Cuộc thăm gặp của tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đình Bách với gia đình bị dừng đột ngột sau khi ông này nói với người thân về đơn từ tố cáo bản thân bị hành hung chưa được giải quyết.
Thông tin trên được bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách, cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 28/11.
Bà kể lại việc hai vợ chồng bị dừng cuộc nói chuyện trong cuộc thăm gặp ngày 15/11:
“Khi mà anh Bách nói với em là gia đình cần phải đến làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An về việc hai cái đơn khiếu nại của anh Bách đã gửi đi vào ngày 26/8 và ngày 16/9 thì đến nay vẫn chưa được giải quyết và anh Bách nói tiếp là vì hai cái đơn đó có liên quan trực tiếp tới việc anh bị hành hung vào ngày 31/8.
Lúc anh Bách chưa nói hết thì ngay lập tức là bị ngăn cản và bị ngắt điện thoại, rồi sau đấy ba cán bộ giám sát yêu cầu dừng cuộc thăm gặp ngay lập tức.”
Bà Thảo cho biết khi bị các cán bộ trại giam khống chế lôi khỏi phòng thăm gặp, ông Bách đã kịp truyền tin cho vợ về người đã đánh ông ngày 31/8.
“Gí sát mặt vào cái tấm kính vách ngăn, anh ấy hét rất to tên người đã đánh anh ấy là Nguyễn Doãn Anh- là người đã đá vào sau gáy của anh dẫn đến chấn thương với vết thâm tím ở sau gáy dài 7 cm.”
Phóng viên không thể kết nối với số điện thoại của Trại giam số 6 để kiểm chứng thông tin, tuy nhiên theo bà Thảo thì đội trưởng Trại giam số 6 Trần Duy Phong đã ba lần trả lời gia đình (bằng hai văn bản và một lần gặp trực tiếp) phủ nhận toàn bộ sự việc trên.
Như tin đã đưa, ông Bách tố cáo bị đánh đập bởi cán bộ trại giam ngay sau cuộc gọi cho gia đình ngày 31/8 để thông báo về việc trước đó ông và ba tù nhân chính trị khác trong Tổ A, Phân trại số 1, Trại giam số 6 bị một nhóm người mặc đồ phạm nhân nhảy vào khu giam giữ tù chính trị uy hiếp tính mạng của họ.
Bà Thảo cho biết trong cuộc gọi về nhà vào ngày 27/11, vào những giây cuối cùng, ông Bách nói vợ mình ghi lại số hiệu 554-526 của Nguyễn Doãn Anh- người đã đánh và gây chấn thương cho ông cách đây gần 3 tháng.
Theo bà, không phải ngẫu nhiên mà chồng mình sử dụng mọi cơ hội để cung cấp thông tin về người đã đánh ông, vì Trại giam số 6 luôn bác bỏ việc ông bị hành hung.
Trong trại giam, ông Bách tiếp tục không nhận thức ăn từ trại giam từ ngày 04/9 và chỉ sử dụng thức ăn của gia đình gửi vào. Ngoài ra, ông phải ngâm các loại hạt khô và đồ khô trong thời gian lâu mới có thể ăn được do trại giam không cung cấp nước sôi và căng-tin cũng không bán cho ông.
Ông chỉ được phép mua thêm đồ ở căng-tin với tổng số tiền không quá 1,7 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, do giá cả hàng hoá ở đây đắt hơn thị trường bên ngoài nhiều lần nên số lượng mua được không nhiều.
Ông còn bị trại giam tịch thu một số đồ dùng cá nhân như đèn đọc sách, đồng hồ, tinh dầu trị bệnh hen suyễn, dao cạo râu, và sổ nhật ký. Gia đình cũng không được gửi cho ông một số đồ dùng không thuộc danh mục cấm gửi.
Bị buộc truy nộp tiền “trốn thuế”
Ông Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), bị kết án năm năm tù giam về tội “trốn thuế” cho các dự án được tài trợ bởi nước ngoài. Bên cạnh đó, ông còn bị buộc truy nộp số tiền 1,38 tỷ đồng.
