Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) bày tỏ sự quan ngại về an toàn của ông Lù A Da, một nhà hoạt động người H’mong hiện đang bị cảnh sát Thái Lan giam giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Ngày 07/12, ông Lù A Da, một nhà truyền đạo và là người điều hành tổ chức xã hội dân sự Liên minh Nhân quyền Người H’mong (Hmong Human Rights Coalition) bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ trước cửa nhà trọ của mình ở thủ đô Bangkok.
Ông và gia đình chạy trốn khỏi Việt Nam và nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan từ năm 2020 để xin qui chế tị nạn.
Sau khi Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin về trường hợp này, ngày 15/12, Phó Chủ tịch USCIRF Frederick Davie viết trên mạng xã hội X (tức Twitter trước đây) bày tỏ lo lắng về vụ bắt giữ:
“USCIRF quan ngại đến trường hợp ông Lù A Da, một nhà hoạt động và nhà truyền giáo H’mong đã chạy trốn cuộc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Ông hiện đang bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan giam giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam do các hoạt động tích cực của mình.”
Ông Lù A Da là một trong số những người tị nạn Việt Nam đang bị giam giữ bởi cảnh sát di trú Thái Lan. Họ là người hoạt động về quyền tự do tôn giáo hoặc nạn nhân của đàn áp tự do tôn giáo bị buộc phải nhập cảnh không phép vào Thái Lan từ nhiều năm nay để trốn tránh sự đàn áp.
UNCIRF kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để người hoạt động không bị trục xuất về Việt Nam.
“Chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải nêu vấn đề này với chính quyền Thái Lan, về hành vi trục xuất các thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số dễ bị tổn thương, nơi họ phải đối mặt với sự đàn áp, giam giữ và tra tấn.”
Vợ ông Lù A Da, bà Giàng Thị A cho biết sau vài ngày bị giam giữ trong đồn cảnh sát, ông bị đưa đi giam giữ ở Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp (IDC) và tổ chức Trung tâm Trợ giúp Người tị nạn (CAP) đang làm hồ sơ để bảo lãnh ông ra ngoài.
Nói với RFA trong ngày 21/12, bà bày tỏ lo lắng về khả năng chồng mình bị trục xuất:
“Rất là lo ngại anh ấy bị trục xuất về Việt Nam, cái này rất là nguy hiểm, bởi vì anh hoạt động nhân quyền nên chính quyền Việt Nam họ ghét nên cho nên là sợ về Việt Nam thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.”
Bà cũng cho biết sau khi ông bị bắt giữ, Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) ở Bangkok đã cấp quy chế tị nạn cho ông Lù A Da và cả gia đình bà.
Nghi ngờ có bàn tay của chính quyền Việt Nam
Ông Vàng Seo Giả, thành viên của Liên minh Nhân quyền Người H’mong và đang tị nạn ở Thái Lan, nghi ngờ về sự dính líu của an ninh Việt Nam trong các vụ bắt giữ người tị nạn gần đây. Ông nói với RFA về vụ bắt giữ ông Lù A Da:
“Ông Lù A Da đang điều hành tổ chức xã hội dân sự Hmong Human Rights Coaliation và chúng tôi gần như là những tiếng nói duy nhất của H’mong bị bách hại ở Việt Nam. Tôi cho rằng chính quyền Việt Nam muốn tìm cách triệt tiêu chúng tôi để triệt tiêu tiếng nói này.”
Vào cuối tháng 11 vừa qua, cảnh sát Thái Lan bắt giữ 11 người Thượng, ba người trong số đó là thành viên của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), một tổ chức đấu tranh ôn hoà cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo bị chính quyền Việt Nam cáo buộc đứng đằng sau vụ việc ở Tây Nguyên hồi tháng 6.
Những người tị nạn bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ đều đối diện với nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi họ có thể bị cầm tù vì tội danh“trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 121 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam với mức án lên đến 20 năm tù.
