Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) nói rằng nhiều tổ chức xã hội dân sự (XHDS) của Việt Nam không hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ vì sợ bị chính quyền Hà Nội đàn áp.
Trong Báo cáo Kết quả Thường niên Quốc gia năm 2022 trình lên Đại Hội đồng LHQ kỳ họp lần thứ 54 diễn ra từ ngày 11/9 đến ngày 06/10, trong phần về Việt Nam, Cao uỷ Nhân quyền LHQ lưu ý rằng không gian hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị thu hẹp do chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của họ.
Báo cáo nói việc chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tùy tiện đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc hợp tác với LHQ.
Theo đó, nhiều đối tác xã hội dân sự lâu năm của LHQ đã hạn chế tham gia công khai vào các cơ chế nhân quyền, kể cả trong quá trình xem xét của Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban về Quyền Trẻ em, cũng như trong quá trình chuẩn bị cho chu kỳ thứ tư của Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam do sợ bị trả thù.
“… các tổ chức phi chính phủ bị ảnh hưởng nhiều nhất là những tổ chức hoạt động về nhân quyền, bình đẳng giới và phân biệt đối xử, pháp quyền và quản trị. Các đối tác chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự bày tỏ sự miễn cưỡng khi tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế, bao gồm cả các hoạt động đánh giá việc (Việt Nam- PV) thực thi các công ước quốc tế,” báo cáo nhấn mạnh.
Cao uỷ Nhân quyền LHQ cho rằng việc Việt Nam áp dụng luật một cách tùy tiện, bao gồm các điều khoản được quy định mơ hồ trong Bộ luật Hình sự liên quan đến tuyên truyền chống nhà nước và khung pháp lý của các tổ chức phi chính phủ, đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham gia với LHQ.
Các tổ chức xã hội dân sự được cho là do dự khi tham gia với LHQ với tư cách là đối tác thực hiện hoặc nhận tài trợ từ LHQ vì sợ bị vi phạm luật thuế vốn phức tạp và mơ hồ ở Việt Nam.
Để bảo đảm an toàn cho các tổ chức này, LHQ cho biết giữ kín tên và thông tin chi tiết của họ.
Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, thành viên của một nhóm xã hội dân sự không đăng ký, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo xã hội dân sự gần đây đã làm nhiều nhóm xã hội dân sự và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs) thận trọng, và hoạt động của nhiều trong số này bị tê liệt.
Nhóm của chúng tôi đánh giá thấy tình hình không an toàn nên từ lâu đã dừng mọi hoạt động, bao gồm cả các hoạt động có liên quan đến các tổ chức của Liên Hiệp quốc.”
Trong vài ba năm gần đây, bên cạnh việc bắt giữ hàng chục người bất đồng kiến và người hoạt động xã hội với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” chính quyền Việt Nam còn bắt giữ sáu nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với cáo buộc “trốn thuế.”
Đó là khôi nguyên giải thưởng quốc tế danh giá về môi trường Goldman 2018 Nguỵ Thị Khanh, luật sư Đặng Đình Bách, nhà báo Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, anh hùng môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và gần đây nhất là chuyên gia về năng lượng bền vững Ngô Thị Tố Nhiên- Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIETSE).
Các vụ bắt giữ trên làm chùn bước các tổ chức xã hội dân sự khác, đặc biệt là việc gửi báo cáo nhân quyền lên LHQ trong thời gian tới.
Nhà hoạt động này cho biết nhóm của họ từng làm báo cáo và tham dự Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam lần thứ 3 năm 2019 (UPR3) nhưng vì sự an toàn của các thành viên nên nhóm đã quyết định không tiến hành các hoạt động tương tự cho kỳ tới (UPR4) tổ chức vào tháng 4-tháng 5 năm 2024.
Theo nhà hoạt động này, trong kỳ UPR3, có hơn 50 tổ chức và liên minh nộp báo cáo lên LHQ nhưng trong kỳ tới này, sẽ chỉ có khoảng 30 tổ chức và liên minh tham gia sự kiện này và phần lớn trong số này là các tổ chức chính trị xã hội và hội đặc thù dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Trả thù vì báo cáo vi phạm nhân quyền lên LHQ
Báo cáo của Cao uỷ Nhân quyền LHQ cũng nhắc đến việc nhà chức trách ở nhiều địa phương trả thù các cá nhân đã liên lạc và gửi báo cáo vi phạm nhân quyền tới LHQ hoặc các tổ chức quốc tế, trong đó có nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, hai ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên – nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận, và bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.
Báo cáo nói bà Trang bị bắt giữ tuỳ tiện với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và tuyên án dài hạn chín năm tù giam vì chia sẻ về tình hình nhân quyền trong nước với LHQ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.
Bà Trang bị bắt vào tháng 10/2020 và gần hai năm sau mới được gặp mẹ già và anh ruột. Bà cũng bị chuyển đi thi hành án ở Trại giam An Phước mà phía công an không báo cho người thân. Báo cáo cũng nói bà không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ kể từ khi bị bắt giữ.
