Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của Liên Hiệp quốc (LHQ), ông Surya Deva chỉ ra những mặt hạn chế của Việt Nam đặc biệt liên quan đến người sắc tộc thiểu số sau chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới quốc gia này.
Chiều 15/11, ông Surya Deva tổ chức cuộc họp báo ở Hà Nội và phát trực tuyến qua nền tảng Zoom có sự tham dự của phóng viên Đài Á Châu Tự Do.
Trong bài phát biểu của mình, ông Surya cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có nhiều tiến bộ trong phát triển nhưng còn nhiều hạn chế và chính phủ cần cố gắng hơn nữa để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Ông Surya Deva nhận thấy Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên có sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả.
“Chúng tôi cảm thấy rằng khi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sự tiến bộ không đồng đều, không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau trong xã hội trong khi mục tiêu của sự phát triển bền vững là không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chúng tôi cảm thấy rằng một số người, một số cộng đồng nhất định đã bị bỏ lại phía sau và một trong những điển hình là nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Tôi nghĩ chính phủ biết điều đó và cần phải giảm tỷ lệ nghèo đói, đói ăn và thiếu dinh dưỡng trong những cộng đồng của người dân tộc thiểu số.”
Người thiểu số và vấn đề người bản địa
Trong các văn bản của Chính phủ và Đảng Cộng sản VN ban hành có những cam kết không để các cộng đồng người dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau, tuy nhiên có sự khác biệt giữa cam kết trên văn bản giấy tờ và hành động thực tế.
“Tôi nghĩ rằng cần phải làm nhiều hơn để bảo đảm rằng người dân tộc thiểu số không đối mặt với những bất lợi.”
Ông cho hay bản thân nhận được thông tin nhiều người thuộc nhóm dân tộc thiểu số không được cấp thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân, do vậy họ không thể tiếp cận được các dịch vụ công.
Ông bày tỏ quan ngại về việc Nhà nước Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của khái niệm “người bản địa.” Theo ông, chính phủ ủng hộ Tuyên bố của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP) năm 2007, cho nên họ cần cho phép người dân tộc thiểu số tự nhận mình là người bản địa.
“Nguyên tắc chính của Công ước về quyền của người bản địa là mọi người phải có quyền tự xác định liệu họ có muốn được coi là người bản địa hay không,” ông nói.
Lợi ích không đồng đều từ các hiệp định thương mại
Theo ông Surya Deva, Hà Nội không được bỏ qua các yếu tố về nhân quyền, quyền lao động, và môi trường trong các Hiệp ước thương mại với quốc tế.
Việt Nam đang có ba hiệp định thương mại thế hệ mới với EU, Anh quốc, và CPTPP. Các hiệp định này buộc Việt Nam cần tôn trọng các quyền lao động và môi trường.
“Tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam thừa nhận lợi ích từ các hiệp định thương mại không được hưởng đều giữa các địa phương và giữa người với người.”
Tiếp xúc với một số doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và cả doanh nghiệp nước ngoài, ông nhận thấy họ chưa nhận thức được các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp để tôn trọng nhân quyền và môi trường cũng như quyền của người lao động.
Ông hỏi các công ty và nhân viên về việc họ có chính sách chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc không và câu trả lời của các công ty này là “không.”
Ông cho đó là thiếu sót của các doanh nghiệp về phương cách giải quyết các tình huống quấy rối có thể xảy ra tại nơi làm việc.
Ngoài ra, quan chức của LHQ cũng nhận được thông tin chính quyền thu hồi đất đai của người dân với giá đền bù thấp nhưng bán lại cho các doanh nghiệp với giá cao gấp nhiều lần.
Ông hy vọng với dự thảo Luật Đất đai, Việt Nam sẽ có chính sách thu hồi đất đai cân bằng hơn, không để những người bị thu hồi đất bị bỏ lại phía sau, bằng cách bồi thường với giá không quá thấp so với giá bán lại cho doanh nghiệp, và bảo đảm sinh kế cho người bị thu hồi đất.
Thách thức của Việt Nam
Ông Surya Deva chỉ ra những thách thức mà quốc gia độc đảng đang phải đối mặt, trong đó có tệ quan liêu của bộ máy công quyền, và việc áp dụng luật không công bằng giữa người dân và quan chức.
