Tang lễ của cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn diễn ra một cách bình thường mặc dù cơ quan an ninh có các động thái gây khó khăn.
Sáng ngày 29/11, nhục thân của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được đưa đi trà tỳ ở Đồng Nai, tro cốt dự kiến sẽ được rải xuống Thái Bình Dương theo di nguyện của ông.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vào tháng 8/2022 được suy cử làm Chánh Thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống của giáo hội có từ thời Việt Nam Cộng Hòa theo di chúc của Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, người viên tịch trước đó vào tháng 2/2020.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào lúc 16 giờ chiều ngày 24/11 vừa qua tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ của vị chân tu này bắt đầu từ sáng ngày hôm sau.
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều ngày 29/11 ngay sau khi ông trở về từ đám tang.
Vị này cho biết nhà chức trách tỉnh Đồng Nai trong ngày đầu tang lễ đã đến chùa Phật Ân để yêu cầu nhà chùa gỡ bỏ băng-rôn có dòng chữ “Tang lễ cố trưởng lão hòa thượng Thích Tuệ sỹ- Chánh Thư ký Kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”
Ông kể lại:
“Trong tang lễ của cố hòa thượng Thích Tuệ Sỹ- Chánh thư ký kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, an ninh họ tới làm việc với Hoà thượng Viện chủ chùa Phật Ân yêu cầu Hòa thượng gỡ cái băng-rôn để tang lễ của cố trưởng lão xuống.”
Tuy nhiên, yêu cầu trên đã bị cự tuyệt một cách kiên quyết, vị hoà thượng cho hay.
“Tôi không trực tiếp tham gia nhưng mà được nghe Thượng tọa trụ trì Trung Đạo nói lời của Viện chủ là Hoà Thượng Thích Minh Tâm: Nếu quý bị bắt tôi gỡ xuống thì các vị đem súng mà bắn tôi đi rồi muốn gỡ gì thì gỡ.”
Nhạc sĩ Tuấn Khanh tường thuật lại vụ việc trên blog của RFA cho biết, một phái đoàn của an ninh, ban tôn giáo, chính quyền địa phương đến tìm trụ trì chùa Phật Ân, đòi tháo tấm biểu ngữ trong điện thờ và tất cả những gì có ghi danh tính của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với hàng chữ Chánh thư ký, kiêm xử lý thường vụ, Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Một tăng sĩ kể lại là khi phái đoàn của nhà nước bị đặt câu hỏi “tại sao?” thì đã có người nói GHPGVNTN là một tổ chức không được công nhận. Câu trả lời dứt khoát của các thầy ở chùa Phật Ân là “khi nào GHPGVNTN có văn bản đặt ra ngoài vòng pháp luật, chúng tôi sẽ bàn thảo về chuyện này”
Cuối cùng thì băng-rôn với nội dung trên vẫn tồn tại ở cổng ra vào của chùa Phật Ân và một số nơi khác thuộc khu vực tang lễ.
Bên cạnh đó, nhà chức trách Việt Nam cũng đưa nhiều nhân viên mặc thường phục vào khu vực tang lễ để theo dõi sự kiện, và quay phim các tăng lữ khi họ đến viếng. Dường như lực lượng an ninh được điều động từ nhiều tỉnh thành. Hoà thượng Thích Vĩnh Phước thuật lại:
“Họ không gây khó khăn gì cho việc đi đến nhưng mà có điều là khi xe quý thầy và các đoàn tới thì đều bị quay phim rất là kỳ. Điển hình như tôi, tôi mà vừa bước xuống chưa kịp sửa áo quần gì cả thì họ đã quay phim.”
Tuy nhiên, theo vị hoà thượng này, tang lễ của người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn diễn ra êm đẹp. Ông tổng kết:
“Tang lễ của Ôn diễn ra một cách rất là tốt đẹp, được nhiều chư tăng và phật tử từ trong nước và ngoài nước về dự lễ và cũng không đến nỗi phải khó khăn lắm.”
Phóng viên gọi điện thoại cho ông Nguyễn Kim Long, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Đồng Nai thì ông này yêu cầu phóng viên gửi câu hỏi về cơ quan này theo đường bưu điện. Phóng viên gửi email cho cơ quan Công an tỉnh với đề nghị xác minh thông tin nhưng chưa nhận được ngay câu trả lời.
Báo chí nhà nước viết gì về tang lễ?
Chỉ có báo Giác Ngộ online, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và hai trang báo mạng Một Thế Giới của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và Tuổi Trẻ đưa tin về tang lễ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ.
Các báo còn lại hoàn toàn im lặng về sự ra đi của một bậc chân tu, người từng bị kết án tử hình nhưng sau chuyển thành án 17 năm tù giam bởi chính quyền độc đảng ở Việt Nam sau năm 1975.
Tuy nhiên, ba báo mạng nói trên cũng đưa tin về tang lễ một cách sơ sài. Thậm chí, các bài báo đăng trên ba báo trên không giới thiệu chức vụ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, cũng không nhắc đến tên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo có từ thời Việt Nam Cộng hòa.