Báo cáo nhắc lại việc hai ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban bị cấm xuất cảnh khi họ đang trên đường sang Bali (Indonesia) để dự Hội nghị Đông Nam Á về tự do tôn giáo và niềm tin (SEAFORB) trong tháng 11/2022. Công an cấm hai ông không được gửi báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo ở Tây Nguyên cho các tổ chức quốc tế và LHQ.
Cao uỷ Nhân quyền LHQ bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của việc đe doạ hai nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo vì nó có thể cản trở sự hợp tác với LHQ và dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt.
Tình hình hiện tại vẫn không có gì cải thiện so với năm 2022, theo một nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo ở Đắk Lắk, người không muốn công khai danh tính vì sợ bị trả thù. Người này nói với RFA trong ngày 21/9.
“Công an vẫn giám sát chặt chẽ những người đứng đầu các điểm nhóm của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, không cho các tín đồ tụ tập để hành lễ, và đe doạ sẽ bỏ tù chúng tôi nếu chúng tôi gửi báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo ra nước ngoài,”
Báo cáo cũng nhắc đến việc an ninh Việt Nam đã cấm xuất cảnh bà Bùi Thị Kim Phượng từ năm 2018 khiến bà không thể đi vận động quốc tế cho chồng Nguyễn Bắc Truyển, người bị bắt giữa năm 2017 và sau đó bị kết án 11 năm tù vì các hoạt động cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Ngày 08/9, Việt Nam đã phóng thích ông Truyển trước thời hạn tù năm năm, nhưng buộc ông và vợ phải đi lưu vong tại Đức.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, tuy nhiên chưa nhận được ngay phản hồi. Cơ quan ngoại giao của nước này thường không trả lời các câu hỏi của RFA.
Trang điện tử của báo Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/9 đăng tải bài viết với tựa đề “Không được phép can thiệp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đất nước và nhân dân Việt Nam,” nói rằng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) thực hiện những hoạt động thiếu thiện chí, không phù hợp với lợi ích Việt Nam, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…
Tác giả Quang Minh còn viết “Nổi lên trong thời gian qua là hiện tượng nhân danh hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, giáo dục, y tế, nhất là liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số, người lao động, đất đai, môi trường… một số NGO tìm cách can thiệp các công việc nội bộ của Việt Nam, đưa ra những thông tin, đánh giá thiếu khách quan nhằm mục đích gây hoang mang dư luận, dấy lên những nghi kị, mất đoàn kết dân tộc, có tính chất chia rẽ vùng miền, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Ðảng và Nhà nước.” (RFA)
September 22, 2023
Báo cáo: Nhiều nhóm XHDS Việt Nam từ chối hợp tác với Liên Hiệp Quốc vì sợ bị trả thù
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) nói rằng nhiều tổ chức xã hội dân sự (XHDS) của Việt Nam không hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ vì sợ bị chính quyền Hà Nội đàn áp.
Trong Báo cáo Kết quả Thường niên Quốc gia năm 2022 trình lên Đại Hội đồng LHQ kỳ họp lần thứ 54 diễn ra từ ngày 11/9 đến ngày 06/10, trong phần về Việt Nam, Cao uỷ Nhân quyền LHQ lưu ý rằng không gian hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị thu hẹp do chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của họ.
Báo cáo nói việc chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tùy tiện đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc hợp tác với LHQ.
Theo đó, nhiều đối tác xã hội dân sự lâu năm của LHQ đã hạn chế tham gia công khai vào các cơ chế nhân quyền, kể cả trong quá trình xem xét của Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban về Quyền Trẻ em, cũng như trong quá trình chuẩn bị cho chu kỳ thứ tư của Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam do sợ bị trả thù.
“… các tổ chức phi chính phủ bị ảnh hưởng nhiều nhất là những tổ chức hoạt động về nhân quyền, bình đẳng giới và phân biệt đối xử, pháp quyền và quản trị. Các đối tác chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự bày tỏ sự miễn cưỡng khi tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế, bao gồm cả các hoạt động đánh giá việc (Việt Nam- PV) thực thi các công ước quốc tế,” báo cáo nhấn mạnh.
Cao uỷ Nhân quyền LHQ cho rằng việc Việt Nam áp dụng luật một cách tùy tiện, bao gồm các điều khoản được quy định mơ hồ trong Bộ luật Hình sự liên quan đến tuyên truyền chống nhà nước và khung pháp lý của các tổ chức phi chính phủ, đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham gia với LHQ.
Các tổ chức xã hội dân sự được cho là do dự khi tham gia với LHQ với tư cách là đối tác thực hiện hoặc nhận tài trợ từ LHQ vì sợ bị vi phạm luật thuế vốn phức tạp và mơ hồ ở Việt Nam.
Để bảo đảm an toàn cho các tổ chức này, LHQ cho biết giữ kín tên và thông tin chi tiết của họ.
Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, thành viên của một nhóm xã hội dân sự không đăng ký, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo xã hội dân sự gần đây đã làm nhiều nhóm xã hội dân sự và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs) thận trọng, và hoạt động của nhiều trong số này bị tê liệt.