Một trong những biểu hiện rõ nét sự quan liêu của các cơ quan công quyền là việc xét duyệt các dự án phát triển rất chậm, mất hàng năm trời, do vậy người thụ hưởng không được hưởng lợi từ dự án cho dù họ rất cần.
Ông cho biết trong các cuộc nói chuyện với quan chức của nhiều cơ quan và nhận thấy rằng các quan chức thận trọng trong việc ra quyết định vì sợ bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay.
Việc nhiều cơ quan tham gia xét duyệt cũng làm chậm các dự án. Ông hy vọng Chính phủ Việt Nam đơn giản hoá các thủ tục để các dự án phát triển được tiến hành sớm và người dân được hưởng lợi từ đó.
Áp dụng luật bất bình đẳng
Theo ông, một quốc gia phát triển phải xây dựng trên cơ sở mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.
“Tôi cảm nhận được việc sử dụng luật một cách có chọn lọc để nhằm vào người bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu, và người bảo vệ môi trường.”
Mặc dù không nêu bất kỳ danh tính nào, tuy nhiên chính phủ Việt Nam hiện đã và đang bỏ tù ít nhất năm nhà hoạt động môi trường với cáo buộc “trốn thuế” vốn bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích.
Ông đặt câu hỏi tại sao cùng một vấn đề mà người này bị pháp luật trừng phạt trong khi người kia lại không bị sao.
Ông cũng nhận thấy Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế quyền tự do ngôn luận, kể cả trên mạng Internet.
Theo ông, Chính phủ cần nhìn nhận những ý kiến khác biệt để tạo ra một xã hội phát triển bền vững. Nếu không, có những nhóm người nhất định sẽ bị bỏ lại phía sau.
Trong thông cáo của Liên Hiệp quốc trước chuyến đi, chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt có mục đích hỗ trợ Hà Nội củng cố luật pháp, chính sách và thực hành phù hợp với Tuyên bố về Quyền phát triển (năm 1986) và các tiêu chuẩn liên quan khác.
Chuyên gia sẽ trình bày báo cáo của ông lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc vào tháng 09 năm 2024. (RFA)
November 16, 2023
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ quan ngại việc chính phủ VN không thừa nhận khái niệm “người bản địa”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của Liên Hiệp quốc (LHQ), ông Surya Deva chỉ ra những mặt hạn chế của Việt Nam đặc biệt liên quan đến người sắc tộc thiểu số sau chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới quốc gia này.
Chiều 15/11, ông Surya Deva tổ chức cuộc họp báo ở Hà Nội và phát trực tuyến qua nền tảng Zoom có sự tham dự của phóng viên Đài Á Châu Tự Do.
Trong bài phát biểu của mình, ông Surya cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có nhiều tiến bộ trong phát triển nhưng còn nhiều hạn chế và chính phủ cần cố gắng hơn nữa để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Ông Surya Deva nhận thấy Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên có sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả.
“Chúng tôi cảm thấy rằng khi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sự tiến bộ không đồng đều, không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau trong xã hội trong khi mục tiêu của sự phát triển bền vững là không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chúng tôi cảm thấy rằng một số người, một số cộng đồng nhất định đã bị bỏ lại phía sau và một trong những điển hình là nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Tôi nghĩ chính phủ biết điều đó và cần phải giảm tỷ lệ nghèo đói, đói ăn và thiếu dinh dưỡng trong những cộng đồng của người dân tộc thiểu số.”
Người thiểu số và vấn đề người bản địa
Trong các văn bản của Chính phủ và Đảng Cộng sản VN ban hành có những cam kết không để các cộng đồng người dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau, tuy nhiên có sự khác biệt giữa cam kết trên văn bản giấy tờ và hành động thực tế.
“Tôi nghĩ rằng cần phải làm nhiều hơn để bảo đảm rằng người dân tộc thiểu số không đối mặt với những bất lợi.”
Ông cho hay bản thân nhận được thông tin nhiều người thuộc nhóm dân tộc thiểu số không được cấp thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân, do vậy họ không thể tiếp cận được các dịch vụ công.
Ông bày tỏ quan ngại về việc Nhà nước Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của khái niệm “người bản địa.” Theo ông, chính phủ ủng hộ Tuyên bố của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP) năm 2007, cho nên họ cần cho phép người dân tộc thiểu số tự nhận mình là người bản địa.