Trong buổi gặp vợ gần đây, ông cho biết Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai gửi Thư yêu cầu truy nộp số tiền nói trên. Tuy nhiên, ông đã viết thư trả lời với nội dung không đồng ý với bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì vụ án này có quy trình tố tụng bất minh, phiên tòa vi phạm nguyên tắc xét xử công khai, và khẳng định ông không phạm tội trốn thuế như bị kết tội.
Trong thư trả lời ông cũng nói vì ông đang bị giam giữ nên không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự, và gia đình ông không có nghĩa vụ phải nộp số tiền đó.
Bà Thảo cho biết trong nhiều tháng gần đây, Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai yêu cầu gia đình nộp số tiền trên, nếu không sẽ cưỡng chế căn hộ duy nhất mà bà và con nhỏ cùng bố mẹ chồng đang sinh sống.
Gần đây, bà có nhận được điện thoại từ cơ quan này yêu cầu bà tới làm việc, nhưng bà từ chối và yêu cầu phải có văn bản chính thức.
Trong thư phản hồi Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai, ông Bách không đồng ý các biện pháp cưỡng chế tài sản, bà Thảo cho hay.
Ông Bách bị bắt ngày 24/6/2021 với cáo buộc “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự vì bị cho là không đóng các khoản thuế cho các khoản tài trợ nước ngoài dành cho Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững.
Trong cả hai phiên toà sơ thẩm (tháng 1/2022) và phúc thẩm (tháng 8/2022), ông bị kết tội cho dù ông đều khẳng định bản thân vô tội.
Cuối tháng năm vừa qua, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, có văn bản gửi Chính phủ Việt Nam trong đó đưa ra ý kiến cho rằng nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách bị bắt giữ một cách tùy tiện và xét xử một cách không công bằng. Cơ quan này cũng kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông, và bồi thường cho ông một cách thoả đáng.
Ông Bách là một trong năm nhà hoạt động môi trường và xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước bị bắt với cáo buộc trốn thuế trong vài năm qua. Bốn người kia gồm anh hùng môi trường Nguỵ Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng, Mai Phan Lợi, và Bạch Hồng Dương. (RFA)
November 30, 2023
Cán bộ Trại giam số 6 cắt ngắn cuộc thăm gặp TNLT Đặng Đình Bách sau khi ông tố bị hành hung
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cuộc thăm gặp của tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đình Bách với gia đình bị dừng đột ngột sau khi ông này nói với người thân về đơn từ tố cáo bản thân bị hành hung chưa được giải quyết.
Thông tin trên được bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách, cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 28/11.
Bà kể lại việc hai vợ chồng bị dừng cuộc nói chuyện trong cuộc thăm gặp ngày 15/11:
“Khi mà anh Bách nói với em là gia đình cần phải đến làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An về việc hai cái đơn khiếu nại của anh Bách đã gửi đi vào ngày 26/8 và ngày 16/9 thì đến nay vẫn chưa được giải quyết và anh Bách nói tiếp là vì hai cái đơn đó có liên quan trực tiếp tới việc anh bị hành hung vào ngày 31/8.
Lúc anh Bách chưa nói hết thì ngay lập tức là bị ngăn cản và bị ngắt điện thoại, rồi sau đấy ba cán bộ giám sát yêu cầu dừng cuộc thăm gặp ngay lập tức.”
Bà Thảo cho biết khi bị các cán bộ trại giam khống chế lôi khỏi phòng thăm gặp, ông Bách đã kịp truyền tin cho vợ về người đã đánh ông ngày 31/8.
“Gí sát mặt vào cái tấm kính vách ngăn, anh ấy hét rất to tên người đã đánh anh ấy là Nguyễn Doãn Anh- là người đã đá vào sau gáy của anh dẫn đến chấn thương với vết thâm tím ở sau gáy dài 7 cm.”
Phóng viên không thể kết nối với số điện thoại của Trại giam số 6 để kiểm chứng thông tin, tuy nhiên theo bà Thảo thì đội trưởng Trại giam số 6 Trần Duy Phong đã ba lần trả lời gia đình (bằng hai văn bản và một lần gặp trực tiếp) phủ nhận toàn bộ sự việc trên.
