“Đối với người Công giáo Việt Nam thì hi vọng rằng với bang giao này thì Nhà nước cộng sản sẽ không còn có cái nhìn thù nghịch đối với người Công giáo nữa mà nhận ra rằng người Công giáo thật ra là một cộng đồng có thể đóng góp cho nhân loại,và đặc biệt là với cộng đồng dân tộc Việt Nam một cách hữu hiệu với những khả năng như đã từng thấy ở miền Nam trước 1975 hoặc là thấy ở miền Bắc trước năm 1954.”
Linh mục Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 07/2 khi được đề nghị bình luận về quan hệ đang tốt dần lên giữa Nhà nước Cộng sản Việt Nam và Toà thánh Vatican.
Mối bang giao giữa hai nước gần đây có bước tiến đáng kể, với việc Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski làm Đại diện thường trú đầu tiên của Toà thánh tại Việt Nam kể từ sau năm 1975. Trước đó, ông là Sứ thần Toà thánh tại Singapore kiêm đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Ngày 31/1, Tổng giám mục Marek Zalewski đã đến Hà Nội và bắt đầu sứ vụ của mình. Ông sẽ tạm thời cư trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội trong lúc chờ chính quyền chấp thuận nơi Toà thánh sẽ chính thức đặt Văn phòng đại diện.
Đến nay, Việt Nam và Vatican vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ vì chức vụ Đại diện thường trú chỉ tương đương với Khâm sứ, dưới mức Sứ thần – tương đương với đại sứ trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Chính quyền cần xóa tư duy xem Công giáo là “tay sai của Mỹ”!
Linh mục Lê Ngọc Thanh, người đang phục vụ tại Giáo phận Long Xuyên, cho rằng Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ quá khứ cho đến hiện tại luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm với cộng đồng Công giáo là do hậu quả của tuyên truyền “Công giáo là xấu, Vatican là đế quốc, Vatican là tay sai của Mỹ…” từ năm 1954 đến nay.
Toà thánh Vatican từng có đại diện tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1951 đến 1959, với người đứng đầu là Khâm sứ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cho là đã ép buộc đại diện của Toà thánh rời khỏi Toà Khâm sứ Hà Nội và sau đó trưng thu văn phòng này rồi cải tạo thành vườn hoa và công viên.
Sau đó, Toà thánh thiết lập Toà Khâm sứ ở thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hoà cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975.
Vatican có toàn quyền bổ nhiệm giám mục cho Giáo hội Công giáo ở các quốc gia không phải là cộng sản, trong khi ở Việt Nam, Toà thánh cần sự đồng ý của Hà Nội.
Khi muốn bổ nhiệm một giám mục, Toà thánh phải gửi một danh sách các ứng viên cho Hà Nội và khi có sự đồng ý thì Toà thánh mới bắt đầu phỏng vấn những ứng viên mà phía Việt Nam không phản đối.
Linh mục Lê Ngọc Thanh nói về vấn đề này:
“Đến giờ phút này Tòa thánh Vatican gần như phải luỵ Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục. Phải được họ đồng ý thì Tòa thánh Vatican với bổ nhiệm được.”
Ông giải thích:
“Lý do chính yếu nó vẫn là do họ (Hà Nội- PV) hoài nghi người Công giáo là một thế lực chống đối họ. Cho đến khi nào giải quyết được cái hoài nghi đó thì mọi việc sẽ ổn thỏa.”
Luật sư Lê Quốc Quân, một tín đồ Công giáo hiện đang sinh sống tại tiểu bang Virgina-Hoa Kỳ, cho rằng quan hệ giữa Hà Nội và Vatican sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp hơn, phù hợp với xu hướng đối ngoại chung của cả hai nước và đôi bên cùng có lợi.
Việt Nam có chính sách ngoại giao “làm bạn với các nước trên thế giới” trong khi Vatican là một chủ thể ngoại giao có uy tín.
Ngược lại, Vatican cũng mong muốn lợi ích cho giáo dân của mình tại Việt Nam. Ông dự đoán nếu không có những sự kiện hoặc trở ngại lớn bùng nổ thì hai bên có thể thiết lập ngoại giao trong tương lai gần.
Cũng theo ông Quân, hai bên vẫn còn nhiều nan đề cần giải quyết, trong đó có việc Hà Nội chiếm dụng nhiều tài sản của Giáo hội, sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình lựa chọn Giám mục, tự do tôn giáo ở vùng sâu vùng xa hoặc những vùng chiến lược nhạy cảm.
