An Giang: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy bị cấm tổ chức Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ
Theo RFA, chính quyền xã Long Giang, huyện Chợ Mới đã cấm các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý (PGHHTT) tổ chức Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ. [1]
Các tín đồ đã bị chính quyền xã yêu cầu không được treo cờ, băng rôn và tụ tập với nhau để kỷ niệm ngày lễ.
Nhiều công an viên đã được bố trí xung quanh trụ sở của giáo hội để ngăn cản các tín đồ đến tham dự ngày lễ.
So với những năm trước khi chính quyền chỉ sách nhiễu hay ngăn cấm một phần, thì năm nay chính quyền cấm hoàn toàn việc tổ chức Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
Cho đến nay, chính quyền Việt Nam chỉ công nhận Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, những nhóm hay giáo hội khác của PGHH như Giáo hội PGHHTT bị cho là hoạt động bất hợp pháp.
Riêng năm 2023, Giáo hội PGHHTT và những nhóm tôn giáo độc lập khác hứng chịu mức độ sách nhiễu nặng nề và thường xuyên hơn.
Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam được công nhận tổ chức tôn giáo
Vào ngày 27/12/2023, Bộ Nội vụ đã công nhận Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam là tổ chức tôn giáo sau hơn 33 năm hoạt động. [2]
Đây là tổ chức tôn giáo đầu tiên được chính quyền Việt Nam công nhận trong hơn bốn năm qua. [3]
Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam là tổ chức Tin Lành thuộc hệ phái Ngũ tuần. Hội thánh hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990. Đến năm 2018, hội thánh được cấp giấy đăng ký hoạt động tôn giáo.
Việc công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo tại Việt Nam không phải là một quy trình đăng ký hiệp hội thông thường như ở các nước khác. Các tổ chức tôn giáo phải trải qua một thời gian hoạt động lâu dài, chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền đối với nội bộ tổ chức và hoạt động tôn giáo.
Năm 2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng từng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ chào đón tất cả các tôn giáo, kể cả các tôn giáo mới. [4] Tuy nhiên, còn rất nhiều tổ chức tôn giáo chẳng những bị chính quyền từ chối cấp phép hoạt động mà còn bị trấn áp ngày càng nặng nề.
Việt Nam lần đầu tiên chấp thuận Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican
Vào ngày 23/12/2023, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện thường trú Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. [5]
Đây là kết quả của “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” vào tháng 7/2023. [6]
Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ cho phép Tòa Thánh bổ nhiệm chức khâm sứ tại Việt Nam, tức là người đại diện của Tòa Thánh nhưng không có tư cách ngoại giao chính thức.
Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đã yêu cầu khâm sứ Tòa Thánh Vatican rời khỏi Sài Gòn, chấm dứt sự đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam. [7]
Còn tại miền Bắc, hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao từ tháng 8/1959. Chính quyền đã trục xuất linh mục Terence O’Driscoll lúc đó đang tạm thời đảm nhiệm quyền khâm sứ, và tịch thu tòa khâm sứ. [8]
Đến năm 2011, chính quyền mới cho phép Tòa thánh bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú tại Việt Nam là Tổng Giám mục Leopoldo Girelli.
Năm 2018, Tổng Giám mục Marek Zalewski thay thế cho Tổng Giám mục Girelli.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết Tổng Giám Mục Marek Zalewski sinh ngày 2/2/1963 tại Ba Lan. Ông thụ phong linh mục vào năm 1989 và tốt nghiệp tiến sĩ giáo luật vào năm 1995. Ngoài tiếng Ba Lan ông còn thông thạo năm ngoại ngữ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Đức.
Trước khi trở thành Đại diện thường trú của Toà Thánh Vatican ông giữ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe từ năm 2014 – 2018. Đến năm 2018, Giáo hoàng Francis bổ nhiệm ông làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thông báo rằng nhà nước đã chính thức mời Giáo hoàng Francis sang thăm Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang bị Mỹ liệt vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List) về tự do tôn giáo. Động thái ngoại giao này của Việt Nam đối với Công giáo có thể nhằm xoa dịu căng thẳng của Mỹ về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam.
