Bà Nguyễn Thị Việt khẳng định sẽ tiếp tục kêu oan cho con trai mình là tử tù Lê Văn Mạnh đến hơi thở cuối cùng vì bà tin con mình vô tội, bất chấp thông báo mới nhất của tòa án.
Hôm 18/9, gia đình bà Việt bất ngờ nhận được thông báo thi hành án tử hình theo hình thức tiêm thuốc độc đối với Lê Văn Mạnh sau 19 năm kêu oan.
Trong thông báo có mộc đỏ và chữ ký của chánh án Nguyễn Thị Nga không nêu ngày thi hành án, tuy nhiên đề nghị “nếu gia đình có nguyện vọng nhận tử thi về địa phương mai táng thì gửi đơn đến Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trước ngày 21/9/2023.”
Bà Nguyễn Thị Việt viết ngay lên mặt sau của tờ thông báo là bà không chấp nhận bản án này. Bà sau đó vội vàng từ quê nhà ra Hà Nội đến một số cơ quan trung ương kêu oan cho con trai.
Bà khẳng định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong buổi trưa ngày 19/9:
“Tôi xác minh rằng con tôi đang bị oan bởi vì ngày hôm đó hai mẹ con đi chuyển nhà cho con gái cho nên là 100% là nó bị oan. Cho nên tôi đang còn sống là tôi phải kêu oan cho con tôi, kêu oan đến hơi thở cuối cùng luôn vì con tôi không phải là người có tội.”
Thanh niên Lê Văn Mạnh, năm 2005 mới 23 tuổi, bị kết tội tử hình về hành vi “hiếp dâm và giết” một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong vụ án xảy ra hồi đầu năm đó.
Bà Việt cho hay, trong đúng ngày xảy vụ án, bà cùng Mạnh giúp chuyển đồ cho con gái bà cả ngày, và khi trở về nhà vào chiều muộn thì mới nghe tin thiếu nữ ở cùng thôn tên Lan bị giết chết. Bà đã giục con trai và chồng ăn cơm rồi cùng bà con trong thôn đi mò xác của người xấu số trên con sông ở làng.
Bà cho biết vì quần áo của con trai mình đã đem đi giặt trước đó nên Mạnh buộc phải mặc quần đùi rách để đi phụ giúp.
Người trong thôn mò được xác, Mạnh lên bờ với cái quần rách đó nhưng sau đó cởi ra vứt vào bụi cây để mặc quần khác vì bị trêu.
Khi công an về khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường, họ tìm thấy cái quần đùi rách của Mạnh cách đó không xa, cho rằng đó là quần của thủ phạm và từ đó họ bắt người thanh niên này.
Vụ án xảy ra từ ngày 21/3/2005 nhưng đến ngày 20/4 công an Thanh Hóa mới bắt Mạnh về cáo buộc “cướp tài sản” trong một vụ án khác xảy ra ở Đồng Nai.
Và chỉ sau bốn ngày bị tạm giam, Lê Văn Mạnh tiếp tục bị khởi tố bị can về cáo buộc “giết người, hiếp dâm trẻ em” vì một lá thư gửi cho gia đình thú nhận hành vi phạm tội.
Bà Việt cho hay, con trai bà kể lại bản thân bị điều tra viên tra tấn, đánh vào chỗ hiểm để buộc phải nhận tội, và Mạnh phải viết giấy nhận tội theo ý của điều tra viên nếu không khó có thể bảo toàn tính mạng.
Trong các phiên toà, Mạnh liên tục kêu oan. Luật sư của Mạnh yêu cầu giám định thân thể của bị cáo để xác định liệu có bị tra tấn trong quá trình điều tra không nhưng toà bác bỏ.
Bà Việt cho RFA biết đây là lần thứ hai Toà án Thanh Hoá có ý định thực hiện bản án tử hình đối với Mạnh, lần này là bằng tiêm thuốc độc. Lần trước là vào tháng 10 năm 2015, khi đó bà đã đi ra Hà Nội và đến nhiều cơ quan trung ương để kêu oan cho con trai.
Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa khi đó là ông Phạm Quốc Bảo xác nhận với báo giới trong nước là đã dừng kế hoạch thi hành án tử đối với Mạnh để nghiên cứu hồ sơ vụ án vì “Dù là 1% có dấu hiệu oan sai, vi phạm tố tụng thì vẫn phải xem xét để đảm bảo quyền được sống, quyền con người được quy định trong Hiến pháp.”
Trong những ngày tới đây, bà Việt có kế hoạch cùng cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng đến Toà án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ… để kêu oan cho con trai mình.
Bà cũng khẩn cầu cộng đồng trong nước và quốc tế cùng lên tiếng cho con trai mình và những tử tù bị kết tội oan như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, để họ sớm được trở về với gia đình.
Mạnh, Chưởng, và Hải là những tử tù có nhiều dấu hiệu của việc bị kết án oan trong nhiều năm gần đây.
Trước đó, các tử tù Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long ở Bắc Giang, ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, và ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận được giải oan sau khi thủ phạm chính trong các vụ án mà họ bị kết tội oan ra đầu thú.
Đặc điểm chung của các vụ án này, cũng như trong vụ án của Mạnh, là việc kết tội dựa trên lời khai của bị can và họ đều phản cung trong quá trình xét xử, kêu rằng họ bị tra tấn và buộc phải khai theo ý của điều tra viên. (RFA)
September 19, 2023
Mẹ tử tù Lê Văn Mạnh nói “sẽ tiếp tục kêu oan” sau thông báo thi hành án
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Bà Nguyễn Thị Việt khẳng định sẽ tiếp tục kêu oan cho con trai mình là tử tù Lê Văn Mạnh đến hơi thở cuối cùng vì bà tin con mình vô tội, bất chấp thông báo mới nhất của tòa án.