Tuy nhiên, ông khẳng định rào cản đặc biệt trong quan hệ Việt Nam-Vatican là khác biệt về nguyên lý giữa một quốc gia tinh thần của hơn một tỷ tín đồ Công giáo và một nhà nước đầy thế tục đang đi theo chủ nghĩa cộng sản.
“Đây là những trở ngại rất lớn cả trước mắt và lâu dài và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Điều đáng mừng là các bên đã ngồi lại để đối thoại và lắng nghe nhau. Đó cũng là một bước tiến lớn rồi và hy vọng các trở ngại sẽ dần dần được tháo cởi,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Khả năng Đức Giáo hoàng thăm Việt Nam
Theo thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho đến năm 2022, quốc gia này có hơn bảy triệu tín đồ Công giáo chiếm hơn 7% dân số, là quốc gia có tỉ lệ người Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở châu Á. Tuy nhiên các tín đồ ở đây vẫn chưa bao giờ được Đức Giáo hoàng đến thăm.
Truyền thông Việt Nam đưa tin vào cuối tháng 12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chính thức gửi thư tới Vatican để mời Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam- linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ- cho biết Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng vào ngày 4/10 đã thay mặt HĐGMVN mời Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Bình luận về ý nghĩa của chuyến thăm này nếu có, linh mục Lê Ngọc Thanh cho rằng một sự kiện như vậy sẽ có ý nghĩa “như là một cử chỉ yêu thương và nâng đỡ anh chị em giáo dân Công giáo Việt Nam một cách cụ thể.”
Theo vị linh mục từng có thời gian dài thực hiện mục vụ tại Tây Nguyên và Sài Gòn, việc Đức Giáo hoàng tới thăm đất nước có 100 triệu dân chứng tỏ một điều quan trọng đó là cộng đồng Công giáo Việt Nam tại vùng Á Châu nói chung và vùng Đông Nam Á là một cộng đồng Công giáo quan trọng có thể đóng góp vào quốc gia và vùng, trong sự phát triển từ về nguồn nhân sự cho đến việc chăm sóc cộng đồng với những kinh nghiệm của Giáo hội Công giáo trong suốt 2.000 năm qua.
Còn theo luật sư Lê Quốc Quân, một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng trong thời gian tới là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vì hai bên đã tỏ rõ thiện chí và mong ước có một chuyến thăm.
Tuy nhiên, theo ông sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng và những vấn đề kỹ thuật tổ chức là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn, ngoài ra, việc tập hợp hàng trăm ngàn người đón Đức Giáo hoàng làm Nhà nước Việt Nam quan ngại.
Khó khăn còn ở phía trước
JB Nguyễn Hữu Vinh, một người Công giáo từng tham gia đấu tranh chống sự bức hại của chính quyền nhiều địa phương trong nước đối với nhà thờ và giáo dân, cho rằng hai nước có thể phát triển quan hệ ngoại giao tới mức chính thức, tuy nhiên, tiến trình này có thể mất nhiều thời gian.
Ông nói với RFA trong ngày 07/2:
“Việc đó có được nhanh hay chậm hoặc là có tiến tới được hay không thì lại phụ thuộc vào vấn đề là nhà cầm quyền Việt Nam có khuynh loát được Giáo hội Công giáo hay không, có vừa lòng thoả mãn ý muốn của nó theo từng giai đoạn được hay không.”
Ông lý giải:
“Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng cái con bài bang giao giữa Việt Nam và Vatican như là miếng mồi câu từ mấy chục năm nay và gần như Vatican cứ mắc phải miếng mồi này và phải nhượng bộ hết lần này đến lần khác.
Thậm chí nhượng bộ những điều hết sức cơ bản, ví dụ như việc bổ nhiệm Giám mục là phải thông qua Hà Nội. Với cái điều đó thì nó không khác gì cái việc là Vatican đã trao ngọn roi quyền lực của mình cho Hà Nội.”
Theo ông Vinh, đến khi nào Vatican nhượng bộ những điều có lợi nhất cho Hà Nội thì việc mới thành, bang giao của hai nước xa hay gần, nhanh hay chậm phụ thuộc cả vào tiến trình đấy.
“Nếu như nhà cầm quyền ở Hà Nội cảm thấy rằng họ yên tâm Giáo hội Công giáo là không trở thành một cái đối tượng mà có thể là làm gì họ được hoặc họ nắm được đối tượng như vậy tức là thực hiện được cái chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản không thay đổi…
Còn khi họ cảm thấy nghi ngại, chưa chắc chắn thì quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, kể cả chuyến thăm của Đức Giáo hoàng, cũng rất khó diễn ra,” ông nói.