Vào ngày 18/12/2023, chính quyền tỉnh Bắc Kạn cho biết đã hoàn thành mục tiêu của Đề án số 78 – không còn ai theo đạo Dương Văn Mình trên toàn tỉnh. [9]
Theo chính quyền tỉnh Bắc Kạn, đạo Dương Văn Mình đã từng hiện diện tại 5 huyện, 14 xã và 19 thôn với số tín đồ là 899 người. [10][11]
Vào tháng 11/2022, chính quyền đã tổ chức 11 tổ công tác nhằm trấn áp đạo Dương Văn Mình. Từ đó nhiều nhà tang lễ, bàn thờ tại các tư gia bị xóa bỏ, nhiều tín đồ buộc phải ký cam kết từ bỏ tổ chức tôn giáo này. [12]
Cũng trong tháng 12/2023 tại huyện Bảo Lâm và Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, chính quyền đã tổ chức Hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện Đề án số 78 và 34 năm tuyên truyền, đấu tranh, xóa bỏ tổ chức Dương Văn Mình. [13][14]
Theo chính quyền huyện Bảo Lâm, tính đến tháng 6/2023 toàn huyện đã tháo dỡ 85 tấm phông trắng, 7 nhà đòn, buộc 12.252 hộ ký bản cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình.
Còn tại huyện Hà Quảng, tính đến tháng 3/2023 đã xóa bỏ hoàn toàn hoạt động của đạo Dương Văn Mình, 100% các hộ đều ký cam kết không theo đạo này.
Vào tháng 7/2022, chính quyền tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên công khai về Đề án số 78 do Chính phủ ban hành năm 2021, để “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.
Nội dung đầy đủ của đề án này không được chính quyền công bố nhưng mục tiêu chung là xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình trong năm 2023. Kể từ đó, chính quyền đã liên tục đàn áp các tín đồ theo đạo này trên khắp các tỉnh miền núi phía Bắc vì cho rằng tổ chức này có mưu đồ tự trị, thành lập “Nhà nước H’Mông”. [15]
Tính đến nay, đã có bốn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình bao gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai và Tuyên Quang. [16]
Yên Bái: Người dân bị bắt ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa
Báo Yên Bái cho biết chính quyền đã tuyên truyền, vận động thành công 100% hộ gia đình ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa trên toàn tỉnh. [17]
Trước đó, toàn tỉnh có 40 tín đồ dân tộc H’Mông tại huyện Trạm Tấu và Văn Chấn theo đạo Giê Sùa.
Theo chính quyền, đạo Giê Sùa thường xuyên đả kích các tôn giáo chính thống như Công giáo và Tin Lành. Ngoài ra, các tín đồ được tuyên truyền rằng đạo Giê Sùa là tôn giáo chính thống của người H’Mông.
Chiến dịch vận động người dân ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa được tỉnh Yên Bái bắt đầu từ tháng 7/2023. Chính quyền coi đạo Giê Sùa là tà đạo và có mưu đồ xây dựng nhà nước riêng.
Đạo Giê Sùa do David Her (Hờ Chá Sùng), một người H’Mông sống tại Mỹ, thành lập ra vào năm 2015.
Ngoài Giê Sùa, tỉnh Yên Bái còn có 11 tổ chức tôn giáo khác không được chính quyền công nhận. [18]
Đắk Lắk: Chính quyền ngăn chặn nhóm tín đồ theo đạo Bà Cô Dợ sinh hoạt tôn giáo trực tuyến
Theo báo điện tử Đắk Lắk, vào cuối tháng 11/2023, chính quyền đã phát hiện ba người đang tổ chức sinh hoạt đạo Bà Cô Dợ qua mạng Internet. [19]
Cả ba đều là người dân tộc H’Mông, sống tại thôn 4, xã Ea M’doal, huyện M’Đrắk.
Theo chính quyền, đạo Bà Cô Dợ đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội tại địa phương, trục lợi cá nhân từ các tín đồ. Tuy nhiên, chính quyền lại không đưa ra được bằng chứng nào.
Bà Cô Dợ có tên gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Yêu thương chúng ta do Vừ Thị Dợ lập ra từ cuối năm 2016, chủ yếu truyền đạo qua các ứng dụng hội họp trực tuyến như Zoom.
Những tín đồ khi bị phát hiện tham gia sinh hoạt đạo Bà Cô Dợ qua Internet thường bị chính quyền đến nhà hoặc mời lên trụ sở công an nhằm ngăn cản, đe dọa và bắt ký cam kết từ bỏ đạo. [20]
Yên Bái: Chính quyền ngăn cản một người truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ
Vào ngày 21/12/2023, chính quyền tỉnh Yên Bái đã phát hiện một phụ nữ đang phát tài liệu Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. [21]
Theo chính quyền, vào ngày 12/12/2023, người phụ nữ này đã truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ cho các thành viên trong một gia đình tại tổ 12, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái.
