Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Thuý Hạnh, người từng ra tự ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2016, phát hiện bị mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn hai, trong khi đang bị bắt buộc điều trị tâm thần.
Cơ quan An ninh Hà Nội bắt tạm giam bà Hạnh đầu tháng 4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.” Một năm sau đó, công an buộc bà phải đi điều trị bệnh trầm cảm tại Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương.
Nhà báo kỳ cựu Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, thông báo trên Facebook cá nhân thông tin về bệnh ung thư của bà, gọi đây là “tai hoạ nặng nề khủng khiếp” đối với bà và là “hậu quả của hơn một năm bị đày đoạ khốc liệt trong Trại tạm giam số 2 của Công an Hà Nội.”
Ông viết “nơi tạm giam những người bị nghi là vi phạm pháp luật để phục vụ điều tra” đã bị biến thành “nơi trả thù, nơi khủng bố tinh thần và thể xác các nghi can qua điều kiện giam giữ sinh hoạt ăn uống vô cùng tệ hại. Người bị tạm giam phải uống nước bẩn, ăn thức ăn dơ bẩn mà bên ngoài đến heo chó cũng không muốn ăn.”
Trong trại tạm giam từ khi bị bắt đến khi bị chuyển đi điều trị bắt buộc ở Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương, bà Hạnh hoàn toàn không được gặp người nhà hay luật sư, không được nhận thức ăn gia đình gửi vào.
Trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ ở Việt Nam, trại tạm giam chỉ cho thân nhân duy nhất là ông Chênh mua ký gởi đồ thăm nuôi hàng tháng thông qua căng-tin của trại với giá bán rất cao so với bên ngoài, nhưng chất lượng thực phẩm thì tệ hại không khác gì khẩu phần ăn hàng ngày mà trại phát cho người bị tạm giam.
Chỉ có nước lọc đóng chai và sữa tươi mua của căng-tin thì bà Hạnh sử dụng được nhưng trại giam chỉ cho phép thân nhân gửi mỗi tháng không quá năm chai nước lọc và năm hộp sữa. Chính vì vậy bà Hạnh buộc phải uống nước bẩn trong bể nước tắm của phòng giam.
“Sống hơn một năm trong trại tạm giam, đưa vào người những thức ăn và nước uống dơ bẩn, độc hại, đã đưa đến hậu quả nặng nề mà ngày nay Hạnh phải nhận lãnh,” ông viết.
Hiện nay, Viện Pháp y Tâm thần hàng ngày đưa bà Hạnh đến Viện K để khám và xạ trị, nhưng đã hơn một tuần trôi qua mà bà Hạnh vẫn chưa được xạ trị vì bệnh viện quá tải và phải chờ.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng, người từng có thời gian bị buộc chữa trị ở Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và tiếp xúc với bà Hạnh ở trong đó, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/1:
“Nhà hoạt động Nguyễn Thị Hạnh bị bắt trong một hoàn cảnh cũng rất đáng lên án bởi vì chị là người hoạt động ôn hoà điển hình. Việc bắt chị bỏ tù chị trong lúc chị bị bệnh trầm cảm làm cộng đồng rất bất bình.
Giờ chị bị bệnh ung thư nữa thì quả thực là trường hợp Nguyễn Thuý Hạnh đánh động lương tri của rất nhiều người và tôi cũng rất mong là cộng đồng trong và ngoài nước cũng quan tâm đến trường hợp của chị, vận động và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho chị để chị có thể chữa bệnh ở trong hoặc ngoài nước.”
Bà Hạnh không cho gia đình công bố thông tin bà bị mắc ung thư vì muốn dư luận chú ý đến các tù nhân lương tâm khác. Tuy nhiên, vì tình trạng bệnh tật diễn biến nghiêm trọng nên ông Huỳnh Ngọc Chênh quyết định lên tiếng để đánh động sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước để bà Hạnh có thể được chữa trị kịp thời.
Phóng viên gọi điện thoại cho Viện Pháp y Tâm thần Trung ương vào trưa 25/1 để hỏi về trường hợp của bà Hạnh, tuy nhiên người trực máy yêu cầu phóng viên lên trực tiếp cơ quan để làm việc.