Nhóm của chúng tôi đánh giá thấy tình hình không an toàn nên từ lâu đã dừng mọi hoạt động, bao gồm cả các hoạt động có liên quan đến các tổ chức của Liên Hiệp quốc.”
Trong vài ba năm gần đây, bên cạnh việc bắt giữ hàng chục người bất đồng kiến và người hoạt động xã hội với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” chính quyền Việt Nam còn bắt giữ sáu nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với cáo buộc “trốn thuế.”
Đó là khôi nguyên giải thưởng quốc tế danh giá về môi trường Goldman 2018 Nguỵ Thị Khanh, luật sư Đặng Đình Bách, nhà báo Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, anh hùng môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và gần đây nhất là chuyên gia về năng lượng bền vững Ngô Thị Tố Nhiên- Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIETSE).
Các vụ bắt giữ trên làm chùn bước các tổ chức xã hội dân sự khác, đặc biệt là việc gửi báo cáo nhân quyền lên LHQ trong thời gian tới.
Nhà hoạt động này cho biết nhóm của họ từng làm báo cáo và tham dự Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam lần thứ 3 năm 2019 (UPR3) nhưng vì sự an toàn của các thành viên nên nhóm đã quyết định không tiến hành các hoạt động tương tự cho kỳ tới (UPR4) tổ chức vào tháng 4-tháng 5 năm 2024.
Theo nhà hoạt động này, trong kỳ UPR3, có hơn 50 tổ chức và liên minh nộp báo cáo lên LHQ nhưng trong kỳ tới này, sẽ chỉ có khoảng 30 tổ chức và liên minh tham gia sự kiện này và phần lớn trong số này là các tổ chức chính trị xã hội và hội đặc thù dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Trả thù vì báo cáo vi phạm nhân quyền lên LHQ
Báo cáo của Cao uỷ Nhân quyền LHQ cũng nhắc đến việc nhà chức trách ở nhiều địa phương trả thù các cá nhân đã liên lạc và gửi báo cáo vi phạm nhân quyền tới LHQ hoặc các tổ chức quốc tế, trong đó có nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, hai ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên – nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận, và bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.
Báo cáo nói bà Trang bị bắt giữ tuỳ tiện với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và tuyên án dài hạn chín năm tù giam vì chia sẻ về tình hình nhân quyền trong nước với LHQ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.
Bà Trang bị bắt vào tháng 10/2020 và gần hai năm sau mới được gặp mẹ già và anh ruột. Bà cũng bị chuyển đi thi hành án ở Trại giam An Phước mà phía công an không báo cho người thân. Báo cáo cũng nói bà không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ kể từ khi bị bắt giữ.
Báo cáo nhắc lại việc hai ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban bị cấm xuất cảnh khi họ đang trên đường sang Bali (Indonesia) để dự Hội nghị Đông Nam Á về tự do tôn giáo và niềm tin (SEAFORB) trong tháng 11/2022. Công an cấm hai ông không được gửi báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo ở Tây Nguyên cho các tổ chức quốc tế và LHQ.
Cao uỷ Nhân quyền LHQ bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của việc đe doạ hai nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo vì nó có thể cản trở sự hợp tác với LHQ và dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt.
Tình hình hiện tại vẫn không có gì cải thiện so với năm 2022, theo một nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo ở Đắk Lắk, người không muốn công khai danh tính vì sợ bị trả thù. Người này nói với RFA trong ngày 21/9.
“Công an vẫn giám sát chặt chẽ những người đứng đầu các điểm nhóm của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, không cho các tín đồ tụ tập để hành lễ, và đe doạ sẽ bỏ tù chúng tôi nếu chúng tôi gửi báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo ra nước ngoài,”
Báo cáo cũng nhắc đến việc an ninh Việt Nam đã cấm xuất cảnh bà Bùi Thị Kim Phượng từ năm 2018 khiến bà không thể đi vận động quốc tế cho chồng Nguyễn Bắc Truyển, người bị bắt giữa năm 2017 và sau đó bị kết án 11 năm tù vì các hoạt động cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Ngày 08/9, Việt Nam đã phóng thích ông Truyển trước thời hạn tù năm năm, nhưng buộc ông và vợ phải đi lưu vong tại Đức.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, tuy nhiên chưa nhận được ngay phản hồi. Cơ quan ngoại giao của nước này thường không trả lời các câu hỏi của RFA.
Trang điện tử của báo Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/9 đăng tải bài viết với tựa đề “Không được phép can thiệp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đất nước và nhân dân Việt Nam,” nói rằng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) thực hiện những hoạt động thiếu thiện chí, không phù hợp với lợi ích Việt Nam, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…
Tác giả Quang Minh còn viết “Nổi lên trong thời gian qua là hiện tượng nhân danh hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, giáo dục, y tế, nhất là liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số, người lao động, đất đai, môi trường… một số NGO tìm cách can thiệp các công việc nội bộ của Việt Nam, đưa ra những thông tin, đánh giá thiếu khách quan nhằm mục đích gây hoang mang dư luận, dấy lên những nghi kị, mất đoàn kết dân tộc, có tính chất chia rẽ vùng miền, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Ðảng và Nhà nước.” (RFA)