Vụ xả súng vào rạng sáng ngày 11/6/2023 ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk không phải là khủng bố mà là sự phản kháng của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên chống lại sự áp bức của chính quyền độc đảng ở Hà Nội.
Đó là ý kiến của những người theo dõi sát vụ việc từ khi xảy ra cho đến nay.
Ông Alur Y Min (tức Ma Sơn), người Ede đang tỵ nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2017 và là nhà truyền đạo của Hội thánh Truyền giảng Phúc âm, nhận định rằng trong nhiều thập niên qua, chính quyền Việt Nam sử dụng quân đội và công an để chèn ép người Thượng bản địa ở Tây Nguyên, không cho họ thực hành quyền tự do tôn giáo và tìm mọi cách để chiếm đoạt đất đai của họ.
Ông cho biết có hai vụ gần đây có thể liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin giữa tháng 6 năm ngoái.
Vụ thứ nhất là việc cưỡng chiếm nhà cửa và đất đai của hàng chục hộ dân ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu trong dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong Dự án Hệ thống thoát nước Khu Trung tâm hành chính huyện Cư Kuin, người Ê-đê ở xã Ea Bhốk phản đối dự án xả thải vào hồ Ea M’tá. Để thực hiện cưỡng chế, hàng chục cảnh sát cơ động được điều đến trấn áp khiến nhiều người bị thương và bị bắt giữ trong ngày 21/4/2023.
Trước đó, trong những năm 2001, 2004 và 2008, người dân bản địa ở Tây Nguyên đã biểu tình ôn hoà để phản đối việc bị cướp đất và bị chèn ép, tuy nhiên, họ bị đàn áp khốc liệt, ông Alur Y Min nói.
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 16/01, ông Alur Y Min nói:
“Vụ xả súng theo tôi không phải là vụ khủng bố mà đây là tức nước vỡ bờ, không chịu nổi sự áp bức.”
Ông nói về hai lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam:
“Công an nhân dân và bộ đội nhân dân nhưng lại chống nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhà nước và bảo vệ những doanh nghiệp hay là một tư nhân chiếm đất đai của dân. Tại sao họ không đứng phía dân mà lại đứng về phía địch- là phía muốn chiếm tài sản của người dân?”
Ông cho rằng những người thực hiện vụ xả súng ở Cư Kuin hành động rất công khai và không có dấu hiệu của hành động khủng bố:
“Trước khi họ đi xả súng ở hai điểm Ea Ktur và Ea Tieu, họ quay video đăng trên trang mạng họ kêu gọi thầy truyền đạo và mục sư và quốc tế để đoán xem họ trước khi họ hành động- đó là sự công khai.”
Ông cho rằng khủng bố thường được thực hiện ở những nơi có nhiều dân thường mà không phải là cơ quan công quyền, và thường những kẻ khủng bố chống trả quyết liệt khi bị truy đuổi.
“Rạng sáng ngày 11/6 vừa qua những người mà xả súng họ chạy qua bên đám keo. Khi mà quân đội Việt Nam và công an cùng dân thường truy đuổi họ, họ không bắn trả hoặc bắn trả nhưng không gây hại đến ai.
Cái đó cho cái dấu hiệu đó là tôi nghĩ là không phải là khủng bố vì không bố thì họ không công khai, họ có thể khủng bố chỗ đám đông này, không phải là cơ quan nhà nước. Và họ phải chống trả.”
Ngay sau vụ xả súng, truyền thông nhà nước đưa tin có khoảng 40 người tham gia vào vụ nổ súng ở hai xã của huyện Cư Kuin. Sau đó, quân đội và công an, cùng với dân thường đã tổ chức chiến dịch truy đuổi trong nhiều ngày, bắt giữ và đánh đập nhiều người bị nghi ngờ khi họ đi làm rẫy.
Truyền thông nhà nước đưa tin trong phiên xử lưu động bắt đầu từ ngày 16/01 và dự kiến kéo dài 10 ngày, có 94 bị cáo bị đưa ra xét xử còn sáu người khác bị xét xử vắng mặt.
Bình luận về số bị cáo gấp nhiều lần số người tham dự vào vụ xả súng, ông Alur Y Min nói:
“Lợi dụng nước đục thả câu mượn gió bẻ măng, lợi dụng vụ ngày 10/6 vừa rồi họ (chính quyền Việt Nam- PV) muốn tiêu diệt người dân tộc đồng bào chúng tôi cho nên họ bắt rất là nhiều người. Họ xét xử lưu động và muốn đẩy người đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi vào đường chết.”
Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập và là thành viên chủ chốt của tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công lý (MSFJ), bị cáo buộc tham gia vụ xả súng ở Cư Kuin cho dù ông đã sang Thái Lan tỵ nạn chính trị từ năm 2018. Ông là một trong sáu người bị toà án tỉnh Đắk Lắk xét xử vắng mặt.
Ngay sau khi bị phía Việt Nam cáo buộc có dính líu, ông Y Quynh Bdap và MSFJ luôn khẳng định chỉ sử dụng các biện pháp ôn hoà để đòi các quyền con người, và không liên quan đến vụ xả súng ở Cư Kuin giữa năm ngoái.
Trong tin nhắn gửi RFA trưa ngày 16/01, ông nói:
“Tôi phản đối phiên toà. Nhà nước Việt Nam sẽ không từ bỏ việc cáo buộc vu khống người đấu tranh đâu, vì họ đã từng làm và cáo buộc vu khống hàng trăm người Thượng từ bao lâu nay.
Việc nay đối với họ rất đơn giản, muốn bắt ai thì họ tìm cách để cáo buộc vu khống, từ đó mọi hoạt động ôn hòa của mình sẽ làm cho mọi người sợ hãi và sẽ e ngại khi liên lạc hoặc cung cấp các bản báo cáo vi phạm của chính quyền đối với đất đai và tôn giáo của họ.
Lợi dụng vụ này, chính quyền Việt Nam sẽ tìm cách xóa sổ luôn các điểm nhóm Tin lành sinh hoạt tại gia và ép buộc họ phải cải đạo và gia nhập vào Tin lành chịu sự kiểm soát của chính quyền như Tin lành Việt Nam.”
Xét xử lưu động vi phạm nhân quyền
Truyền thông nhà nước đưa tin Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk không tổ chức phiên toà xét xử 100 bị can ở trụ sở của cơ quan này mà ở tổ dân phố 11, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, theo hình thức xử lưu động, với mục đích răn đe và tuyên truyền.
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho nhiều người hoạt động từ nhiều năm trước, cho biết ông rất ngạc nhiên việc toà Đắk Lắk áp dụng hình thức xử lưu động trong vụ nổ súng ở Cư Kuin.
Ông nói với RFA trong tin nhắn ngày 16/01:
“Tin tức về việc chính quyền đưa ra xét xử hình sự lưu động đối với 100 bà con người Thượng tại Đắk Lắk làm tôi hết sức ngạc nhiên. Vì lẽ, xét xử lưu động là tàn tích xét xử man rợ, vô nhân đạo từ xa xưa để lại. Áp dụng thủ tục tại Việt Nam cho đến năm 2018, thì đã từng có bị cáo tự tử vì xấu hổ khi biết vụ án mình sẽ bị đưa ra xét xử theo thủ tục lưu động.
Hơn nữa, thủ tục này cũng không bảo đảm nguyên tắc ‘Suy đoán vô tội’ vì lẽ, khi đưa ra xét xử, thì bị cáo vẫn chưa phải là tội phạm, do đó, bêu riếu họ qua thủ tục xét xử lưu động trước công chúng là bất hợp pháp và không chính đáng. Mặt khác, chúng cũng vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.”
Ông cho biết từ năm 2018, Việt Nam dừng áp dụng xét xử lưu động và đây là bước tiến bộ theo các tiêu chuẩn tư pháp văn minh.
“Lúc này, Tòa án tỉnh Đắk Lắk cho tái lập thủ tục xét xử hình sự lưu động đối với đồng bào người Thượng là sự phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền và hoàn toàn bất hợp pháp,” vị luật sư nói.
Phóng viên có liên lạc được với nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở một số địa phương của Đắk Lắk và họ cho biết trong nhiều ngày gần đây, chính quyền địa phương đưa nhân viên an ninh đến canh gác gần nhà của họ, khiến họ không thể đi lại bình thường, và không có cơ hội đến quan sát phiên toà lưu động. Phóng viên không thể liên lạc được với công an địa phương để kiểm chứng thông tin. (RFA)
January 18, 2024
Vụ xả súng tại Đắk Lắk vào tháng 6/21023 là phản kháng chống lại áp bức
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Vụ xả súng vào rạng sáng ngày 11/6/2023 ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk không phải là khủng bố mà là sự phản kháng của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên chống lại sự áp bức của chính quyền độc đảng ở Hà Nội.