Về các vụ bắt giữ người tị nạn thuộc các sắc dân thiểu số đến từ Việt Nam gần đây, ông Vàng Seo Giả nói:
“Trước đây nếu người tị nạn bị bắt thì tôi cho rằng có thể là do họ kém may mắn và họ bị bắt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có một số người Thượng bị bắt và sau đó thành viên của chúng tôi bị bắt thì tôi có những căn cứđể tôi nghi ngờ rằng có sự dính líu của chính quyền Việt Nam.”
Ông cho biết một trong những căn cứ đó là gần đây, trong buổi phát quà cho người Thượng thực hiện bởi Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan ngày 03/9 vừa qua ở tỉnh Nonthaburi, người của Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cũng tham gia và họ biết rất rõ khu vực người Thượng sinh sống.
Căn cứ thứ hai là khi mà cảnh sát đến bắt ông Lù A Da ngay trước cổng nhà trọ, trên tay họ có hình ảnh của nhà truyền đạo này. Theo ông Vàng Seo Giả, cảnh sát Thái Lan không thể nắm được những thông tin như vậy.
Ông còn nhận được thông tin một người Việt đi cùng cảnh sát Thái đi vào IDC để hỏi những người tị nạn Việt về thông tin của một số người hoạt động nhân quyền đang tị nạn ở Thái Lan, trong đó có Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức MSFJ.
Ông Y Quynh Bdap, người bị cáo buộc liên quan đến cuộc tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đêm 10/6 vừa qua, cho RFA biết ông cũng nhận được thông tin an ninh Việt Nam truy hỏi thông tin về ông.
Ông nhận định rằng an ninh Việt Nam đang muốn bắt giữ ông sau khi ra quyết định truy nã đặc biệt trong tháng 8, mặc dù ông đã được Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) ở Bangkok cấp quy chế.
Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok với đề nghị bình luận về cáo buộc truy lùng người tị nạn ở Thái Lan nhưng chưa có hồi âm. (RFA)
December 22, 2023
USCIRF kêu gọi Thái Lan không trục xuất nhà hoạt động Lù A Da về Việt Nam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) bày tỏ sự quan ngại về an toàn của ông Lù A Da, một nhà hoạt động người H’mong hiện đang bị cảnh sát Thái Lan giam giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Ngày 07/12, ông Lù A Da, một nhà truyền đạo và là người điều hành tổ chức xã hội dân sự Liên minh Nhân quyền Người H’mong (Hmong Human Rights Coalition) bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ trước cửa nhà trọ của mình ở thủ đô Bangkok.
Ông và gia đình chạy trốn khỏi Việt Nam và nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan từ năm 2020 để xin qui chế tị nạn.
Sau khi Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin về trường hợp này, ngày 15/12, Phó Chủ tịch USCIRF Frederick Davie viết trên mạng xã hội X (tức Twitter trước đây) bày tỏ lo lắng về vụ bắt giữ:
“USCIRF quan ngại đến trường hợp ông Lù A Da, một nhà hoạt động và nhà truyền giáo H’mong đã chạy trốn cuộc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Ông hiện đang bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan giam giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam do các hoạt động tích cực của mình.”
Ông Lù A Da là một trong số những người tị nạn Việt Nam đang bị giam giữ bởi cảnh sát di trú Thái Lan. Họ là người hoạt động về quyền tự do tôn giáo hoặc nạn nhân của đàn áp tự do tôn giáo bị buộc phải nhập cảnh không phép vào Thái Lan từ nhiều năm nay để trốn tránh sự đàn áp.
UNCIRF kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để người hoạt động không bị trục xuất về Việt Nam.
“Chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải nêu vấn đề này với chính quyền Thái Lan, về hành vi trục xuất các thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số dễ bị tổn thương, nơi họ phải đối mặt với sự đàn áp, giam giữ và tra tấn.”
