Chỉ hai ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cùng đoàn tuỳ tùng đến Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam sớm hơn năm năm so với bản án, và cùng vợ là bà Bùi Kim Phượng bay sang Cộng hoà Liên bang Đức, nơi mà họ bị buộc phải sống lưu vong.
Ông Truyển, 55 tuổi, bị bắt cùng với nhiều thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ hồi năm 2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999, và sau đó bị kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế.
Từ Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển đồng ý trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn. Chúng tôi xin chuyển đến quý vị nội dung cuộc phỏng vấn này.
RFA: Xin chào ông Nguyễn Bắc Truyển. Xin ông cho biết tình hình sức khoẻ tinh thần và thể chất hiện tại của mình. Việc bị cầm tù từ năm 2017 ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của ông?
Trước hết tôi xin có lời cám ơn chung đến tất cả các ân nhân và bạn hữu có lòng yêu mến và tranh đấu cho tôi được tự do trong suốt sáu năm một tháng bảy ngày tù vừa qua.
Chắc chắn trong lúc bị cầm tù sức khoẻ và tinh thần tôi có bị thương tổn ít nhiều. Nhưng niềm tin vào nhân phẩm và các giá trị nhân quyền phổ quát đã giúp tôi đứng vững trong những ngày khó khăn nhất.
Tôi bị bất ngờ khi được trả tự do và xuất cảnh đi Cộng hoà Liên bang Đức mặc dù trước đó Toà Đại sứ Đức và Phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đã vào tù thăm tôi hai lần.
Sau những lần viếng thăm này một số điều kiện giam giữ đã được cải thiện. Như việc chuyển từ Trại giam An Điềm (Quảng Nam) về Trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã đáp ứng được một phần những yêu cầu của tôi và gia đình về việc giam giữ xa nhà đối với tù nhân chính trị.
RFA: Ông có bị tra tấn hay đối xử vô nhân đạo trong quá trình tạm giam, và thời gian thi hành án ở An Điềm và Gia Trung? Nếu có, xin cho biết chi tiết.
Tôi bị bắt cóc ở Sài Gòn vào ngày 30/7/2017, bị chuyển ra Trại tạm giam B14 (Hà Nội) và ở đó cho đến ngày 10/7/2018. Từ trại này tôi bị chuyển đến và giam tại Trại giam An Điềm cho đến ngày 13/10/2022. Sau đó tôi bị giam ở Trại giam Gia Trung cho đến ngày rời Việt Nam là 8/9/2023.
Khi xem xét Luật Tạm giữ, Tạm giam, Luật Thi hành Án hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam, tôi thấy có nhiều quy định trong các luật này không được thi hành trên thực tế, khiến cho hầu hết các tù nhân – đặc biệt là tù nhân chính trị – bị tước đoạt quyền của bị can, bị cáo và người bị giam giữ. Ngoài ra còn có nhiều quy định luật không tương thích với các quy chuẩn tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay ký kết.
Do đó, trong thời gian bị giam tôi đã có nhiều đơn kiến nghị đòi cải thiện chế độ lao tù thông qua việc sửa đổi các luật có liên quan đến vấn đề giam giữ đang có hiệu lực tại Việt Nam.
RFA: Ông nghĩ gì về việc bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng với các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ?
Tôi không có bất cứ ý tưởng và hành động nào nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam. Tôi chỉ là một người hoạt động đơn thuần về nhân quyền.
Tôi không còn là thành viên của Hội Anh em Dân chủ trong thời gian dài trước khi bị bắt nên không tham gia và không biết về các hoạt động của hội này.
Những người bị đưa ra tòa sơ thẩm với tôi vào ngày 5/4/2018 và phúc thẩm vào ngày 4/6/2018 là những người bạn và người quen của tôi.
Trong các phiên xử đó tôi không thấy tòa đưa ra được những chứng cớ nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam mà đó chỉ là những hoạt động nhằm cải thiện nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Hậu quả là một bản án oan sai cho tất cả những người bị xét xử.
RFA: Ông bị buộc phải sống lưu vong và xa rời quê hương, nơi nhiều người hoạt động đang tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Ông có thể cho biết cảm nghĩ của mình không?
Tôi bị giam lần đầu ba năm sáu tháng tù và bị hai năm quản chế từ năm 2006 đến 2012. Lần này tôi bị bắt và kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế. Vì không nhận tội nên tôi không được giảm án.
Khi đến Trại giam Gia Trung để làm thủ tục cho tôi xuất cảnh, đại diện của Bộ Công an có yêu cầu tôi phải làm “đơn xin tạm hoãn thi hành án để xuất cảnh định cư” nhưng tôi đã từ chối và không làm đơn này. Vì trong hơn 6 năm qua tôi đã không nhận tội nên tôi thấy cái đơn này là không cần thiết.
Tôi quý trọng sự tự do. Được trả tự do và ra đi sống ở một nơi khác ngoài quê hương Việt Nam là điều mà không ai mong muốn nhưng đây là một sự lựa chọn để thoát khỏi án tù oan và cho vợ chồng tôi được sum họp.
Hội nhập tại một quê hương thứ hai và phải thích nghi với những điều mới lạ trong cuộc sống là điều tôi phải làm trong thời gian tới.
RFA: Ông có kế hoạch gì để tranh đấu cho quê hương trong tương lai không?
Tôi chưa biết mình có thể giúp ích gì cho tiến trình vận động nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần có thời gian để học hỏi những điều mới, cập nhật thông tin, v.v… và sau đó mới có thể quyết định sẽ làm gì cho nhân quyền Việt Nam.
