Ba tổ chức phi chính phủ xây dựng một bản báo cáo công phu về thực trạng nhân quyền trong nước nhằm phản biện lại báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi cho Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho rằng những vi phạm của Hà Nội là “một sự bội ước đối với cộng đồng quốc tế.”
Báo cáo được ba tổ chức phi chính phủ gồm: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đưa ra công khai ngày 5/1/2024, đồng thời gửi Liên Hiệp quốc trước kỳ kiểm định việc Việt Nam thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) vào cuối tháng ba tới đây.
Bản báo cáo dài 22 trang với 113 dẫn chứng từ nhiều nguồn dữ liệu, kể cả những trang mạng chính thức của các cơ quan công quyền Việt Nam, được xem là “một bằng chứng thuyết phục về những vi phạm trầm trọng của chính quyền Việt Nam, một thành viên đương nhiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ, trong việc thực hiện ICCPR,” báo cáo nêu rõ.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban điều hành tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Mỹ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 08/01:
“Báo cáo của ba tổ chức đưa ra một điều mà tôi cho là quan trọng hơn hết đó là điều thứ nhất của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Đó là điều quyền dân tộc tự quyết. Người dân được tự do quyết định chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế xã hội và văn hóa.”
Ông cho rằng tuy Việt Nam đã ký ICCPR vào năm 1982 nhưng Nhà nước độc đảng ở Việt Nam không bao giờ cho người dân Việt Nam quyền tự quyết.
“Không có vấn đề tự quyết, quyền dân tộc tự quyết đã bị xoá bỏ khi Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu công khai rằng Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất sau Điều lệ (cương lĩnh -PV) của Đảng.”
Ông dẫn chứng trong tất cả các cuộc bầu cử, kể cả cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2021, tất cả đã được sắp xếp bởi Bộ Chính trị, cơ quan tối cao của Đảng.
“Điều rất đáng tiếc là trong các kỳ kiểm định trước ngay cả LHQ không đi sâu đi sát và không đưa ra khuyến cáo về vấn đề này. Báo cáo của ba tổ chức nhấn mạnh về điều này vì theo chúng tôi đây là điều căn bản của các quyền dân sự và chính trị,” ông bổ sung.
Ông cho rằng nếu quyền dân tộc tự quyết được tôn trọng thì tất cả các quyền khác cũng được thực thi một cách nghiêm chỉnh vì khi đó người dân có quyền định đoạt được chính quyền của mình.
Ba tổ chức nhân quyền vạch trần vi phạm của Việt Nam trong thực thi ICCPR
Ngày 28/3/2024, Ủy ban Nhân quyền LHQ sẽ tổ chức phiên họp lần thứ 140 để kiểm điểm việc thực thi ICCPR của Nhà nước Việt Nam. Hà Nội đã gửi báo cáo của mình và nhiều tổ chức quốc tế đã gửi báo cáo phản biện cho tổ chức cao nhất của thế giới về nhân quyền.
Sau lần kiểm định trước năm 2019, các quốc gia đưa ra 291 khuyến nghị cho Việt Nam, và Hà Nội chấp nhận 241 khuyến nghị. Tuy nhiên, Việt Nam thực thi các khuyến nghị này theo cách rất hình thức.
Trong thông cáo báo chí về báo cáo phản biện của mình công bố ngày 05/1 vừa qua, ba tổ chức phi chính phủ của người Việt trong và ngoài nước nêu rõ:
“Không giống như báo cáo của Việt Nam chủ yếu đề cập đến các luật, nghị định và quyết định hành chính như một sự bảo đảm việc tuân thủ luật nhân quyền quốc tế, báo cáo thay thế này sẽ trình bày việc Chính phủ Việt Nam thực hiện các quy định của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị thông qua các sự kiện thực tế.”
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng cho biết trong báo cáo phản biện của mình, ba tổ chức đã chỉ rõ trong báo cáo thực thi ICCPR, Hà Nội chỉ nêu lên việc xây dựng các văn bản luật và nghị định rồi coi đó là việc thực thi công ước này mà không nói rõ việc thực thi công ước trong thực tế như thế nào.
Một ví dụ được ông nêu ra là Nhà nước Việt Nam báo cáo về việc sửa đổi Luật lao động và coi đây là đã thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân, trong khi thực tế công nhân bị đàn áp và không được thành lập công đoàn độc lập, tình trạng của người công nhân Việt Nam ngày càng bi đát.
Cũng trong một số trường hợp, Hà Nội có đưa ra những dẫn chứng, tuy nhiên các dẫn chứng này theo ông Tùng “lại không chính xác.”
Ví dụ như báo cáo của Việt Nam nói tình trạng bạo lực trong gia đình giảm một nửa trong giai đoạn 2019-2022, tuy nhiên chính Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga trong một phiên họp của Quốc hội năm 2022 phát biểu rằng tình trạng bạo hành trong gia đình trầm trọng và càng ngày càng gia tăng, gây ra nhiều đau thương đổ vỡ trong nhiều gia đình, và điều này được báo cáo thay thế của ba tổ chức nêu rõ.
Về đàn áp tự do ngôn luận và lập hội, báo cáo phản biện cho biết Nhà nước Việt Nam với phương châm “không cho hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước” đã thẳng thay đàn áp các tổ chức như Đảng Nhân dân Hành động, Đảng Dân chủ Việt Nam, Phong trào Lao động Việt, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Tuổi trẻ Yêu nước, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Báo cáo cũng nói trong hai năm 2022-2023, có ít nhất 97 nhà hoạt động đã bị kết án với những bản án nặng nề trong khi vẫn còn 25 nhà hoạt động bị giam trong thời gian điều tra. (RFA)
January 10, 2024
Ba tổ chức nhân quyền phản biện báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi cho Liên Hiệp Quốc
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ba tổ chức phi chính phủ xây dựng một bản báo cáo công phu về thực trạng nhân quyền trong nước nhằm phản biện lại báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi cho Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho rằng những vi phạm của Hà Nội là “một sự bội ước đối với cộng đồng quốc tế.”