Như tin đã đưa, ông Bách tố cáo bị đánh đập bởi cán bộ trại giam ngay sau cuộc gọi cho gia đình ngày 31/8 để thông báo về việc trước đó ông và ba tù nhân chính trị khác trong Tổ A, Phân trại số 1, Trại giam số 6 bị một nhóm người mặc đồ phạm nhân nhảy vào khu giam giữ tù chính trị uy hiếp tính mạng của họ.
Bà Thảo cho biết trong cuộc gọi về nhà vào ngày 27/11, vào những giây cuối cùng, ông Bách nói vợ mình ghi lại số hiệu 554-526 của Nguyễn Doãn Anh- người đã đánh và gây chấn thương cho ông cách đây gần 3 tháng.
Theo bà, không phải ngẫu nhiên mà chồng mình sử dụng mọi cơ hội để cung cấp thông tin về người đã đánh ông, vì Trại giam số 6 luôn bác bỏ việc ông bị hành hung.
Trong trại giam, ông Bách tiếp tục không nhận thức ăn từ trại giam từ ngày 04/9 và chỉ sử dụng thức ăn của gia đình gửi vào. Ngoài ra, ông phải ngâm các loại hạt khô và đồ khô trong thời gian lâu mới có thể ăn được do trại giam không cung cấp nước sôi và căng-tin cũng không bán cho ông.
Ông chỉ được phép mua thêm đồ ở căng-tin với tổng số tiền không quá 1,7 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, do giá cả hàng hoá ở đây đắt hơn thị trường bên ngoài nhiều lần nên số lượng mua được không nhiều.
Ông còn bị trại giam tịch thu một số đồ dùng cá nhân như đèn đọc sách, đồng hồ, tinh dầu trị bệnh hen suyễn, dao cạo râu, và sổ nhật ký. Gia đình cũng không được gửi cho ông một số đồ dùng không thuộc danh mục cấm gửi.
Bị buộc truy nộp tiền “trốn thuế”
Ông Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), bị kết án năm năm tù giam về tội “trốn thuế” cho các dự án được tài trợ bởi nước ngoài. Bên cạnh đó, ông còn bị buộc truy nộp số tiền 1,38 tỷ đồng.
Trong buổi gặp vợ gần đây, ông cho biết Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai gửi Thư yêu cầu truy nộp số tiền nói trên. Tuy nhiên, ông đã viết thư trả lời với nội dung không đồng ý với bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì vụ án này có quy trình tố tụng bất minh, phiên tòa vi phạm nguyên tắc xét xử công khai, và khẳng định ông không phạm tội trốn thuế như bị kết tội.
Trong thư trả lời ông cũng nói vì ông đang bị giam giữ nên không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự, và gia đình ông không có nghĩa vụ phải nộp số tiền đó.
Bà Thảo cho biết trong nhiều tháng gần đây, Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai yêu cầu gia đình nộp số tiền trên, nếu không sẽ cưỡng chế căn hộ duy nhất mà bà và con nhỏ cùng bố mẹ chồng đang sinh sống.
Gần đây, bà có nhận được điện thoại từ cơ quan này yêu cầu bà tới làm việc, nhưng bà từ chối và yêu cầu phải có văn bản chính thức.
Trong thư phản hồi Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai, ông Bách không đồng ý các biện pháp cưỡng chế tài sản, bà Thảo cho hay.
Ông Bách bị bắt ngày 24/6/2021 với cáo buộc “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự vì bị cho là không đóng các khoản thuế cho các khoản tài trợ nước ngoài dành cho Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững.
Trong cả hai phiên toà sơ thẩm (tháng 1/2022) và phúc thẩm (tháng 8/2022), ông bị kết tội cho dù ông đều khẳng định bản thân vô tội.
Cuối tháng năm vừa qua, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, có văn bản gửi Chính phủ Việt Nam trong đó đưa ra ý kiến cho rằng nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách bị bắt giữ một cách tùy tiện và xét xử một cách không công bằng. Cơ quan này cũng kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông, và bồi thường cho ông một cách thoả đáng.
Ông Bách là một trong năm nhà hoạt động môi trường và xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước bị bắt với cáo buộc trốn thuế trong vài năm qua. Bốn người kia gồm anh hùng môi trường Nguỵ Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng, Mai Phan Lợi, và Bạch Hồng Dương. (RFA)