói qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Chúng tôi – những người ở tại Việt Nam muốn rằng tổng thống Biden khi trao đổi với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhân ngày 10/9 này, chánh phủ Hoa Kỳ phải nói rõ với chánh phủ Cộng sản Việt Nam rằng họ phải tôn trọng những gì đã ký với những nước trên thế giới về vấn đề tự do tôn giáo, về nhân quyền.”
Theo chức sắc của đạo Cao Đài không chịu sự quản lý của Nhà nước, nếu chính quyền không tôn trọng những công ước đã ký kết về đảm bảo quyền tự do tôn giáo và nhân quyền, Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC (danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo).
Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đây là một đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thế giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội.
Tuyên bố của cơ quan này cho rằng, việc chính phủ Việt Nam yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký trái ngược với nghĩa vụ của Hà Nội là cung cấp quyền tự do tôn giáo cho tất cả người dân.
Báo cáo cho biết: “Các cơ quan chính phủ tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo, thường quấy rối, giam giữ hoặc ngăn cản các cộng đồng tín ngưỡng chưa đăng ký thực hiện quyền cơ bản của họ về tự do tôn giáo”.
Với những vụ vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống mà báo cáo nêu ra, cơ quan của chính phủ Mỹ khẳng định, Việt Nam đang trên “quỹ đạo tương tự như Trung Quốc về mặt quản lý và kiểm soát tôn giáo”.
Washington coi Việt Nam là đối tác quan trọng trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ đang tìm cách nâng quan hệ ngoại giao với Hà Nội lên mức cao nhất khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10 tháng 9, nhưng các nhà phân tích cho rằng những lo ngại về nhân quyền có thể là trở ngại nhất định cho sự hợp tác.
Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do tôn giáo và truyền thông do nhà nước kiểm soát đã bác bỏ những lời chỉ trích từ các nhóm như USCIRF.
Trong báo cáo thường niên năm 2023, cơ quan này đề nghị tái xác định Việt Nam là một nước CPC, cáo buộc quốc gia độc đảng “vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng”.
Về việc này, Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Hội đồng liên tôn Việt Nam cho biết trên quan điểm riêng:
“Chúng tôi cũng mong muốn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thức tỉnh, đừng để cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nước khác đưa Việt Nam vào danh sách CPC (danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo).
Nếu đưa vào danh sách này tất nhiên không những viên chức đó bị cô lập mà nhân dân Việt Nam cũng sẽ bị khổ trong vấn đề bị các nước khác cô lập và cấm vận, trong khi những viên chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã có tài sản trước rồi nên họ không thể nào khổ bằng người dân.”
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bổ sung Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì vi phạm quyền tự do tôn giáo theo Đạo luật Tự do Tôn giáo năm 1998 của Hoa Kỳ, một chỉ định thấp hơn so với CPC, nhưng là lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Đạo luật này quy định một loạt phản ứng chính sách, bao gồm các biện pháp trừng phạt hoặc miễn trừ, nhưng không phải là tự động. (RFA)