Điều 62 của Bộ luật hình sự 2015 quy định, người mắc bệnh hiểm nghèo được miễn chấp hành án phạt tù, hay Điều 67 quy định người bị bệnh nặng thì “được hoãn thi hành án cho đến khi sức khỏe được hồi phục,” tuy nhiên lại không định nghĩa “bệnh hiểm nghèo” hay “bệnh nặng” là bệnh cụ thể gì.
Chỉ có Nghị quyết số 02 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, định nghĩa mắc bệnh hiểm nghèo là “trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, v.v…”
Phóng viên hôm 25/1 đề nghị tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) bình luận về thông tin bà Nguyễn Thuý Hạnh mắc ung thư nhưng chưa được chữa trị, thì ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức này bày tỏ vô cùng quan ngại về tình cảnh của bà.
Ông Benedict cho rằng, việc bà Hạnh phải đối mặt với sự ngược đãi về tâm lý khi bị giam giữ và bị giam trong điều kiện vô nhân đạo không có thức ăn phù hợp và nước uống sạch theo như báo cáo là vi phạm rõ ràng Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn.
“Điều đáng lo ngại hơn nữa là có thông tin cho rằng bà hiện đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Chúng tôi kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà để bà có thể được tiếp cận đầy đủ và ngay lập tức với dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp.
Nhà chức trách cũng phải hủy bỏ cáo buộc ngay lập tức và vô điều kiện đối với bà cũng như thực hiện các biện pháp để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khỏe, thực phẩm, nước uống, chỗ ở và vệ sinh trong các nhà tù ở Việt Nam,” ông Benedict viết trong tin nhắn gửi RFA.
Chia sẻ với RFA, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga, người từng nhiều năm là chuyên viên xét nghiệm tế bào ung thư của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, thông thường ô nhiễm môi trường và tiếp xúc với hoá chất độc hại được cho là nguyên nhân gây ung thư nhiều nhất.
Thức ăn độc hại và nguồn nước ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư, nhưng tùy thuộc vào thời gian tiêu thụ các sản phẩm độc hại đó, vì đa phần bệnh ung thư phát triển trong thời gian dài. Ung thư cổ tử cung thường có nguyên nhân do virus HPV gây ra.
Theo bà Nga, khả năng chữa khỏi căn bệnh này ở giai đoạn hai không cao, phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận hóa trị, xạ trị của cơ thể, nó cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người chịu đựng được tốt hay không, và phẫu thuật có tốt hay không, đã giải quyết khối u thế nào,..
Nếu phẫu thuật không tốt, tế bào di căn sẽ nhanh chóng lan sang các cơ quan khác gần đó. Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn một và cắt toàn bộ tử cung thì có thể ngăn ngừa được hiện tượng di căn. Tuy nhiên, bệnh ở giai đoạn hai thì khó có thể chống di căn.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là người sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp khó khăn, bị Công an Hà Nội bắt tạm giam ngày 07/4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Một năm sau, nhà chức trách Hà Nội ra quyết định tạm đình chỉ việc tạm giam đối với bà Hạnh và buộc bà đi chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. Nhà hoạt động này đã mắc bệnh trầm cảm nặng nhiều năm trước và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt.
Bà Hạnh từng là một người phụ nữ thành đạt trước khi dấn thân vào con đường hoạt động nhân quyền.
Hồi năm 2016, người phụ nữ sinh năm 1963 này đứng ra tranh cử trong kỳ Bầu cử Quốc hội với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ
Trong vụ việc hàng ngàn cảnh sát cơ động tấn công vào xã Đồng Tâm đầu năm 2020 và bắn chết ông Lê Đình Kình, bà Hạnh kêu gọi quyên góp được hơn 500 triệu đồng từ các cá nhân trong và ngoài nước để phúng điếu ông, nhưng bị nhà chức trách đóng băng tài khoản ngân hàng. (RFA)
January 28, 2024
Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh mắc ung thư giai đoạn hai khi đang điều trị tâm thần bắt buộc
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Thuý Hạnh, người từng ra tự ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2016, phát hiện bị mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn hai, trong khi đang bị bắt buộc điều trị tâm thần.