Sau khi bị phát hiện, chính quyền đã thu giữ nhiều sách, tài liệu và máy tính xách tay có chứa các nội dung về Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.
Trước đó vào tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết đã xử lý 12 vụ vi phạm và 85 đối tượng liên quan đến Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ trong sáu tháng đầu năm 2023. [22]
Vào tháng 9/2023, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc kiên quyết xử lý hoạt động của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. [23]
Kon Tum: Chính quyền xóa bỏ đạo Hà Mòn và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ
Trong một bài viết đăng trên báo điện tử VietnamPlus, chính quyền tỉnh Kon Tum đã xoá bỏ thành công đạo Hà Mòn và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ. [24]
Trước đó, chính quyền tỉnh Kon Tum đã bắt giam tổng cộng 23 người chủ chốt, xử lý hình sự 9 người, đưa ra kiểm điểm trước dân 8 người do liên quan đến đạo Hà Mòn. [25]
Theo chính quyền, đạo Hà Mòn thành lập cuối năm 1999 tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà và đỉnh điểm vào năm 2012, có trên 2.300 tín đồ tập trung tại tỉnh Kon Tum và phát triển sang các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Trải qua 23 năm trấn áp, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum không còn tín đồ nào theo đạo Hà Mòn. [26]
Riêng số lượng các tín đồ theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ tại tỉnh Kon Tum đến nay chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, các tín đồ tại tỉnh này không nhiều, đa phần các điểm nhóm đều tập trung tại Đắk Lắk. [27]
Cũng giống như đạo Hà Mòn, chính quyền tỉnh Kon Tum thường xuyên trấn áp hội thánh này, cho đến nay không còn tín đồ nào theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ tại tỉnh này.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận khác như Pháp môn Diệu Âm, Nhóm trừ quỷ Bảo Lộc, Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, Pháp Luân Công, Pháp lý vi vô khoa học huyền bí Phật pháp, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Thiên tâm đạo Trời của Cha Mẹ.
Chính quyền cũng thừa nhận rằng các tổ chức tôn giáo này tuy chưa có các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tôn giáo được chính quyền công nhận.
Vào tháng 11/2021, trong một tài liệu bồi dưỡng về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công nhận 5 mặt tích cực của phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã tuyên bố Việt Nam sẽ chào đón tất cả các tôn giáo, kể cả các tôn giáo mới. [28]
Đắk Lắk: Một gia đình Tin Lành độc lập bị sách nhiễu vào ngày lễ Giáng sinh
Theo trang Người Thượng vì công lý, vào ngày 25/12/2023, chính quyền xã Êa Ñuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã tháo dỡ một tấm phông mừng lễ Giáng sinh tại nhà ông Y Lem Mlô. Ông là một tín đồ theo Tin Lành độc lập thuộc điểm nhóm Tin Lành Buôn Akŏ. [29]
Đoạn clip cho thấy ngay khi tấm phông bị tháo xuống, một người phụ nữ đã gấp lại và mang ra khỏi nhà. Theo chính quyền, mọi hoạt động sinh hoạt tôn giáo nằm ngoài những địa điểm đã được cấp phép thì đều vi phạm pháp luật.
Lễ Giáng sinh là một trong những ngày lễ lớn của đạo Tin Lành và Công giáo. Vào dịp này, mọi tín đồ thường tụ họp cùng nhau.
Cho đến nay, Hội thánh Tin Lành Đấng Christ chưa được chính quyền thừa nhận. Nhiều thành viên của hội thánh thường xuyên bị bắt bớ và đàn áp.
Kể từ sau vụ tấn công vào trụ sở công an và chính quyền của huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, chính quyền đãcáo buộc Hội thánh Tin Lành đấng Christ là tổ chức phản động và có mưu đồ thành lập nhà nước riêng. [30]
February 5, 2024
Bản tin Tôn giáo tháng 12/2023: Chính quyền xóa sổ các tôn giáo mới, nhóm tôn giáo chưa được công nhận
by Defend the Defenders • [Human Rights]
An Giang: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy bị cấm tổ chức Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ
Theo RFA, chính quyền xã Long Giang, huyện Chợ Mới đã cấm các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý (PGHHTT) tổ chức Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ. [1]
Các tín đồ đã bị chính quyền xã yêu cầu không được treo cờ, băng rôn và tụ tập với nhau để kỷ niệm ngày lễ.
