Ông Nguyễn Minh Sơn (60 tuổi), người gần đây bị kết án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, không thực hiện quyền kháng cáo vì “không tin vào công lý” ở Việt Nam.
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Phước, vợ của ông Sơn, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết sau buổi thăm gặp ông tại Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội vào ngày 17/10.
Bà Phước thuật lại trao đổi giữa hai vợ chồng trong lần thăm gặp đầu tiên kể từ ngày bị bắt cách đây một năm và hai mươi ngày:
“Anh Sơn nói sẽ không kháng cáo vì anh biết rằng các phiên toà chính trị ở Việt Nam không công bằng và án đã định đoạt từ trước.
Anh kiên định, giữ nguyên quan điểm không có tội, mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận.”
Theo Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu không bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn này thì bản án và quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Ông Sơn là một trong số ít người bất đồng chính kiến không kháng cáo bản án sơ thẩm vì thiếu niềm tin vào tư pháp Việt Nam. Trong số này có nhà báo Phạm Chí Dũng- chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA, cả hai bị kết tội với cùng tội danh theo Điều 117.
Ông Dũng đang thụ án tù 15 năm, mức án cao nhất cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi ông Thắng cũng đang thi hành án sáu năm tù giam.
Ông Sơn, một người thường sử dụng mạng xã hội Facebook để lên tiếng về nhiều vấn đề chính trị-xã hội ở Việt Nam, bị bắt ngày 28/9/2022. Đúng một năm sau, trong một phiên chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ, ông bị Toà án Hà Nội kết án sáu năm tù giam.
Ông bị kết tội vì một video phát trực tiếp (live stream) trên trang Facebook cá nhân bên ngoài phiên toà xử nhà báo công dân Lê Trọng Hùng vào cuối năm 2021. Khi đó ông Sơn trong tình trạng say rượu buông lời chửi bới cộng sản và ông Hồ Chí Minh.
Luật sư Ngô Anh Tuấn là người bào chữa cho ông Sơn trong phiên sơ thẩm cho rằng bản án sáu năm tù giam đối với thân chủ của mình là vô cùng nặng nề so với hành vi đã thực hiện. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của RFA ngay sau phiên toà, ông nói hành vi của ông Sơn có thể bị xử phạt ở một hình thức khác phù hợp hơn, như phạt hành chính, hay “làm nhục người khác” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhưng đề nghị của ông bị toà bác bỏ.
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân.
Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ.
TNLT Lê Trọng Hùng dừng tuyệt thực dù chưa đạt mục tiêu
Tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Trọng Hùng, người đang thi hành án tù năm năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam số 6 (Nghệ An), đã bắt đầu ăn vào ngày 04/10 sau 30 ngày tuyệt thực cho dù không đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Hùng bắt đầu tuyệt thực từ ngày 04/9 với mục đích yêu cầu toà án mở lại phiên phúc thẩm vụ án của ông, do khi tòa xét xử không có luật sư và người nhà cũng không được thông báo.
Ông cũng yêu cầu cán bộ Trại giam số 6 tôn trọng quyền lợi chính đáng của tù nhân, và đề nghị đại biểu Quốc hội vào gặp ông vì bản thân ông đang đề nghị thành lập Tòa Bảo Hiến.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 18/10, bà Đỗ Lê Na, vợ của ông Hùng, cung cấp chi tiết hoàn toàn tương tự điều bà đã nêu trong tài khoản Facebook cá nhân. Theo đó, ông Hùng thông báo quyết định dừng tuyệt thực cho bà trong cuộc điện thoại về cho gia đình ngày 16/10. Ông ăn trở lại vào đúng dịp kỷ niệm ngày cưới lần thứ 14 của hai vợ chồng.
Ông Hùng có kế hoạch tuyệt thực đến ngày 09/11, tuy nhiên, ông nhận thấy nhà chức trách Việt Nam sẽ không đáp ứng các đề nghị của mình nên ông quyết định dừng tuyệt thực vì không muốn để vợ con cùng thân nhân và bằng hữu phải lo lắng cho sức khoẻ của ông.
Bà cho biết sau một tháng tuyệt thực, chồng bà đã giảm 11 kg nhưng giờ thì sức khỏe đang dần hồi phục.
Ông Hùng, 44 tuổi, là một cựu giáo viên của Trường Câm điếc Xã Đàn (Hà Nội). Ông được nhiều người biết đến sau khi tham gia làm báo độc lập, đặc biệt là chương trình phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội Facebook và YouTube, có tên CHTV. Nội dung chủ yếu là phản biện chính sách, và tố cáo tham nhũng, sai phạm trong cưỡng chế đất đai.
Ông thường mua bản in Hiến pháp hiện hành của Việt Nam để phát cho người dân nhằm giúp họ hiểu được quyền của mình. Trước cuộc bầu cử Quốc hội khoá 15 năm 2021, ông nộp đơn ứng cử và hứa sẽ vận động thành lập Tòa Bảo Hiến nếu trúng cử.
Ông bị bắt vào cuối tháng ba năm đó, hai tháng trước khi cuộc bầu cử diễn ra, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong phiên xử sơ thẩm vào ngày cuối cùng của năm 2021, ông bị kết án năm năm tù giam và năm năm quản chế.
