Toà án Nhân dân quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ kết án ông Lê Minh Thể 30 tháng tù giam vì cho rằng ông đã “xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Ngày 06/12, cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Minh Thể bị đưa ra xét xử với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội.
Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình:
“Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát quận Bình Thuỷ nói rằng vì thấy xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực, bản thân bức xúc nên từ khoảng đầu năm 2022, ông Thể đăng tải, chia sẻ và bình luận nhiều bài viết, phát trực tiếp nhiều video để thể hiện quan điểm của cá nhân không đồng tình với chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước về nhiều vấn đề chính trị, xã hội…
Khi ông Thể bị bắt, truyền thông Nhà nước dẫn thông tin từ công an địa phương nói ông Thể thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh có nội dung vi phạm pháp luật lên trang Facebook cá nhân để nhiều người chia sẻ, bình luận. Tuy nhiên, các báo không đưa ra bài viết cụ thể nào có nội dung như vậy.
Đây là lần thứ hai ông Thể bị kết tội về cùng một tội danh.
Trong lần thứ nhất, ông bị bắt vào ngày 10/10/2018 cũng vì đăng tải nhiều bài viết về các vấn đề của xã hội Việt Nam trên Facebook và Youtube. Trong phiên toà vào tháng 3/2019, ông bị kết án hai năm tù giam.
Ông bị buộc tội đã sử dụng Facebook để phát trực tiếp nhiều lần với nội dung tuyên truyền nói xấu đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị cho là gây phá hoại sự đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ nhân dân với đảng và nhà nước; gây phương hại đến an ninh trật tự chính trị quốc gia, an toàn xã hội.
Cáo trạng cũng nói ông Thể câu kết, móc nối, trao đổi thông tin trên các diễn đàn mạng với các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm kêu gọi biểu tình, đòi thay thế chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập…
Ông mãn hạn tù vào ngày 10/7/2020.
Em gái ông, bà Lê Thị Bình cũng bị án tù hai năm về cùng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhưng đã mãn hạn tù vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Ông Thể là người hoạt động thứ tám bị kết tội theo Điều 331 từ đầu năm đến nay. Bốn người trong số họ bị kết án từ 3 năm sáu tháng đến sáu năm sáu tháng trong khi ba người còn lại bị án tù từ 15 tháng đến 18 tháng.
Chính quyền độc đảng ở Việt Nam thường xuyên sử dụng Điều 331 bên cạnh Điều 117 “tuyên truyền chống nhà nước” để bỏ tù những người thực thi quyền tự do ngôn luận.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội sửa đổi hoặc xoá bỏ hai điều trên cùng một số điều khác trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để tương thích với các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam. (RFA)
December 8, 2023
Cựu TNLT Lê Minh Thể bị kết án 30 tháng tù giam vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Toà án Nhân dân quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ kết án ông Lê Minh Thể 30 tháng tù giam vì cho rằng ông đã “xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Ngày 06/12, cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Minh Thể bị đưa ra xét xử với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội.
Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình:
“Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát quận Bình Thuỷ nói rằng vì thấy xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực, bản thân bức xúc nên từ khoảng đầu năm 2022, ông Thể đăng tải, chia sẻ và bình luận nhiều bài viết, phát trực tiếp nhiều video để thể hiện quan điểm của cá nhân không đồng tình với chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước về nhiều vấn đề chính trị, xã hội…
Khi ông Thể bị bắt, truyền thông Nhà nước dẫn thông tin từ công an địa phương nói ông Thể thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh có nội dung vi phạm pháp luật lên trang Facebook cá nhân để nhiều người chia sẻ, bình luận. Tuy nhiên, các báo không đưa ra bài viết cụ thể nào có nội dung như vậy.
Đây là lần thứ hai ông Thể bị kết tội về cùng một tội danh.
Trong lần thứ nhất, ông bị bắt vào ngày 10/10/2018 cũng vì đăng tải nhiều bài viết về các vấn đề của xã hội Việt Nam trên Facebook và Youtube. Trong phiên toà vào tháng 3/2019, ông bị kết án hai năm tù giam.
Ông bị buộc tội đã sử dụng Facebook để phát trực tiếp nhiều lần với nội dung tuyên truyền nói xấu đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị cho là gây phá hoại sự đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ nhân dân với đảng và nhà nước; gây phương hại đến an ninh trật tự chính trị quốc gia, an toàn xã hội.
Cáo trạng cũng nói ông Thể câu kết, móc nối, trao đổi thông tin trên các diễn đàn mạng với các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm kêu gọi biểu tình, đòi thay thế chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập…
Ông mãn hạn tù vào ngày 10/7/2020.
Em gái ông, bà Lê Thị Bình cũng bị án tù hai năm về cùng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhưng đã mãn hạn tù vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Ông Thể là người hoạt động thứ tám bị kết tội theo Điều 331 từ đầu năm đến nay. Bốn người trong số họ bị kết án từ 3 năm sáu tháng đến sáu năm sáu tháng trong khi ba người còn lại bị án tù từ 15 tháng đến 18 tháng.
Chính quyền độc đảng ở Việt Nam thường xuyên sử dụng Điều 331 bên cạnh Điều 117 “tuyên truyền chống nhà nước” để bỏ tù những người thực thi quyền tự do ngôn luận.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội sửa đổi hoặc xoá bỏ hai điều trên cùng một số điều khác trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để tương thích với các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam. (RFA)