Các báo chỉ nói Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ là đệ tử của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (RFA)
November 30, 2023
Tang lễ cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn diễn ra tốt đẹp dù an ninh gây khó khăn
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tang lễ của cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn diễn ra một cách bình thường mặc dù cơ quan an ninh có các động thái gây khó khăn.
Sáng ngày 29/11, nhục thân của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được đưa đi trà tỳ ở Đồng Nai, tro cốt dự kiến sẽ được rải xuống Thái Bình Dương theo di nguyện của ông.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vào tháng 8/2022 được suy cử làm Chánh Thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống của giáo hội có từ thời Việt Nam Cộng Hòa theo di chúc của Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, người viên tịch trước đó vào tháng 2/2020.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào lúc 16 giờ chiều ngày 24/11 vừa qua tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ của vị chân tu này bắt đầu từ sáng ngày hôm sau.
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều ngày 29/11 ngay sau khi ông trở về từ đám tang.
Vị này cho biết nhà chức trách tỉnh Đồng Nai trong ngày đầu tang lễ đã đến chùa Phật Ân để yêu cầu nhà chùa gỡ bỏ băng-rôn có dòng chữ “Tang lễ cố trưởng lão hòa thượng Thích Tuệ sỹ- Chánh Thư ký Kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”
Ông kể lại:
“Trong tang lễ của cố hòa thượng Thích Tuệ Sỹ- Chánh thư ký kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, an ninh họ tới làm việc với Hoà thượng Viện chủ chùa Phật Ân yêu cầu Hòa thượng gỡ cái băng-rôn để tang lễ của cố trưởng lão xuống.”
Tuy nhiên, yêu cầu trên đã bị cự tuyệt một cách kiên quyết, vị hoà thượng cho hay.
“Tôi không trực tiếp tham gia nhưng mà được nghe Thượng tọa trụ trì Trung Đạo nói lời của Viện chủ là Hoà Thượng Thích Minh Tâm: Nếu quý bị bắt tôi gỡ xuống thì các vị đem súng mà bắn tôi đi rồi muốn gỡ gì thì gỡ.”
Nhạc sĩ Tuấn Khanh tường thuật lại vụ việc trên blog của RFA cho biết, một phái đoàn của an ninh, ban tôn giáo, chính quyền địa phương đến tìm trụ trì chùa Phật Ân, đòi tháo tấm biểu ngữ trong điện thờ và tất cả những gì có ghi danh tính của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với hàng chữ Chánh thư ký, kiêm xử lý thường vụ, Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Một tăng sĩ kể lại là khi phái đoàn của nhà nước bị đặt câu hỏi “tại sao?” thì đã có người nói GHPGVNTN là một tổ chức không được công nhận. Câu trả lời dứt khoát của các thầy ở chùa Phật Ân là “khi nào GHPGVNTN có văn bản đặt ra ngoài vòng pháp luật, chúng tôi sẽ bàn thảo về chuyện này”
Cuối cùng thì băng-rôn với nội dung trên vẫn tồn tại ở cổng ra vào của chùa Phật Ân và một số nơi khác thuộc khu vực tang lễ.
Bên cạnh đó, nhà chức trách Việt Nam cũng đưa nhiều nhân viên mặc thường phục vào khu vực tang lễ để theo dõi sự kiện, và quay phim các tăng lữ khi họ đến viếng. Dường như lực lượng an ninh được điều động từ nhiều tỉnh thành. Hoà thượng Thích Vĩnh Phước thuật lại:
“Họ không gây khó khăn gì cho việc đi đến nhưng mà có điều là khi xe quý thầy và các đoàn tới thì đều bị quay phim rất là kỳ. Điển hình như tôi, tôi mà vừa bước xuống chưa kịp sửa áo quần gì cả thì họ đã quay phim.”
Tuy nhiên, theo vị hoà thượng này, tang lễ của người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn diễn ra êm đẹp. Ông tổng kết:
“Tang lễ của Ôn diễn ra một cách rất là tốt đẹp, được nhiều chư tăng và phật tử từ trong nước và ngoài nước về dự lễ và cũng không đến nỗi phải khó khăn lắm.”
Phóng viên gọi điện thoại cho ông Nguyễn Kim Long, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Đồng Nai thì ông này yêu cầu phóng viên gửi câu hỏi về cơ quan này theo đường bưu điện. Phóng viên gửi email cho cơ quan Công an tỉnh với đề nghị xác minh thông tin nhưng chưa nhận được ngay câu trả lời.
Báo chí nhà nước viết gì về tang lễ?
Chỉ có báo Giác Ngộ online, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và hai trang báo mạng Một Thế Giới của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và Tuổi Trẻ đưa tin về tang lễ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ.
Các báo còn lại hoàn toàn im lặng về sự ra đi của một bậc chân tu, người từng bị kết án tử hình nhưng sau chuyển thành án 17 năm tù giam bởi chính quyền độc đảng ở Việt Nam sau năm 1975.
Tuy nhiên, ba báo mạng nói trên cũng đưa tin về tang lễ một cách sơ sài. Thậm chí, các bài báo đăng trên ba báo trên không giới thiệu chức vụ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, cũng không nhắc đến tên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo có từ thời Việt Nam Cộng hòa.
Các báo chỉ nói Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ là đệ tử của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (RFA)