“Nguyên tắc chính của Công ước về quyền của người bản địa là mọi người phải có quyền tự xác định liệu họ có muốn được coi là người bản địa hay không,” ông nói.
Lợi ích không đồng đều từ các hiệp định thương mại
Theo ông Surya Deva, Hà Nội không được bỏ qua các yếu tố về nhân quyền, quyền lao động, và môi trường trong các Hiệp ước thương mại với quốc tế.
Việt Nam đang có ba hiệp định thương mại thế hệ mới với EU, Anh quốc, và CPTPP. Các hiệp định này buộc Việt Nam cần tôn trọng các quyền lao động và môi trường.
“Tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam thừa nhận lợi ích từ các hiệp định thương mại không được hưởng đều giữa các địa phương và giữa người với người.”
Tiếp xúc với một số doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và cả doanh nghiệp nước ngoài, ông nhận thấy họ chưa nhận thức được các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp để tôn trọng nhân quyền và môi trường cũng như quyền của người lao động.
Ông hỏi các công ty và nhân viên về việc họ có chính sách chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc không và câu trả lời của các công ty này là “không.”
Ông cho đó là thiếu sót của các doanh nghiệp về phương cách giải quyết các tình huống quấy rối có thể xảy ra tại nơi làm việc.
Ngoài ra, quan chức của LHQ cũng nhận được thông tin chính quyền thu hồi đất đai của người dân với giá đền bù thấp nhưng bán lại cho các doanh nghiệp với giá cao gấp nhiều lần.
Ông hy vọng với dự thảo Luật Đất đai, Việt Nam sẽ có chính sách thu hồi đất đai cân bằng hơn, không để những người bị thu hồi đất bị bỏ lại phía sau, bằng cách bồi thường với giá không quá thấp so với giá bán lại cho doanh nghiệp, và bảo đảm sinh kế cho người bị thu hồi đất.
Thách thức của Việt Nam
Ông Surya Deva chỉ ra những thách thức mà quốc gia độc đảng đang phải đối mặt, trong đó có tệ quan liêu của bộ máy công quyền, và việc áp dụng luật không công bằng giữa người dân và quan chức.
Một trong những biểu hiện rõ nét sự quan liêu của các cơ quan công quyền là việc xét duyệt các dự án phát triển rất chậm, mất hàng năm trời, do vậy người thụ hưởng không được hưởng lợi từ dự án cho dù họ rất cần.
Ông cho biết trong các cuộc nói chuyện với quan chức của nhiều cơ quan và nhận thấy rằng các quan chức thận trọng trong việc ra quyết định vì sợ bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay.
Việc nhiều cơ quan tham gia xét duyệt cũng làm chậm các dự án. Ông hy vọng Chính phủ Việt Nam đơn giản hoá các thủ tục để các dự án phát triển được tiến hành sớm và người dân được hưởng lợi từ đó.
Áp dụng luật bất bình đẳng
Theo ông, một quốc gia phát triển phải xây dựng trên cơ sở mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.
“Tôi cảm nhận được việc sử dụng luật một cách có chọn lọc để nhằm vào người bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu, và người bảo vệ môi trường.”
Mặc dù không nêu bất kỳ danh tính nào, tuy nhiên chính phủ Việt Nam hiện đã và đang bỏ tù ít nhất năm nhà hoạt động môi trường với cáo buộc “trốn thuế” vốn bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích.
Ông đặt câu hỏi tại sao cùng một vấn đề mà người này bị pháp luật trừng phạt trong khi người kia lại không bị sao.
Ông cũng nhận thấy Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế quyền tự do ngôn luận, kể cả trên mạng Internet.
Theo ông, Chính phủ cần nhìn nhận những ý kiến khác biệt để tạo ra một xã hội phát triển bền vững. Nếu không, có những nhóm người nhất định sẽ bị bỏ lại phía sau.
Trong thông cáo của Liên Hiệp quốc trước chuyến đi, chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt có mục đích hỗ trợ Hà Nội củng cố luật pháp, chính sách và thực hành phù hợp với Tuyên bố về Quyền phát triển (năm 1986) và các tiêu chuẩn liên quan khác.
Chuyên gia sẽ trình bày báo cáo của ông lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc vào tháng 09 năm 2024. (RFA)