Nhà báo tự do Ngô Văn Dũng, thành viên của nhóm Hiến Pháp, đã mãn hạn tù và trở về nhà của ông ở Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào trưa ngày 14/9.
Ông được người của Trại giam An Phước đưa về từ sớm, và tới địa phương vào lúc 11 giờ. Sau khi chính quyền xã nhận bàn giao, ông được trở về với gia đình và tiếp tục bị quản chế tại địa phương trong vòng hai năm.
Ông Dũng, người còn được biết đến với tên Biển Mặn, bị bắt ngày 4/9/2018 khi cùng với các thành viên khác của nhóm Hiến Pháp kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng.
Năm 2020, ông và bảy thành viên khác của Hiến Pháp bị kết tội “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Họ bị kết án tổng cộng hơn 40 năm tù giam. Riêng ông bị án năm năm tù giam và hai năm quản chế.
Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều 14/9, ông khẳng định:
“Là theo tôi và ngay từ đầu đến bây giờ cũng vậy là tôi bị oan. Tôi không có làm gì sai pháp luật cả.
Tại phiên tòa hôm đó tôi cũng hỏi Viện kiểm sát đưa ra bằng chứng phạm tội của tôi nhưng họ lặng thing họ không trả lời. Chính vì điều đó cho nên tôi cảm thấy việc làm của tôi là đúng và tôi thấy (bản án -PV) 5 năm như vậy là quá oan sai, không thỏa đáng, không đúng.”
Ông cho biết trong thời gian thụ án hai năm sáu tháng ở Trại giam An Phước, quản giáo đối xử tử tế với ông. Tuy nhiên, trại giam không cho mang về 451 bài thơ và bản nhạc mà ông sáng tác trong thời gian ở đây.
Ông bày tỏ sự cảm kích về sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền quốc tế và sự trợ giúp tinh thần và vật chất của người dân trong nước, cũng như hải ngoại cho gia đình ông trong suốt thời gian qua.
Trước khi bị bắt năm 2018, ông Dũng là một nhà báo độc lập, được biết đến qua những tường thuật về biểu tình và tình hình bất ổn tại Việt Nam. Ông từng bị bắt một lần vào tháng 3 cùng năm ở Đắk Lắk khi tường thuật cuộc biểu tình của những giáo viên bị cho nghỉ việc một cách phi lý.
Ông còn là thành viên của phong trào Chấn Hưng Nước Việt, một phong trào cổ xúy dân chủ gồm đòi hỏi các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, như được ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam.
Cùng với các thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, ông tham gia tích cực trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018, một sự kiện hy hữu phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Tám thành viên của nhóm này bị kết án từ 30 tháng đến tám năm tù giam. Ngoài ông Dũng, năm thành viên khác của nhóm là Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương, Hồ Đình Cương, Đỗ Thế Hoá, và Lê Quý Lộc đã mãn hạn tù. Hiện chỉ còn hai thành viên Hoàng Thị Thu Vang và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đang thụ án tù bảy năm và tám năm tù giam.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) nhiều lần lên tiếng hối thúc Việt Nam xoá bỏ cáo buộc và trả tự do cho ông Dũng. Tổ chức này cho rằng “Bản án 5 năm tù dành cho ông Dũng dựa trên những cáo buộc ngụy tạo chứng tỏ một nền công lý xấu xa của Việt Nam.” (RFA)
September 15, 2023
Nhà hoạt động Ngô Văn Dũng mãn hạn tù, khẳng định bị oan sai
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà báo tự do Ngô Văn Dũng, thành viên của nhóm Hiến Pháp, đã mãn hạn tù và trở về nhà của ông ở Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào trưa ngày 14/9.
Ông được người của Trại giam An Phước đưa về từ sớm, và tới địa phương vào lúc 11 giờ. Sau khi chính quyền xã nhận bàn giao, ông được trở về với gia đình và tiếp tục bị quản chế tại địa phương trong vòng hai năm.
Ông Dũng, người còn được biết đến với tên Biển Mặn, bị bắt ngày 4/9/2018 khi cùng với các thành viên khác của nhóm Hiến Pháp kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng.
Năm 2020, ông và bảy thành viên khác của Hiến Pháp bị kết tội “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Họ bị kết án tổng cộng hơn 40 năm tù giam. Riêng ông bị án năm năm tù giam và hai năm quản chế.
Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều 14/9, ông khẳng định:
“Là theo tôi và ngay từ đầu đến bây giờ cũng vậy là tôi bị oan. Tôi không có làm gì sai pháp luật cả.
Tại phiên tòa hôm đó tôi cũng hỏi Viện kiểm sát đưa ra bằng chứng phạm tội của tôi nhưng họ lặng thing họ không trả lời. Chính vì điều đó cho nên tôi cảm thấy việc làm của tôi là đúng và tôi thấy (bản án -PV) 5 năm như vậy là quá oan sai, không thỏa đáng, không đúng.”
Ông cho biết trong thời gian thụ án hai năm sáu tháng ở Trại giam An Phước, quản giáo đối xử tử tế với ông. Tuy nhiên, trại giam không cho mang về 451 bài thơ và bản nhạc mà ông sáng tác trong thời gian ở đây.
Ông bày tỏ sự cảm kích về sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền quốc tế và sự trợ giúp tinh thần và vật chất của người dân trong nước, cũng như hải ngoại cho gia đình ông trong suốt thời gian qua.
Trước khi bị bắt năm 2018, ông Dũng là một nhà báo độc lập, được biết đến qua những tường thuật về biểu tình và tình hình bất ổn tại Việt Nam. Ông từng bị bắt một lần vào tháng 3 cùng năm ở Đắk Lắk khi tường thuật cuộc biểu tình của những giáo viên bị cho nghỉ việc một cách phi lý.
Ông còn là thành viên của phong trào Chấn Hưng Nước Việt, một phong trào cổ xúy dân chủ gồm đòi hỏi các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, như được ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam.
Cùng với các thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, ông tham gia tích cực trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018, một sự kiện hy hữu phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Tám thành viên của nhóm này bị kết án từ 30 tháng đến tám năm tù giam. Ngoài ông Dũng, năm thành viên khác của nhóm là Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương, Hồ Đình Cương, Đỗ Thế Hoá, và Lê Quý Lộc đã mãn hạn tù. Hiện chỉ còn hai thành viên Hoàng Thị Thu Vang và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đang thụ án tù bảy năm và tám năm tù giam.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) nhiều lần lên tiếng hối thúc Việt Nam xoá bỏ cáo buộc và trả tự do cho ông Dũng. Tổ chức này cho rằng “Bản án 5 năm tù dành cho ông Dũng dựa trên những cáo buộc ngụy tạo chứng tỏ một nền công lý xấu xa của Việt Nam.” (RFA)