Nhiều công an viên đã được bố trí xung quanh trụ sở của giáo hội để ngăn cản các tín đồ đến tham dự ngày lễ.
So với những năm trước khi chính quyền chỉ sách nhiễu hay ngăn cấm một phần, thì năm nay chính quyền cấm hoàn toàn việc tổ chức Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
Cho đến nay, chính quyền Việt Nam chỉ công nhận Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, những nhóm hay giáo hội khác của PGHH như Giáo hội PGHHTT bị cho là hoạt động bất hợp pháp.
Riêng năm 2023, Giáo hội PGHHTT và những nhóm tôn giáo độc lập khác hứng chịu mức độ sách nhiễu nặng nề và thường xuyên hơn.
Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam được công nhận tổ chức tôn giáo
Vào ngày 27/12/2023, Bộ Nội vụ đã công nhận Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam là tổ chức tôn giáo sau hơn 33 năm hoạt động. [2]
Đây là tổ chức tôn giáo đầu tiên được chính quyền Việt Nam công nhận trong hơn bốn năm qua. [3]
Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam là tổ chức Tin Lành thuộc hệ phái Ngũ tuần. Hội thánh hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990. Đến năm 2018, hội thánh được cấp giấy đăng ký hoạt động tôn giáo.
Việc công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo tại Việt Nam không phải là một quy trình đăng ký hiệp hội thông thường như ở các nước khác. Các tổ chức tôn giáo phải trải qua một thời gian hoạt động lâu dài, chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền đối với nội bộ tổ chức và hoạt động tôn giáo.
Năm 2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng từng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ chào đón tất cả các tôn giáo, kể cả các tôn giáo mới. [4] Tuy nhiên, còn rất nhiều tổ chức tôn giáo chẳng những bị chính quyền từ chối cấp phép hoạt động mà còn bị trấn áp ngày càng nặng nề.
Xem thêm: Vì sao chính quyền Việt Nam không chấp nhận các tôn giáo mới?
[Tôn giáo 360]
Việt Nam lần đầu tiên chấp thuận Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican
Vào ngày 23/12/2023, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện thường trú Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. [5]
Đây là kết quả của “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” vào tháng 7/2023. [6]
Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ cho phép Tòa Thánh bổ nhiệm chức khâm sứ tại Việt Nam, tức là người đại diện của Tòa Thánh nhưng không có tư cách ngoại giao chính thức.
Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đã yêu cầu khâm sứ Tòa Thánh Vatican rời khỏi Sài Gòn, chấm dứt sự đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam. [7]
Còn tại miền Bắc, hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao từ tháng 8/1959. Chính quyền đã trục xuất linh mục Terence O’Driscoll lúc đó đang tạm thời đảm nhiệm quyền khâm sứ, và tịch thu tòa khâm sứ. [8]
Đến năm 2011, chính quyền mới cho phép Tòa thánh bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú tại Việt Nam là Tổng Giám mục Leopoldo Girelli.
Năm 2018, Tổng Giám mục Marek Zalewski thay thế cho Tổng Giám mục Girelli.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết Tổng Giám Mục Marek Zalewski sinh ngày 2/2/1963 tại Ba Lan. Ông thụ phong linh mục vào năm 1989 và tốt nghiệp tiến sĩ giáo luật vào năm 1995. Ngoài tiếng Ba Lan ông còn thông thạo năm ngoại ngữ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Đức.
Trước khi trở thành Đại diện thường trú của Toà Thánh Vatican ông giữ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe từ năm 2014 – 2018. Đến năm 2018, Giáo hoàng Francis bổ nhiệm ông làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thông báo rằng nhà nước đã chính thức mời Giáo hoàng Francis sang thăm Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang bị Mỹ liệt vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List) về tự do tôn giáo. Động thái ngoại giao này của Việt Nam đối với Công giáo có thể nhằm xoa dịu căng thẳng của Mỹ về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam.