Cơ quan An ninh Hà Nội bắt tạm giam bà Hạnh đầu tháng 4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.” Một năm sau đó, công an buộc bà phải đi điều trị bệnh trầm cảm tại Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương.
Nhà báo kỳ cựu Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, thông báo trên Facebook cá nhân thông tin về bệnh ung thư của bà, gọi đây là “tai hoạ nặng nề khủng khiếp” đối với bà và là “hậu quả của hơn một năm bị đày đoạ khốc liệt trong Trại tạm giam số 2 của Công an Hà Nội.”
Ông viết “nơi tạm giam những người bị nghi là vi phạm pháp luật để phục vụ điều tra” đã bị biến thành “nơi trả thù, nơi khủng bố tinh thần và thể xác các nghi can qua điều kiện giam giữ sinh hoạt ăn uống vô cùng tệ hại. Người bị tạm giam phải uống nước bẩn, ăn thức ăn dơ bẩn mà bên ngoài đến heo chó cũng không muốn ăn.”
Trong trại tạm giam từ khi bị bắt đến khi bị chuyển đi điều trị bắt buộc ở Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương, bà Hạnh hoàn toàn không được gặp người nhà hay luật sư, không được nhận thức ăn gia đình gửi vào.
Trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ ở Việt Nam, trại tạm giam chỉ cho thân nhân duy nhất là ông Chênh mua ký gởi đồ thăm nuôi hàng tháng thông qua căng-tin của trại với giá bán rất cao so với bên ngoài, nhưng chất lượng thực phẩm thì tệ hại không khác gì khẩu phần ăn hàng ngày mà trại phát cho người bị tạm giam.
Chỉ có nước lọc đóng chai và sữa tươi mua của căng-tin thì bà Hạnh sử dụng được nhưng trại giam chỉ cho phép thân nhân gửi mỗi tháng không quá năm chai nước lọc và năm hộp sữa. Chính vì vậy bà Hạnh buộc phải uống nước bẩn trong bể nước tắm của phòng giam.
“Sống hơn một năm trong trại tạm giam, đưa vào người những thức ăn và nước uống dơ bẩn, độc hại, đã đưa đến hậu quả nặng nề mà ngày nay Hạnh phải nhận lãnh,” ông viết.
Hiện nay, Viện Pháp y Tâm thần hàng ngày đưa bà Hạnh đến Viện K để khám và xạ trị, nhưng đã hơn một tuần trôi qua mà bà Hạnh vẫn chưa được xạ trị vì bệnh viện quá tải và phải chờ.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng, người từng có thời gian bị buộc chữa trị ở Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và tiếp xúc với bà Hạnh ở trong đó, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/1:
“Nhà hoạt động Nguyễn Thị Hạnh bị bắt trong một hoàn cảnh cũng rất đáng lên án bởi vì chị là người hoạt động ôn hoà điển hình. Việc bắt chị bỏ tù chị trong lúc chị bị bệnh trầm cảm làm cộng đồng rất bất bình.
Giờ chị bị bệnh ung thư nữa thì quả thực là trường hợp Nguyễn Thuý Hạnh đánh động lương tri của rất nhiều người và tôi cũng rất mong là cộng đồng trong và ngoài nước cũng quan tâm đến trường hợp của chị, vận động và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho chị để chị có thể chữa bệnh ở trong hoặc ngoài nước.”
Bà Hạnh không cho gia đình công bố thông tin bà bị mắc ung thư vì muốn dư luận chú ý đến các tù nhân lương tâm khác. Tuy nhiên, vì tình trạng bệnh tật diễn biến nghiêm trọng nên ông Huỳnh Ngọc Chênh quyết định lên tiếng để đánh động sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước để bà Hạnh có thể được chữa trị kịp thời.