Hôm 18/9, gia đình bà Việt bất ngờ nhận được thông báo thi hành án tử hình theo hình thức tiêm thuốc độc đối với Lê Văn Mạnh sau 19 năm kêu oan.
Trong thông báo có mộc đỏ và chữ ký của chánh án Nguyễn Thị Nga không nêu ngày thi hành án, tuy nhiên đề nghị “nếu gia đình có nguyện vọng nhận tử thi về địa phương mai táng thì gửi đơn đến Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trước ngày 21/9/2023.”
Bà Nguyễn Thị Việt viết ngay lên mặt sau của tờ thông báo là bà không chấp nhận bản án này. Bà sau đó vội vàng từ quê nhà ra Hà Nội đến một số cơ quan trung ương kêu oan cho con trai.
Bà khẳng định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong buổi trưa ngày 19/9:
“Tôi xác minh rằng con tôi đang bị oan bởi vì ngày hôm đó hai mẹ con đi chuyển nhà cho con gái cho nên là 100% là nó bị oan. Cho nên tôi đang còn sống là tôi phải kêu oan cho con tôi, kêu oan đến hơi thở cuối cùng luôn vì con tôi không phải là người có tội.”
Thanh niên Lê Văn Mạnh, năm 2005 mới 23 tuổi, bị kết tội tử hình về hành vi “hiếp dâm và giết” một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong vụ án xảy ra hồi đầu năm đó.
Bà Việt cho hay, trong đúng ngày xảy vụ án, bà cùng Mạnh giúp chuyển đồ cho con gái bà cả ngày, và khi trở về nhà vào chiều muộn thì mới nghe tin thiếu nữ ở cùng thôn tên Lan bị giết chết. Bà đã giục con trai và chồng ăn cơm rồi cùng bà con trong thôn đi mò xác của người xấu số trên con sông ở làng.
Bà cho biết vì quần áo của con trai mình đã đem đi giặt trước đó nên Mạnh buộc phải mặc quần đùi rách để đi phụ giúp.
Người trong thôn mò được xác, Mạnh lên bờ với cái quần rách đó nhưng sau đó cởi ra vứt vào bụi cây để mặc quần khác vì bị trêu.
Khi công an về khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường, họ tìm thấy cái quần đùi rách của Mạnh cách đó không xa, cho rằng đó là quần của thủ phạm và từ đó họ bắt người thanh niên này.
Vụ án xảy ra từ ngày 21/3/2005 nhưng đến ngày 20/4 công an Thanh Hóa mới bắt Mạnh về cáo buộc “cướp tài sản” trong một vụ án khác xảy ra ở Đồng Nai.
Và chỉ sau bốn ngày bị tạm giam, Lê Văn Mạnh tiếp tục bị khởi tố bị can về cáo buộc “giết người, hiếp dâm trẻ em” vì một lá thư gửi cho gia đình thú nhận hành vi phạm tội.
Bà Việt cho hay, con trai bà kể lại bản thân bị điều tra viên tra tấn, đánh vào chỗ hiểm để buộc phải nhận tội, và Mạnh phải viết giấy nhận tội theo ý của điều tra viên nếu không khó có thể bảo toàn tính mạng.
Trong các phiên toà, Mạnh liên tục kêu oan. Luật sư của Mạnh yêu cầu giám định thân thể của bị cáo để xác định liệu có bị tra tấn trong quá trình điều tra không nhưng toà bác bỏ.
Bà Việt cho RFA biết đây là lần thứ hai Toà án Thanh Hoá có ý định thực hiện bản án tử hình đối với Mạnh, lần này là bằng tiêm thuốc độc. Lần trước là vào tháng 10 năm 2015, khi đó bà đã đi ra Hà Nội và đến nhiều cơ quan trung ương để kêu oan cho con trai.
Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa khi đó là ông Phạm Quốc Bảo xác nhận với báo giới trong nước là đã dừng kế hoạch thi hành án tử đối với Mạnh để nghiên cứu hồ sơ vụ án vì “Dù là 1% có dấu hiệu oan sai, vi phạm tố tụng thì vẫn phải xem xét để đảm bảo quyền được sống, quyền con người được quy định trong Hiến pháp.”
Trong những ngày tới đây, bà Việt có kế hoạch cùng cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng đến Toà án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ… để kêu oan cho con trai mình.
Bà cũng khẩn cầu cộng đồng trong nước và quốc tế cùng lên tiếng cho con trai mình và những tử tù bị kết tội oan như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, để họ sớm được trở về với gia đình.
Mạnh, Chưởng, và Hải là những tử tù có nhiều dấu hiệu của việc bị kết án oan trong nhiều năm gần đây.
Trước đó, các tử tù Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long ở Bắc Giang, ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, và ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận được giải oan sau khi thủ phạm chính trong các vụ án mà họ bị kết tội oan ra đầu thú.
Đặc điểm chung của các vụ án này, cũng như trong vụ án của Mạnh, là việc kết tội dựa trên lời khai của bị can và họ đều phản cung trong quá trình xét xử, kêu rằng họ bị tra tấn và buộc phải khai theo ý của điều tra viên. (RFA)