Có ít nhất ba người dân phải nhập viện sau khi công an và lực lượng mặc thường phục trấn áp người dân xóm Phong Yên phản đối việc san lấp mặt bằng cho Dự án Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa (còn được gọi là Dự án Eco Central Park Vinh).
Vào sáng ngày 15/11, hàng trăm người dân xóm Phong Yên tràn ra khu vực đầm ao nuôi tôm của họ nhằm ngăn cản chủ đầu tư của dự án, Công ty Cổ phần Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào đưa người và xe thi công vào san lấp mặt bằng.
Một người dân xóm Phong Yên không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng 16/11:
“Khi người dân kéo ra để giữ ao đầm thì không biết thế lực nào điều động hàng trăm chiến sĩ công an và cả xã hội đen đến để đàn áp, lôi kéo người dân ra khỏi khu vực thi công.
Có khoảng 200 người dân xóm Phong Yên nhưng phải đối mặt với khoảng 300 công an cùng khoảng 50 thanh niên đội mũ đỏ, nhiều trong số đó có vẻ là sinh viên vì họ nhìn rất trẻ.”
Theo video người dân cung cấp, lực lượng công an trong đó có cả cảnh sát cơ động được trang bị khiên và dùi cui cùng nhiều người mặc thường phục đội mũ bảo hộ màu đỏ xông vào lôi kéo người dân ra khỏi khu vực thi công.
Một người dân địa phương khác cho biết, những người này được điều động đến bằng xe khách, và họ vào công trường lấy mũ đỏ đội lên. Trong khi công an chỉ lôi kéo và xô đẩy thì những người đội mũ đỏ đấm đá người dân.
Hậu quả là có nhiều người bị thương nhẹ và có ba người bị thương nặng phải nhập viện chữa trị ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.
Đa số người bị thương là người già, có người trên 80 tuổi. Trong số những người bị thương cần điều trị ở bệnh viện có ông Trần Văn Phú, đang ở khoa cấp cứu.
Lực lượng công an với sự trợ giúp của những người mặc thường phục buộc tất cả người dân Phong Yên rời khỏi hiện trường và phía chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng.
Một người dân cho biết trong ngày 16/11, công an gọi nhiều người dân lên Uỷ ban Nhân dân xã Hưng Hoà để buộc họ phải xoá các bài viết và video clip về cuộc trấn áp ngày hôm qua mà họ đăng tải trên Facebook.
Phóng viên gọi điện cho lãnh đạo của tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh, và xã Hưng Hoà để kiểm chứng thông tin mà người dân địa phương cung cấp, nhưng không có ai nghe máy.
Truyền thông của tỉnh Nghệ An và nhà nước không đưa tin về vụ cưỡng chế nói trên.
Bồi thường chưa thoả đáng
Theo một bài viết vào tháng 11/2022 trên báo Dân tộc & Phát triển, Dự án Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 07/10/2010 với diện tích 156 hecta. Năm 2021, dự án được điều chỉnh có diện tích 155,9 hecta, quy mô dân số khoảng 14.700 người.
Dự án đóng băng cho đến năm 2021, Cổ phần Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào hợp tác với Tập đoàn Ecopark để thực hiện dự án này.
Dự án được kỳ vọng sẽ là khu đô thị sinh thái kết hợp dịch vụ thương mại, nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế và đầu tư xây dựng đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Hai người dân xóm Phong Yên cho biết nơi thực hiện dự án là cánh đồng Vòng Rây, được chính quyền cấp cho người dân Phong Yên từ năm 1993 theo Nghị định 64/CP của Chính phủ để họ trồng lúa và khoai.
Từ năm 2001, thực hiện chủ trương xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, người dân xã Hưng Hoà, bao gồm cả xóm Phong Yên, được vận động chuyển sang đào ao nuôi tôm phục vụ chế biến xuất khẩu.
Từ đó, người dân tự nuôi tôm hoặc cho người thầu nuôi trồng thuỷ sản kể cả khi dự án bắt đầu thi công vào năm ngoái.
Việc nhiều người dân Phong Yên ngăn cản thi công dự án vì họ chưa nhận được bồi thường cho phần đầm ao bị thu hồi là 170 triệu đồng/sào Trung bộ (500 mét vuông) như người dân ở xóm khác trong xã.
Có một số hộ được nhận bồi thường với mức 42.5 triệu-49 triệu/sào cho chi phí cải tạo ao hồ và dụng cụ máy móc nuôi trồng thuỷ sản.
Một người cho biết lý do 92 hộ dân của Phong Yên chưa nhận được bồi thường đầy đủ là vì “dân bỏ hoang không trồng trọt nên tỉnh thu hồi rồi, nên bây giờ không được đền bù” như lời giải thích của ông Phó Chủ tịch thành phố Vinh Nguyễn Sĩ Diệu trong cuộc họp đối chất với người dân Phong Yên ở Nhà văn hoá của xóm trong ngày 5/11/2023.
Người dân Phong Yên nuôi tôm cho đến cuối năm 2022 và vẫn đóng sản lượng cho Hợp tác xã Hưng Hoà 2, chứ không bỏ hoang đầm. Người này khẳng định chưa có văn bản thu hồi đất nào cho vùng đất này.