Báo cáo được ba tổ chức phi chính phủ gồm: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đưa ra công khai ngày 5/1/2024, đồng thời gửi Liên Hiệp quốc trước kỳ kiểm định việc Việt Nam thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) vào cuối tháng ba tới đây.
Bản báo cáo dài 22 trang với 113 dẫn chứng từ nhiều nguồn dữ liệu, kể cả những trang mạng chính thức của các cơ quan công quyền Việt Nam, được xem là “một bằng chứng thuyết phục về những vi phạm trầm trọng của chính quyền Việt Nam, một thành viên đương nhiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ, trong việc thực hiện ICCPR,” báo cáo nêu rõ.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban điều hành tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Mỹ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 08/01:
“Báo cáo của ba tổ chức đưa ra một điều mà tôi cho là quan trọng hơn hết đó là điều thứ nhất của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Đó là điều quyền dân tộc tự quyết. Người dân được tự do quyết định chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế xã hội và văn hóa.”
Ông cho rằng tuy Việt Nam đã ký ICCPR vào năm 1982 nhưng Nhà nước độc đảng ở Việt Nam không bao giờ cho người dân Việt Nam quyền tự quyết.
“Không có vấn đề tự quyết, quyền dân tộc tự quyết đã bị xoá bỏ khi Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu công khai rằng Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất sau Điều lệ (cương lĩnh -PV) của Đảng.”
Ông dẫn chứng trong tất cả các cuộc bầu cử, kể cả cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2021, tất cả đã được sắp xếp bởi Bộ Chính trị, cơ quan tối cao của Đảng.
“Điều rất đáng tiếc là trong các kỳ kiểm định trước ngay cả LHQ không đi sâu đi sát và không đưa ra khuyến cáo về vấn đề này. Báo cáo của ba tổ chức nhấn mạnh về điều này vì theo chúng tôi đây là điều căn bản của các quyền dân sự và chính trị,” ông bổ sung.
Ông cho rằng nếu quyền dân tộc tự quyết được tôn trọng thì tất cả các quyền khác cũng được thực thi một cách nghiêm chỉnh vì khi đó người dân có quyền định đoạt được chính quyền của mình.
Ba tổ chức nhân quyền vạch trần vi phạm của Việt Nam trong thực thi ICCPR
Ngày 28/3/2024, Ủy ban Nhân quyền LHQ sẽ tổ chức phiên họp lần thứ 140 để kiểm điểm việc thực thi ICCPR của Nhà nước Việt Nam. Hà Nội đã gửi báo cáo của mình và nhiều tổ chức quốc tế đã gửi báo cáo phản biện cho tổ chức cao nhất của thế giới về nhân quyền.
Sau lần kiểm định trước năm 2019, các quốc gia đưa ra 291 khuyến nghị cho Việt Nam, và Hà Nội chấp nhận 241 khuyến nghị. Tuy nhiên, Việt Nam thực thi các khuyến nghị này theo cách rất hình thức.
Trong thông cáo báo chí về báo cáo phản biện của mình công bố ngày 05/1 vừa qua, ba tổ chức phi chính phủ của người Việt trong và ngoài nước nêu rõ:
“Không giống như báo cáo của Việt Nam chủ yếu đề cập đến các luật, nghị định và quyết định hành chính như một sự bảo đảm việc tuân thủ luật nhân quyền quốc tế, báo cáo thay thế này sẽ trình bày việc Chính phủ Việt Nam thực hiện các quy định của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị thông qua các sự kiện thực tế.”
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng cho biết trong báo cáo phản biện của mình, ba tổ chức đã chỉ rõ trong báo cáo thực thi ICCPR, Hà Nội chỉ nêu lên việc xây dựng các văn bản luật và nghị định rồi coi đó là việc thực thi công ước này mà không nói rõ việc thực thi công ước trong thực tế như thế nào.
Một ví dụ được ông nêu ra là Nhà nước Việt Nam báo cáo về việc sửa đổi Luật lao động và coi đây là đã thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân, trong khi thực tế công nhân bị đàn áp và không được thành lập công đoàn độc lập, tình trạng của người công nhân Việt Nam ngày càng bi đát.
Cũng trong một số trường hợp, Hà Nội có đưa ra những dẫn chứng, tuy nhiên các dẫn chứng này theo ông Tùng “lại không chính xác.”
Ví dụ như báo cáo của Việt Nam nói tình trạng bạo lực trong gia đình giảm một nửa trong giai đoạn 2019-2022, tuy nhiên chính Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga trong một phiên họp của Quốc hội năm 2022 phát biểu rằng tình trạng bạo hành trong gia đình trầm trọng và càng ngày càng gia tăng, gây ra nhiều đau thương đổ vỡ trong nhiều gia đình, và điều này được báo cáo thay thế của ba tổ chức nêu rõ.
Về đàn áp tự do ngôn luận và lập hội, báo cáo phản biện cho biết Nhà nước Việt Nam với phương châm “không cho hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước” đã thẳng thay đàn áp các tổ chức như Đảng Nhân dân Hành động, Đảng Dân chủ Việt Nam, Phong trào Lao động Việt, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Tuổi trẻ Yêu nước, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Báo cáo cũng nói trong hai năm 2022-2023, có ít nhất 97 nhà hoạt động đã bị kết án với những bản án nặng nề trong khi vẫn còn 25 nhà hoạt động bị giam trong thời gian điều tra. (RFA)