Vợ ông Lù A Da, bà Giàng Thị A cho biết sau vài ngày bị giam giữ trong đồn cảnh sát, ông bị đưa đi giam giữ ở Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp (IDC) và tổ chức Trung tâm Trợ giúp Người tị nạn (CAP) đang làm hồ sơ để bảo lãnh ông ra ngoài.
Nói với RFA trong ngày 21/12, bà bày tỏ lo lắng về khả năng chồng mình bị trục xuất:
“Rất là lo ngại anh ấy bị trục xuất về Việt Nam, cái này rất là nguy hiểm, bởi vì anh hoạt động nhân quyền nên chính quyền Việt Nam họ ghét nên cho nên là sợ về Việt Nam thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.”
Bà cũng cho biết sau khi ông bị bắt giữ, Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) ở Bangkok đã cấp quy chế tị nạn cho ông Lù A Da và cả gia đình bà.
Nghi ngờ có bàn tay của chính quyền Việt Nam
Ông Vàng Seo Giả, thành viên của Liên minh Nhân quyền Người H’mong và đang tị nạn ở Thái Lan, nghi ngờ về sự dính líu của an ninh Việt Nam trong các vụ bắt giữ người tị nạn gần đây. Ông nói với RFA về vụ bắt giữ ông Lù A Da:
“Ông Lù A Da đang điều hành tổ chức xã hội dân sự Hmong Human Rights Coaliation và chúng tôi gần như là những tiếng nói duy nhất của H’mong bị bách hại ở Việt Nam. Tôi cho rằng chính quyền Việt Nam muốn tìm cách triệt tiêu chúng tôi để triệt tiêu tiếng nói này.”
Vào cuối tháng 11 vừa qua, cảnh sát Thái Lan bắt giữ 11 người Thượng, ba người trong số đó là thành viên của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), một tổ chức đấu tranh ôn hoà cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo bị chính quyền Việt Nam cáo buộc đứng đằng sau vụ việc ở Tây Nguyên hồi tháng 6.
Những người tị nạn bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ đều đối diện với nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi họ có thể bị cầm tù vì tội danh“trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 121 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam với mức án lên đến 20 năm tù.
Về các vụ bắt giữ người tị nạn thuộc các sắc dân thiểu số đến từ Việt Nam gần đây, ông Vàng Seo Giả nói:
“Trước đây nếu người tị nạn bị bắt thì tôi cho rằng có thể là do họ kém may mắn và họ bị bắt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có một số người Thượng bị bắt và sau đó thành viên của chúng tôi bị bắt thì tôi có những căn cứ để tôi nghi ngờ rằng có sự dính líu của chính quyền Việt Nam.”
Ông cho biết một trong những căn cứ đó là gần đây, trong buổi phát quà cho người Thượng thực hiện bởi Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan ngày 03/9 vừa qua ở tỉnh Nonthaburi, người của Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cũng tham gia và họ biết rất rõ khu vực người Thượng sinh sống.
Căn cứ thứ hai là khi mà cảnh sát đến bắt ông Lù A Da ngay trước cổng nhà trọ, trên tay họ có hình ảnh của nhà truyền đạo này. Theo ông Vàng Seo Giả, cảnh sát Thái Lan không thể nắm được những thông tin như vậy.
Ông còn nhận được thông tin một người Việt đi cùng cảnh sát Thái đi vào IDC để hỏi những người tị nạn Việt về thông tin của một số người hoạt động nhân quyền đang tị nạn ở Thái Lan, trong đó có Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức MSFJ.
Ông Y Quynh Bdap, người bị cáo buộc liên quan đến cuộc tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đêm 10/6 vừa qua, cho RFA biết ông cũng nhận được thông tin an ninh Việt Nam truy hỏi thông tin về ông.
Ông nhận định rằng an ninh Việt Nam đang muốn bắt giữ ông sau khi ra quyết định truy nã đặc biệt trong tháng 8, mặc dù ông đã được Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) ở Bangkok cấp quy chế.
Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok với đề nghị bình luận về cáo buộc truy lùng người tị nạn ở Thái Lan nhưng chưa có hồi âm. (RFA)