Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Phúc trình Toàn cầu 2024 rằng trong năm 2023 chính quyền Việt Nam đã đè nén các quyền dân sự và chính trị cơ bản và trừng phạt nặng nề những ai dám thách thức vị thế độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục cấm thành lập công đoàn lao động độc lập và các tổ chức nhân quyền cũng như đặt các nhóm tôn giáo độc lập ra ngoài vòng pháp luật.
“Chính quyền Việt Nam đã cố tô vẽ thành tích cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác như một giải pháp thay thế cho nhu cầu giải quyết tình trạng nhân quyền trong nước đang xấu đi,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần chấm dứt thái độ phủi tay cho qua với một hệ tiêu chuẩn kép công nhiên đã vô hiệu hóa các sức ép đối với Hà Nội về nghĩa vụ hoàn tất các cam kết nhân quyền.”
Trong Phúc trình Toàn cầu lần thứ 34 dài 740 trang, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá việc thực hành nhân quyền trên hơn 100 quốc gia năm vừa qua. Trong bài đề dẫn, Giám đốc Điều hành Tirana Hassan nói rằng năm 2023 đầy hậu quả không chỉ đối với sự đàn áp nhân quyền và thảm họa chiến tranh, mà còn cả với việc các chính phủ lựa chọn phẫn nộ một cách không nhất quán cùng các hoạt động ngoại giao kiểu đổi chác đã gây tổn hại nặng nề cho quyền lợi của những ai không trong tầm thỏa thuận của họ. Nhưng bà nói cũng có những dấu hiệu của hi vọng, cho thấy khả năng có một con đường khác, và bà kêu gọi các chính phủ nhất quán duy trì nghĩa vụ nhân quyền của mình.
Chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 người vì đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình. Chỉ tính riêng trong mười tháng đầu năm 2023, các tòa án đã kết tội ít nhất là 28 người vận động cho nhân quyền và xử họ các bản án tù nhiều năm. Trong số đó có Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước. Công an đang tạm giam ít nhất là 19 người để điều tra trước khi xét xử với các cáo buộc mang động cơ chính trị, trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Hoàng Nam và Lê Minh Thể.
Năm 2023, Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tháng Năm, công an bắt giữ nhà bảo vệ môi trường hàng đầu Hoàng Thị Minh Hồng với cáo buộc ngụy tạo về tội trốn thuế. Hoàng Thị Minh Hồng là một học giả Obama 2018, và nguyên tổng thống Barack Obama đã khen ngợi vai trò lãnh đạo về môi trường của bà. Tháng Chín, một toàn án kết luận bà có tội và xử bà ba năm tù giam.
Nhà vận động bảo vệ môi trường Đặng Đình Bách, người bị xử án tù từ tháng Giêng năm 2022 với các cáo buộc mang động cơ chính trị về tội trốn thuế vẫn đang ở sau song sắt. Tháng Tám, có tin ông bị đánh vào đầu từ phía sau vì cố thông báo với gia đình trong một cuộc điện đàm về điều kiện giam giữ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tiếp tục quan ngại sâu sắc về tình trạng đè nén quyền tự do thông tin của chính quyền Việt Nam bằng cách ép buộc mạng xã hội gỡ bỏ nội dung. Nhà cầm quyền Việt Nam theo dõi, sách nhiễu và đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập. Thành viên của các nhóm này bị đấu tố nơi công cộng, buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, bắt giữ tùy tiện, thẩm vấn thô bạo và bỏ tù sau các phiên tòa không công bằng.
January 28, 2024
Việt Nam: Một năm ảm đạm cho nhân quyền
by Defend the Defenders • [Human Rights]
HRW, ngày 11/1/2024
Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Phúc trình Toàn cầu 2024 rằng trong năm 2023 chính quyền Việt Nam đã đè nén các quyền dân sự và chính trị cơ bản và trừng phạt nặng nề những ai dám thách thức vị thế độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục cấm thành lập công đoàn lao động độc lập và các tổ chức nhân quyền cũng như đặt các nhóm tôn giáo độc lập ra ngoài vòng pháp luật.
“Chính quyền Việt Nam đã cố tô vẽ thành tích cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác như một giải pháp thay thế cho nhu cầu giải quyết tình trạng nhân quyền trong nước đang xấu đi,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần chấm dứt thái độ phủi tay cho qua với một hệ tiêu chuẩn kép công nhiên đã vô hiệu hóa các sức ép đối với Hà Nội về nghĩa vụ hoàn tất các cam kết nhân quyền.”
Trong Phúc trình Toàn cầu lần thứ 34 dài 740 trang, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá việc thực hành nhân quyền trên hơn 100 quốc gia năm vừa qua. Trong bài đề dẫn, Giám đốc Điều hành Tirana Hassan nói rằng năm 2023 đầy hậu quả không chỉ đối với sự đàn áp nhân quyền và thảm họa chiến tranh, mà còn cả với việc các chính phủ lựa chọn phẫn nộ một cách không nhất quán cùng các hoạt động ngoại giao kiểu đổi chác đã gây tổn hại nặng nề cho quyền lợi của những ai không trong tầm thỏa thuận của họ. Nhưng bà nói cũng có những dấu hiệu của hi vọng, cho thấy khả năng có một con đường khác, và bà kêu gọi các chính phủ nhất quán duy trì nghĩa vụ nhân quyền của mình.
Chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 người vì đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình. Chỉ tính riêng trong mười tháng đầu năm 2023, các tòa án đã kết tội ít nhất là 28 người vận động cho nhân quyền và xử họ các bản án tù nhiều năm. Trong số đó có Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước. Công an đang tạm giam ít nhất là 19 người để điều tra trước khi xét xử với các cáo buộc mang động cơ chính trị, trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Hoàng Nam và Lê Minh Thể.
Năm 2023, Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tháng Năm, công an bắt giữ nhà bảo vệ môi trường hàng đầu Hoàng Thị Minh Hồng với cáo buộc ngụy tạo về tội trốn thuế. Hoàng Thị Minh Hồng là một học giả Obama 2018, và nguyên tổng thống Barack Obama đã khen ngợi vai trò lãnh đạo về môi trường của bà. Tháng Chín, một toàn án kết luận bà có tội và xử bà ba năm tù giam.
Nhà vận động bảo vệ môi trường Đặng Đình Bách, người bị xử án tù từ tháng Giêng năm 2022 với các cáo buộc mang động cơ chính trị về tội trốn thuế vẫn đang ở sau song sắt. Tháng Tám, có tin ông bị đánh vào đầu từ phía sau vì cố thông báo với gia đình trong một cuộc điện đàm về điều kiện giam giữ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tiếp tục quan ngại sâu sắc về tình trạng đè nén quyền tự do thông tin của chính quyền Việt Nam bằng cách ép buộc mạng xã hội gỡ bỏ nội dung. Nhà cầm quyền Việt Nam theo dõi, sách nhiễu và đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập. Thành viên của các nhóm này bị đấu tố nơi công cộng, buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, bắt giữ tùy tiện, thẩm vấn thô bạo và bỏ tù sau các phiên tòa không công bằng.