Đó là ý kiến của những người theo dõi sát vụ việc từ khi xảy ra cho đến nay.
Ông Alur Y Min (tức Ma Sơn), người Ede đang tỵ nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2017 và là nhà truyền đạo của Hội thánh Truyền giảng Phúc âm, nhận định rằng trong nhiều thập niên qua, chính quyền Việt Nam sử dụng quân đội và công an để chèn ép người Thượng bản địa ở Tây Nguyên, không cho họ thực hành quyền tự do tôn giáo và tìm mọi cách để chiếm đoạt đất đai của họ.
Ông cho biết có hai vụ gần đây có thể liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin giữa tháng 6 năm ngoái.
Vụ thứ nhất là việc cưỡng chiếm nhà cửa và đất đai của hàng chục hộ dân ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu trong dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong Dự án Hệ thống thoát nước Khu Trung tâm hành chính huyện Cư Kuin, người Ê-đê ở xã Ea Bhốk phản đối dự án xả thải vào hồ Ea M’tá. Để thực hiện cưỡng chế, hàng chục cảnh sát cơ động được điều đến trấn áp khiến nhiều người bị thương và bị bắt giữ trong ngày 21/4/2023.
Trước đó, trong những năm 2001, 2004 và 2008, người dân bản địa ở Tây Nguyên đã biểu tình ôn hoà để phản đối việc bị cướp đất và bị chèn ép, tuy nhiên, họ bị đàn áp khốc liệt, ông Alur Y Min nói.
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 16/01, ông Alur Y Min nói:
“Vụ xả súng theo tôi không phải là vụ khủng bố mà đây là tức nước vỡ bờ, không chịu nổi sự áp bức.”
Ông nói về hai lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam:
“Công an nhân dân và bộ đội nhân dân nhưng lại chống nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhà nước và bảo vệ những doanh nghiệp hay là một tư nhân chiếm đất đai của dân. Tại sao họ không đứng phía dân mà lại đứng về phía địch- là phía muốn chiếm tài sản của người dân?”
Ông cho rằng những người thực hiện vụ xả súng ở Cư Kuin hành động rất công khai và không có dấu hiệu của hành động khủng bố:
“Trước khi họ đi xả súng ở hai điểm Ea Ktur và Ea Tieu, họ quay video đăng trên trang mạng họ kêu gọi thầy truyền đạo và mục sư và quốc tế để đoán xem họ trước khi họ hành động- đó là sự công khai.”
Ông cho rằng khủng bố thường được thực hiện ở những nơi có nhiều dân thường mà không phải là cơ quan công quyền, và thường những kẻ khủng bố chống trả quyết liệt khi bị truy đuổi.
“Rạng sáng ngày 11/6 vừa qua những người mà xả súng họ chạy qua bên đám keo. Khi mà quân đội Việt Nam và công an cùng dân thường truy đuổi họ, họ không bắn trả hoặc bắn trả nhưng không gây hại đến ai.
Cái đó cho cái dấu hiệu đó là tôi nghĩ là không phải là khủng bố vì không bố thì họ không công khai, họ có thể khủng bố chỗ đám đông này, không phải là cơ quan nhà nước. Và họ phải chống trả.”
Ngay sau vụ xả súng, truyền thông nhà nước đưa tin có khoảng 40 người tham gia vào vụ nổ súng ở hai xã của huyện Cư Kuin. Sau đó, quân đội và công an, cùng với dân thường đã tổ chức chiến dịch truy đuổi trong nhiều ngày, bắt giữ và đánh đập nhiều người bị nghi ngờ khi họ đi làm rẫy.
Truyền thông nhà nước đưa tin trong phiên xử lưu động bắt đầu từ ngày 16/01 và dự kiến kéo dài 10 ngày, có 94 bị cáo bị đưa ra xét xử còn sáu người khác bị xét xử vắng mặt.