Xem thêm: Trăm năm quan hệ Việt Nam – Vatican và những vấn đề bạn nên biết
[Tôn giáo mới]
Xóa bỏ đạo Dương Văn Mình trên toàn tỉnh Bắc Kạn
Vào ngày 18/12/2023, chính quyền tỉnh Bắc Kạn cho biết đã hoàn thành mục tiêu của Đề án số 78 – không còn ai theo đạo Dương Văn Mình trên toàn tỉnh. [9]
Theo chính quyền tỉnh Bắc Kạn, đạo Dương Văn Mình đã từng hiện diện tại 5 huyện, 14 xã và 19 thôn với số tín đồ là 899 người. [10][11]
Vào tháng 11/2022, chính quyền đã tổ chức 11 tổ công tác nhằm trấn áp đạo Dương Văn Mình. Từ đó nhiều nhà tang lễ, bàn thờ tại các tư gia bị xóa bỏ, nhiều tín đồ buộc phải ký cam kết từ bỏ tổ chức tôn giáo này. [12]
Cũng trong tháng 12/2023 tại huyện Bảo Lâm và Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, chính quyền đã tổ chức Hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện Đề án số 78 và 34 năm tuyên truyền, đấu tranh, xóa bỏ tổ chức Dương Văn Mình. [13][14]
Theo chính quyền huyện Bảo Lâm, tính đến tháng 6/2023 toàn huyện đã tháo dỡ 85 tấm phông trắng, 7 nhà đòn, buộc 12.252 hộ ký bản cam kết từ bỏ đạo Dương Văn Mình.
Còn tại huyện Hà Quảng, tính đến tháng 3/2023 đã xóa bỏ hoàn toàn hoạt động của đạo Dương Văn Mình, 100% các hộ đều ký cam kết không theo đạo này.
Vào tháng 7/2022, chính quyền tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên công khai về Đề án số 78 do Chính phủ ban hành năm 2021, để “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.
Nội dung đầy đủ của đề án này không được chính quyền công bố nhưng mục tiêu chung là xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình trong năm 2023. Kể từ đó, chính quyền đã liên tục đàn áp các tín đồ theo đạo này trên khắp các tỉnh miền núi phía Bắc vì cho rằng tổ chức này có mưu đồ tự trị, thành lập “Nhà nước H’Mông”. [15]
Tính đến nay, đã có bốn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình bao gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai và Tuyên Quang. [16]
Xem thêm: Đàn áp đạo Dương Văn Mình: 3 vấn đề chính quyền phải làm rõ
Yên Bái: Người dân bị bắt ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa
Báo Yên Bái cho biết chính quyền đã tuyên truyền, vận động thành công 100% hộ gia đình ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa trên toàn tỉnh. [17]
Trước đó, toàn tỉnh có 40 tín đồ dân tộc H’Mông tại huyện Trạm Tấu và Văn Chấn theo đạo Giê Sùa.
Theo chính quyền, đạo Giê Sùa thường xuyên đả kích các tôn giáo chính thống như Công giáo và Tin Lành. Ngoài ra, các tín đồ được tuyên truyền rằng đạo Giê Sùa là tôn giáo chính thống của người H’Mông.
Chiến dịch vận động người dân ký cam kết từ bỏ đạo Giê Sùa được tỉnh Yên Bái bắt đầu từ tháng 7/2023. Chính quyền coi đạo Giê Sùa là tà đạo và có mưu đồ xây dựng nhà nước riêng.
Đạo Giê Sùa do David Her (Hờ Chá Sùng), một người H’Mông sống tại Mỹ, thành lập ra vào năm 2015.
Ngoài Giê Sùa, tỉnh Yên Bái còn có 11 tổ chức tôn giáo khác không được chính quyền công nhận. [18]
Đắk Lắk: Chính quyền ngăn chặn nhóm tín đồ theo đạo Bà Cô Dợ sinh hoạt tôn giáo trực tuyến
Theo báo điện tử Đắk Lắk, vào cuối tháng 11/2023, chính quyền đã phát hiện ba người đang tổ chức sinh hoạt đạo Bà Cô Dợ qua mạng Internet. [19]
Cả ba đều là người dân tộc H’Mông, sống tại thôn 4, xã Ea M’doal, huyện M’Đrắk.
Theo chính quyền, đạo Bà Cô Dợ đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội tại địa phương, trục lợi cá nhân từ các tín đồ. Tuy nhiên, chính quyền lại không đưa ra được bằng chứng nào.
Bà Cô Dợ có tên gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Yêu thương chúng ta do Vừ Thị Dợ lập ra từ cuối năm 2016, chủ yếu truyền đạo qua các ứng dụng hội họp trực tuyến như Zoom.