Phóng viên gọi điện thoại cho Viện Pháp y Tâm thần Trung ương vào trưa 25/1 để hỏi về trường hợp của bà Hạnh, tuy nhiên người trực máy yêu cầu phóng viên lên trực tiếp cơ quan để làm việc.
Điều 62 của Bộ luật hình sự 2015 quy định, người mắc bệnh hiểm nghèo được miễn chấp hành án phạt tù, hay Điều 67 quy định người bị bệnh nặng thì “được hoãn thi hành án cho đến khi sức khỏe được hồi phục,” tuy nhiên lại không định nghĩa “bệnh hiểm nghèo” hay “bệnh nặng” là bệnh cụ thể gì.
Chỉ có Nghị quyết số 02 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, định nghĩa mắc bệnh hiểm nghèo là “trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, v.v…”
Phóng viên hôm 25/1 đề nghị tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) bình luận về thông tin bà Nguyễn Thuý Hạnh mắc ung thư nhưng chưa được chữa trị, thì ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức này bày tỏ vô cùng quan ngại về tình cảnh của bà.
Ông Benedict cho rằng, việc bà Hạnh phải đối mặt với sự ngược đãi về tâm lý khi bị giam giữ và bị giam trong điều kiện vô nhân đạo không có thức ăn phù hợp và nước uống sạch theo như báo cáo là vi phạm rõ ràng Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn.
“Điều đáng lo ngại hơn nữa là có thông tin cho rằng bà hiện đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Chúng tôi kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà để bà có thể được tiếp cận đầy đủ và ngay lập tức với dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp.
Nhà chức trách cũng phải hủy bỏ cáo buộc ngay lập tức và vô điều kiện đối với bà cũng như thực hiện các biện pháp để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khỏe, thực phẩm, nước uống, chỗ ở và vệ sinh trong các nhà tù ở Việt Nam,” ông Benedict viết trong tin nhắn gửi RFA.
Chia sẻ với RFA, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga, người từng nhiều năm là chuyên viên xét nghiệm tế bào ung thư của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, thông thường ô nhiễm môi trường và tiếp xúc với hoá chất độc hại được cho là nguyên nhân gây ung thư nhiều nhất.
Thức ăn độc hại và nguồn nước ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư, nhưng tùy thuộc vào thời gian tiêu thụ các sản phẩm độc hại đó, vì đa phần bệnh ung thư phát triển trong thời gian dài. Ung thư cổ tử cung thường có nguyên nhân do virus HPV gây ra.
Theo bà Nga, khả năng chữa khỏi căn bệnh này ở giai đoạn hai không cao, phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận hóa trị, xạ trị của cơ thể, nó cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người chịu đựng được tốt hay không, và phẫu thuật có tốt hay không, đã giải quyết khối u thế nào,..
Nếu phẫu thuật không tốt, tế bào di căn sẽ nhanh chóng lan sang các cơ quan khác gần đó. Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn một và cắt toàn bộ tử cung thì có thể ngăn ngừa được hiện tượng di căn. Tuy nhiên, bệnh ở giai đoạn hai thì khó có thể chống di căn.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là người sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp khó khăn, bị Công an Hà Nội bắt tạm giam ngày 07/4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Một năm sau, nhà chức trách Hà Nội ra quyết định tạm đình chỉ việc tạm giam đối với bà Hạnh và buộc bà đi chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. Nhà hoạt động này đã mắc bệnh trầm cảm nặng nhiều năm trước và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt.
Bà Hạnh từng là một người phụ nữ thành đạt trước khi dấn thân vào con đường hoạt động nhân quyền.
Hồi năm 2016, người phụ nữ sinh năm 1963 này đứng ra tranh cử trong kỳ Bầu cử Quốc hội với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ
Trong vụ việc hàng ngàn cảnh sát cơ động tấn công vào xã Đồng Tâm đầu năm 2020 và bắn chết ông Lê Đình Kình, bà Hạnh kêu gọi quyên góp được hơn 500 triệu đồng từ các cá nhân trong và ngoài nước để phúng điếu ông, nhưng bị nhà chức trách đóng băng tài khoản ngân hàng. (RFA)