Bình luận về số bị cáo gấp nhiều lần số người tham dự vào vụ xả súng, ông Alur Y Min nói:
“Lợi dụng nước đục thả câu mượn gió bẻ măng, lợi dụng vụ ngày 10/6 vừa rồi họ (chính quyền Việt Nam- PV) muốn tiêu diệt người dân tộc đồng bào chúng tôi cho nên họ bắt rất là nhiều người. Họ xét xử lưu động và muốn đẩy người đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi vào đường chết.”
Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập và là thành viên chủ chốt của tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công lý (MSFJ), bị cáo buộc tham gia vụ xả súng ở Cư Kuin cho dù ông đã sang Thái Lan tỵ nạn chính trị từ năm 2018. Ông là một trong sáu người bị toà án tỉnh Đắk Lắk xét xử vắng mặt.
Ngay sau khi bị phía Việt Nam cáo buộc có dính líu, ông Y Quynh Bdap và MSFJ luôn khẳng định chỉ sử dụng các biện pháp ôn hoà để đòi các quyền con người, và không liên quan đến vụ xả súng ở Cư Kuin giữa năm ngoái.
Trong tin nhắn gửi RFA trưa ngày 16/01, ông nói:
“Tôi phản đối phiên toà. Nhà nước Việt Nam sẽ không từ bỏ việc cáo buộc vu khống người đấu tranh đâu, vì họ đã từng làm và cáo buộc vu khống hàng trăm người Thượng từ bao lâu nay.
Việc nay đối với họ rất đơn giản, muốn bắt ai thì họ tìm cách để cáo buộc vu khống, từ đó mọi hoạt động ôn hòa của mình sẽ làm cho mọi người sợ hãi và sẽ e ngại khi liên lạc hoặc cung cấp các bản báo cáo vi phạm của chính quyền đối với đất đai và tôn giáo của họ.
Lợi dụng vụ này, chính quyền Việt Nam sẽ tìm cách xóa sổ luôn các điểm nhóm Tin lành sinh hoạt tại gia và ép buộc họ phải cải đạo và gia nhập vào Tin lành chịu sự kiểm soát của chính quyền như Tin lành Việt Nam.”
Xét xử lưu động vi phạm nhân quyền
Truyền thông nhà nước đưa tin Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk không tổ chức phiên toà xét xử 100 bị can ở trụ sở của cơ quan này mà ở tổ dân phố 11, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, theo hình thức xử lưu động, với mục đích răn đe và tuyên truyền.
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho nhiều người hoạt động từ nhiều năm trước, cho biết ông rất ngạc nhiên việc toà Đắk Lắk áp dụng hình thức xử lưu động trong vụ nổ súng ở Cư Kuin.
Ông nói với RFA trong tin nhắn ngày 16/01:
“Tin tức về việc chính quyền đưa ra xét xử hình sự lưu động đối với 100 bà con người Thượng tại Đắk Lắk làm tôi hết sức ngạc nhiên. Vì lẽ, xét xử lưu động là tàn tích xét xử man rợ, vô nhân đạo từ xa xưa để lại. Áp dụng thủ tục tại Việt Nam cho đến năm 2018, thì đã từng có bị cáo tự tử vì xấu hổ khi biết vụ án mình sẽ bị đưa ra xét xử theo thủ tục lưu động.
Hơn nữa, thủ tục này cũng không bảo đảm nguyên tắc ‘Suy đoán vô tội’ vì lẽ, khi đưa ra xét xử, thì bị cáo vẫn chưa phải là tội phạm, do đó, bêu riếu họ qua thủ tục xét xử lưu động trước công chúng là bất hợp pháp và không chính đáng. Mặt khác, chúng cũng vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.”
Ông cho biết từ năm 2018, Việt Nam dừng áp dụng xét xử lưu động và đây là bước tiến bộ theo các tiêu chuẩn tư pháp văn minh.
“Lúc này, Tòa án tỉnh Đắk Lắk cho tái lập thủ tục xét xử hình sự lưu động đối với đồng bào người Thượng là sự phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền và hoàn toàn bất hợp pháp,” vị luật sư nói.
Phóng viên có liên lạc được với nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở một số địa phương của Đắk Lắk và họ cho biết trong nhiều ngày gần đây, chính quyền địa phương đưa nhân viên an ninh đến canh gác gần nhà của họ, khiến họ không thể đi lại bình thường, và không có cơ hội đến quan sát phiên toà lưu động. Phóng viên không thể liên lạc được với công an địa phương để kiểm chứng thông tin. (RFA)