Yên Phong có 170 hộ dân, và 92 hộ dân có diện tích ruộng/đầm ở cánh đồng Vòng Rây. (RFA)
November 21, 2023
Dự án Eco Central Park Vinh: Ba người dân nhập viện sau khi công an vào cưỡng chế
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Có ít nhất ba người dân phải nhập viện sau khi công an và lực lượng mặc thường phục trấn áp người dân xóm Phong Yên phản đối việc san lấp mặt bằng cho Dự án Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa (còn được gọi là Dự án Eco Central Park Vinh).
Vào sáng ngày 15/11, hàng trăm người dân xóm Phong Yên tràn ra khu vực đầm ao nuôi tôm của họ nhằm ngăn cản chủ đầu tư của dự án, Công ty Cổ phần Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào đưa người và xe thi công vào san lấp mặt bằng.
Một người dân xóm Phong Yên không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng 16/11:
“Khi người dân kéo ra để giữ ao đầm thì không biết thế lực nào điều động hàng trăm chiến sĩ công an và cả xã hội đen đến để đàn áp, lôi kéo người dân ra khỏi khu vực thi công.
Có khoảng 200 người dân xóm Phong Yên nhưng phải đối mặt với khoảng 300 công an cùng khoảng 50 thanh niên đội mũ đỏ, nhiều trong số đó có vẻ là sinh viên vì họ nhìn rất trẻ.”
Theo video người dân cung cấp, lực lượng công an trong đó có cả cảnh sát cơ động được trang bị khiên và dùi cui cùng nhiều người mặc thường phục đội mũ bảo hộ màu đỏ xông vào lôi kéo người dân ra khỏi khu vực thi công.
Một người dân địa phương khác cho biết, những người này được điều động đến bằng xe khách, và họ vào công trường lấy mũ đỏ đội lên. Trong khi công an chỉ lôi kéo và xô đẩy thì những người đội mũ đỏ đấm đá người dân.
Hậu quả là có nhiều người bị thương nhẹ và có ba người bị thương nặng phải nhập viện chữa trị ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.
Đa số người bị thương là người già, có người trên 80 tuổi. Trong số những người bị thương cần điều trị ở bệnh viện có ông Trần Văn Phú, đang ở khoa cấp cứu.
Lực lượng công an với sự trợ giúp của những người mặc thường phục buộc tất cả người dân Phong Yên rời khỏi hiện trường và phía chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng.
Một người dân cho biết trong ngày 16/11, công an gọi nhiều người dân lên Uỷ ban Nhân dân xã Hưng Hoà để buộc họ phải xoá các bài viết và video clip về cuộc trấn áp ngày hôm qua mà họ đăng tải trên Facebook.
Phóng viên gọi điện cho lãnh đạo của tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh, và xã Hưng Hoà để kiểm chứng thông tin mà người dân địa phương cung cấp, nhưng không có ai nghe máy.
Truyền thông của tỉnh Nghệ An và nhà nước không đưa tin về vụ cưỡng chế nói trên.
Bồi thường chưa thoả đáng
Theo một bài viết vào tháng 11/2022 trên báo Dân tộc & Phát triển, Dự án Khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 07/10/2010 với diện tích 156 hecta. Năm 2021, dự án được điều chỉnh có diện tích 155,9 hecta, quy mô dân số khoảng 14.700 người.
Dự án đóng băng cho đến năm 2021, Cổ phần Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt Lào hợp tác với Tập đoàn Ecopark để thực hiện dự án này.
Dự án được kỳ vọng sẽ là khu đô thị sinh thái kết hợp dịch vụ thương mại, nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế và đầu tư xây dựng đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Hai người dân xóm Phong Yên cho biết nơi thực hiện dự án là cánh đồng Vòng Rây, được chính quyền cấp cho người dân Phong Yên từ năm 1993 theo Nghị định 64/CP của Chính phủ để họ trồng lúa và khoai.
Từ năm 2001, thực hiện chủ trương xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, người dân xã Hưng Hoà, bao gồm cả xóm Phong Yên, được vận động chuyển sang đào ao nuôi tôm phục vụ chế biến xuất khẩu.
Từ đó, người dân tự nuôi tôm hoặc cho người thầu nuôi trồng thuỷ sản kể cả khi dự án bắt đầu thi công vào năm ngoái.
Việc nhiều người dân Phong Yên ngăn cản thi công dự án vì họ chưa nhận được bồi thường cho phần đầm ao bị thu hồi là 170 triệu đồng/sào Trung bộ (500 mét vuông) như người dân ở xóm khác trong xã.
Có một số hộ được nhận bồi thường với mức 42.5 triệu-49 triệu/sào cho chi phí cải tạo ao hồ và dụng cụ máy móc nuôi trồng thuỷ sản.
Một người cho biết lý do 92 hộ dân của Phong Yên chưa nhận được bồi thường đầy đủ là vì “dân bỏ hoang không trồng trọt nên tỉnh thu hồi rồi, nên bây giờ không được đền bù” như lời giải thích của ông Phó Chủ tịch thành phố Vinh Nguyễn Sĩ Diệu trong cuộc họp đối chất với người dân Phong Yên ở Nhà văn hoá của xóm trong ngày 5/11/2023.
Người dân Phong Yên nuôi tôm cho đến cuối năm 2022 và vẫn đóng sản lượng cho Hợp tác xã Hưng Hoà 2, chứ không bỏ hoang đầm. Người này khẳng định chưa có văn bản thu hồi đất nào cho vùng đất này.
Yên Phong có 170 hộ dân, và 92 hộ dân có diện tích ruộng/đầm ở cánh đồng Vòng Rây. (RFA)