Những tín đồ khi bị phát hiện tham gia sinh hoạt đạo Bà Cô Dợ qua Internet thường bị chính quyền đến nhà hoặc mời lên trụ sở công an nhằm ngăn cản, đe dọa và bắt ký cam kết từ bỏ đạo. [20]
Yên Bái: Chính quyền ngăn cản một người truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ
Vào ngày 21/12/2023, chính quyền tỉnh Yên Bái đã phát hiện một phụ nữ đang phát tài liệu Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. [21]
Theo chính quyền, vào ngày 12/12/2023, người phụ nữ này đã truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ cho các thành viên trong một gia đình tại tổ 12, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái.
Sau khi bị phát hiện, chính quyền đã thu giữ nhiều sách, tài liệu và máy tính xách tay có chứa các nội dung về Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.
Trước đó vào tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết đã xử lý 12 vụ vi phạm và 85 đối tượng liên quan đến Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ trong sáu tháng đầu năm 2023. [22]
Vào tháng 9/2023, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc kiên quyết xử lý hoạt động của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. [23]
Xem thêm: Hội thánh Đức Chúa Trời có thực sự nguy hiểm như chính quyền mô tả?
Kon Tum: Chính quyền xóa bỏ đạo Hà Mòn và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ
Trong một bài viết đăng trên báo điện tử VietnamPlus, chính quyền tỉnh Kon Tum đã xoá bỏ thành công đạo Hà Mòn và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ. [24]
Trước đó, chính quyền tỉnh Kon Tum đã bắt giam tổng cộng 23 người chủ chốt, xử lý hình sự 9 người, đưa ra kiểm điểm trước dân 8 người do liên quan đến đạo Hà Mòn. [25]
Theo chính quyền, đạo Hà Mòn thành lập cuối năm 1999 tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà và đỉnh điểm vào năm 2012, có trên 2.300 tín đồ tập trung tại tỉnh Kon Tum và phát triển sang các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Trải qua 23 năm trấn áp, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum không còn tín đồ nào theo đạo Hà Mòn. [26]
Riêng số lượng các tín đồ theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ tại tỉnh Kon Tum đến nay chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, các tín đồ tại tỉnh này không nhiều, đa phần các điểm nhóm đều tập trung tại Đắk Lắk. [27]
Cũng giống như đạo Hà Mòn, chính quyền tỉnh Kon Tum thường xuyên trấn áp hội thánh này, cho đến nay không còn tín đồ nào theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ tại tỉnh này.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận khác như Pháp môn Diệu Âm, Nhóm trừ quỷ Bảo Lộc, Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, Pháp Luân Công, Pháp lý vi vô khoa học huyền bí Phật pháp, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Thiên tâm đạo Trời của Cha Mẹ.
Chính quyền cũng thừa nhận rằng các tổ chức tôn giáo này tuy chưa có các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tôn giáo được chính quyền công nhận.
Vào tháng 11/2021, trong một tài liệu bồi dưỡng về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công nhận 5 mặt tích cực của phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã tuyên bố Việt Nam sẽ chào đón tất cả các tôn giáo, kể cả các tôn giáo mới. [28]
Xem thêm: Người Thượng đã theo đạo Chúa như thế nào?
Đắk Lắk: Một gia đình Tin Lành độc lập bị sách nhiễu vào ngày lễ Giáng sinh
Theo trang Người Thượng vì công lý, vào ngày 25/12/2023, chính quyền xã Êa Ñuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã tháo dỡ một tấm phông mừng lễ Giáng sinh tại nhà ông Y Lem Mlô. Ông là một tín đồ theo Tin Lành độc lập thuộc điểm nhóm Tin Lành Buôn Akŏ. [29]
Đoạn clip cho thấy ngay khi tấm phông bị tháo xuống, một người phụ nữ đã gấp lại và mang ra khỏi nhà. Theo chính quyền, mọi hoạt động sinh hoạt tôn giáo nằm ngoài những địa điểm đã được cấp phép thì đều vi phạm pháp luật.
Lễ Giáng sinh là một trong những ngày lễ lớn của đạo Tin Lành và Công giáo. Vào dịp này, mọi tín đồ thường tụ họp cùng nhau.
Cho đến nay, Hội thánh Tin Lành Đấng Christ chưa được chính quyền thừa nhận. Nhiều thành viên của hội thánh thường xuyên bị bắt bớ và đàn áp.
Kể từ sau vụ tấn công vào trụ sở công an và chính quyền của huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, chính quyền đã cáo buộc Hội thánh Tin Lành đấng Christ là tổ chức phản động và có mưu đồ thành lập nhà nước riêng. [30]
Luật Khoa tạp chí, ngày 31/1/2024