Giữa tháng tư năm 2022, toà phúc thẩm giữ nguyên bản án trong phiên xử không có sự hiện diện của luật sư và gia đình. (RFA)
October 19, 2023
Tù nhân Nguyễn Minh Sơn không kháng cáo bản án sáu năm tù giam vì không tin vào công lý
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Nguyễn Minh Sơn (60 tuổi), người gần đây bị kết án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, không thực hiện quyền kháng cáo vì “không tin vào công lý” ở Việt Nam.
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Phước, vợ của ông Sơn, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết sau buổi thăm gặp ông tại Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội vào ngày 17/10.
Bà Phước thuật lại trao đổi giữa hai vợ chồng trong lần thăm gặp đầu tiên kể từ ngày bị bắt cách đây một năm và hai mươi ngày:
“Anh Sơn nói sẽ không kháng cáo vì anh biết rằng các phiên toà chính trị ở Việt Nam không công bằng và án đã định đoạt từ trước.
Anh kiên định, giữ nguyên quan điểm không có tội, mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận.”
Theo Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu không bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn này thì bản án và quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Ông Sơn là một trong số ít người bất đồng chính kiến không kháng cáo bản án sơ thẩm vì thiếu niềm tin vào tư pháp Việt Nam. Trong số này có nhà báo Phạm Chí Dũng- chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA, cả hai bị kết tội với cùng tội danh theo Điều 117.
Ông Dũng đang thụ án tù 15 năm, mức án cao nhất cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi ông Thắng cũng đang thi hành án sáu năm tù giam.
Ông Sơn, một người thường sử dụng mạng xã hội Facebook để lên tiếng về nhiều vấn đề chính trị-xã hội ở Việt Nam, bị bắt ngày 28/9/2022. Đúng một năm sau, trong một phiên chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ, ông bị Toà án Hà Nội kết án sáu năm tù giam.
Ông bị kết tội vì một video phát trực tiếp (live stream) trên trang Facebook cá nhân bên ngoài phiên toà xử nhà báo công dân Lê Trọng Hùng vào cuối năm 2021. Khi đó ông Sơn trong tình trạng say rượu buông lời chửi bới cộng sản và ông Hồ Chí Minh.
Luật sư Ngô Anh Tuấn là người bào chữa cho ông Sơn trong phiên sơ thẩm cho rằng bản án sáu năm tù giam đối với thân chủ của mình là vô cùng nặng nề so với hành vi đã thực hiện. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của RFA ngay sau phiên toà, ông nói hành vi của ông Sơn có thể bị xử phạt ở một hình thức khác phù hợp hơn, như phạt hành chính, hay “làm nhục người khác” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhưng đề nghị của ông bị toà bác bỏ.
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân.
Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ.
TNLT Lê Trọng Hùng dừng tuyệt thực dù chưa đạt mục tiêu
Tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Trọng Hùng, người đang thi hành án tù năm năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam số 6 (Nghệ An), đã bắt đầu ăn vào ngày 04/10 sau 30 ngày tuyệt thực cho dù không đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Hùng bắt đầu tuyệt thực từ ngày 04/9 với mục đích yêu cầu toà án mở lại phiên phúc thẩm vụ án của ông, do khi tòa xét xử không có luật sư và người nhà cũng không được thông báo.
Ông cũng yêu cầu cán bộ Trại giam số 6 tôn trọng quyền lợi chính đáng của tù nhân, và đề nghị đại biểu Quốc hội vào gặp ông vì bản thân ông đang đề nghị thành lập Tòa Bảo Hiến.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 18/10, bà Đỗ Lê Na, vợ của ông Hùng, cung cấp chi tiết hoàn toàn tương tự điều bà đã nêu trong tài khoản Facebook cá nhân. Theo đó, ông Hùng thông báo quyết định dừng tuyệt thực cho bà trong cuộc điện thoại về cho gia đình ngày 16/10. Ông ăn trở lại vào đúng dịp kỷ niệm ngày cưới lần thứ 14 của hai vợ chồng.
Ông Hùng có kế hoạch tuyệt thực đến ngày 09/11, tuy nhiên, ông nhận thấy nhà chức trách Việt Nam sẽ không đáp ứng các đề nghị của mình nên ông quyết định dừng tuyệt thực vì không muốn để vợ con cùng thân nhân và bằng hữu phải lo lắng cho sức khoẻ của ông.
Bà cho biết sau một tháng tuyệt thực, chồng bà đã giảm 11 kg nhưng giờ thì sức khỏe đang dần hồi phục.
Ông Hùng, 44 tuổi, là một cựu giáo viên của Trường Câm điếc Xã Đàn (Hà Nội). Ông được nhiều người biết đến sau khi tham gia làm báo độc lập, đặc biệt là chương trình phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội Facebook và YouTube, có tên CHTV. Nội dung chủ yếu là phản biện chính sách, và tố cáo tham nhũng, sai phạm trong cưỡng chế đất đai.
Ông thường mua bản in Hiến pháp hiện hành của Việt Nam để phát cho người dân nhằm giúp họ hiểu được quyền của mình. Trước cuộc bầu cử Quốc hội khoá 15 năm 2021, ông nộp đơn ứng cử và hứa sẽ vận động thành lập Tòa Bảo Hiến nếu trúng cử.
Ông bị bắt vào cuối tháng ba năm đó, hai tháng trước khi cuộc bầu cử diễn ra, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong phiên xử sơ thẩm vào ngày cuối cùng của năm 2021, ông bị kết án năm năm tù giam và năm năm quản chế.
Giữa tháng tư năm 2022, toà phúc thẩm giữ nguyên bản án trong phiên xử không có sự hiện diện của luật sư và gia đình. (RFA)