September 20, 2023
Cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển: Tôi chọn đi Đức để “thoát án tù oan và cho vợ chồng sum họp”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Chỉ hai ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cùng đoàn tuỳ tùng đến Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam sớm hơn năm năm so với bản án, và cùng vợ là bà Bùi Kim Phượng bay sang Cộng hoà Liên bang Đức, nơi mà họ bị buộc phải sống lưu vong.
Ông Truyển, 55 tuổi, bị bắt cùng với nhiều thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ hồi năm 2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999, và sau đó bị kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế.
Từ Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển đồng ý trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn. Chúng tôi xin chuyển đến quý vị nội dung cuộc phỏng vấn này.
RFA: Xin chào ông Nguyễn Bắc Truyển. Xin ông cho biết tình hình sức khoẻ tinh thần và thể chất hiện tại của mình. Việc bị cầm tù từ năm 2017 ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của ông?
Trước hết tôi xin có lời cám ơn chung đến tất cả các ân nhân và bạn hữu có lòng yêu mến và tranh đấu cho tôi được tự do trong suốt sáu năm một tháng bảy ngày tù vừa qua.
Chắc chắn trong lúc bị cầm tù sức khoẻ và tinh thần tôi có bị thương tổn ít nhiều. Nhưng niềm tin vào nhân phẩm và các giá trị nhân quyền phổ quát đã giúp tôi đứng vững trong những ngày khó khăn nhất.
Tôi bị bất ngờ khi được trả tự do và xuất cảnh đi Cộng hoà Liên bang Đức mặc dù trước đó Toà Đại sứ Đức và Phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đã vào tù thăm tôi hai lần.
Sau những lần viếng thăm này một số điều kiện giam giữ đã được cải thiện. Như việc chuyển từ Trại giam An Điềm (Quảng Nam) về Trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã đáp ứng được một phần những yêu cầu của tôi và gia đình về việc giam giữ xa nhà đối với tù nhân chính trị.
RFA: Ông có bị tra tấn hay đối xử vô nhân đạo trong quá trình tạm giam, và thời gian thi hành án ở An Điềm và Gia Trung? Nếu có, xin cho biết chi tiết.
Tôi bị bắt cóc ở Sài Gòn vào ngày 30/7/2017, bị chuyển ra Trại tạm giam B14 (Hà Nội) và ở đó cho đến ngày 10/7/2018. Từ trại này tôi bị chuyển đến và giam tại Trại giam An Điềm cho đến ngày 13/10/2022. Sau đó tôi bị giam ở Trại giam Gia Trung cho đến ngày rời Việt Nam là 8/9/2023.
Khi xem xét Luật Tạm giữ, Tạm giam, Luật Thi hành Án hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam, tôi thấy có nhiều quy định trong các luật này không được thi hành trên thực tế, khiến cho hầu hết các tù nhân – đặc biệt là tù nhân chính trị – bị tước đoạt quyền của bị can, bị cáo và người bị giam giữ. Ngoài ra còn có nhiều quy định luật không tương thích với các quy chuẩn tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay ký kết.
Do đó, trong thời gian bị giam tôi đã có nhiều đơn kiến nghị đòi cải thiện chế độ lao tù thông qua việc sửa đổi các luật có liên quan đến vấn đề giam giữ đang có hiệu lực tại Việt Nam.
RFA: Ông nghĩ gì về việc bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng với các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ?
Tôi không có bất cứ ý tưởng và hành động nào nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam. Tôi chỉ là một người hoạt động đơn thuần về nhân quyền.
Tôi không còn là thành viên của Hội Anh em Dân chủ trong thời gian dài trước khi bị bắt nên không tham gia và không biết về các hoạt động của hội này.
Những người bị đưa ra tòa sơ thẩm với tôi vào ngày 5/4/2018 và phúc thẩm vào ngày 4/6/2018 là những người bạn và người quen của tôi.
Trong các phiên xử đó tôi không thấy tòa đưa ra được những chứng cớ nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam mà đó chỉ là những hoạt động nhằm cải thiện nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Hậu quả là một bản án oan sai cho tất cả những người bị xét xử.
RFA: Ông bị buộc phải sống lưu vong và xa rời quê hương, nơi nhiều người hoạt động đang tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Ông có thể cho biết cảm nghĩ của mình không?
Tôi bị giam lần đầu ba năm sáu tháng tù và bị hai năm quản chế từ năm 2006 đến 2012. Lần này tôi bị bắt và kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế. Vì không nhận tội nên tôi không được giảm án.
Khi đến Trại giam Gia Trung để làm thủ tục cho tôi xuất cảnh, đại diện của Bộ Công an có yêu cầu tôi phải làm “đơn xin tạm hoãn thi hành án để xuất cảnh định cư” nhưng tôi đã từ chối và không làm đơn này. Vì trong hơn 6 năm qua tôi đã không nhận tội nên tôi thấy cái đơn này là không cần thiết.
Tôi quý trọng sự tự do. Được trả tự do và ra đi sống ở một nơi khác ngoài quê hương Việt Nam là điều mà không ai mong muốn nhưng đây là một sự lựa chọn để thoát khỏi án tù oan và cho vợ chồng tôi được sum họp.
Hội nhập tại một quê hương thứ hai và phải thích nghi với những điều mới lạ trong cuộc sống là điều tôi phải làm trong thời gian tới.
RFA: Ông có kế hoạch gì để tranh đấu cho quê hương trong tương lai không?
Tôi chưa biết mình có thể giúp ích gì cho tiến trình vận động nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần có thời gian để học hỏi những điều mới, cập nhật thông tin, v.v… và sau đó mới có thể quyết định sẽ làm gì cho nhân quyền Việt Nam.
RFA: Xin chân thành cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.