Trong khi Đức Giáo hoàng đã thăm nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, thì chưa người đứng đầu nào của Toà thánh đến được Việt Nam. Đã nhiều đời Giáo hoàng có ý muốn đến thăm quốc gia này, tuy nhiên, họ đều nhận được cái lắc đầu của Hà Nội, vì theo ông JB Nguyễn Hữu Vinh thì chính quyền cộng sản sợ “không quản lý được lòng dân.”
Ông cho rằng người Công giáo Việt Nam luôn mong mỏi được đón Đức Giáo hoàng và ước muốn đó hoàn toàn chính đáng.
“Về nguyên tắc thì khi mà có một chuyến thăm của Giáo hoàng đến với những cộng đồng giáo dân thì đó là một cái mong ước của tất cả mọi tín đồ Công giáo trên thế giới chứ không nói riêng Việt Nam.
Trong khi Giáo hoàng đã đi được khắp các nơi từ đời Giáo hoàng này đến đời Giáo hoàng khác thì chúng ta thấy rằng chỗ nào mà Giáo hoàng chưa đến được thì ở đó chỉ có bóng ma quỷ.” (RFA)
February 9, 2024
Quan hệ Việt Nam-Vatican được cải thiện: Hà Nội cần bỏ thái độ thù nghịch đối với Công giáo!
by Defend the Defenders • [Human Rights]
“Đối với người Công giáo Việt Nam thì hi vọng rằng với bang giao này thì Nhà nước cộng sản sẽ không còn có cái nhìn thù nghịch đối với người Công giáo nữa mà nhận ra rằng người Công giáo thật ra là một cộng đồng có thể đóng góp cho nhân loại,và đặc biệt là với cộng đồng dân tộc Việt Nam một cách hữu hiệu với những khả năng như đã từng thấy ở miền Nam trước 1975 hoặc là thấy ở miền Bắc trước năm 1954.”
Linh mục Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 07/2 khi được đề nghị bình luận về quan hệ đang tốt dần lên giữa Nhà nước Cộng sản Việt Nam và Toà thánh Vatican.
Mối bang giao giữa hai nước gần đây có bước tiến đáng kể, với việc Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski làm Đại diện thường trú đầu tiên của Toà thánh tại Việt Nam kể từ sau năm 1975. Trước đó, ông là Sứ thần Toà thánh tại Singapore kiêm đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Ngày 31/1, Tổng giám mục Marek Zalewski đã đến Hà Nội và bắt đầu sứ vụ của mình. Ông sẽ tạm thời cư trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội trong lúc chờ chính quyền chấp thuận nơi Toà thánh sẽ chính thức đặt Văn phòng đại diện.
Đến nay, Việt Nam và Vatican vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ vì chức vụ Đại diện thường trú chỉ tương đương với Khâm sứ, dưới mức Sứ thần – tương đương với đại sứ trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Chính quyền cần xóa tư duy xem Công giáo là “tay sai của Mỹ”!
Linh mục Lê Ngọc Thanh, người đang phục vụ tại Giáo phận Long Xuyên, cho rằng Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ quá khứ cho đến hiện tại luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm với cộng đồng Công giáo là do hậu quả của tuyên truyền “Công giáo là xấu, Vatican là đế quốc, Vatican là tay sai của Mỹ…” từ năm 1954 đến nay.
Toà thánh Vatican từng có đại diện tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1951 đến 1959, với người đứng đầu là Khâm sứ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cho là đã ép buộc đại diện của Toà thánh rời khỏi Toà Khâm sứ Hà Nội và sau đó trưng thu văn phòng này rồi cải tạo thành vườn hoa và công viên.
Sau đó, Toà thánh thiết lập Toà Khâm sứ ở thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hoà cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975.
Vatican có toàn quyền bổ nhiệm giám mục cho Giáo hội Công giáo ở các quốc gia không phải là cộng sản, trong khi ở Việt Nam, Toà thánh cần sự đồng ý của Hà Nội.
Khi muốn bổ nhiệm một giám mục, Toà thánh phải gửi một danh sách các ứng viên cho Hà Nội và khi có sự đồng ý thì Toà thánh mới bắt đầu phỏng vấn những ứng viên mà phía Việt Nam không phản đối.
Linh mục Lê Ngọc Thanh nói về vấn đề này:
“Đến giờ phút này Tòa thánh Vatican gần như phải luỵ Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục. Phải được họ đồng ý thì Tòa thánh Vatican với bổ nhiệm được.”
Ông giải thích:
“Lý do chính yếu nó vẫn là do họ (Hà Nội- PV) hoài nghi người Công giáo là một thế lực chống đối họ. Cho đến khi nào giải quyết được cái hoài nghi đó thì mọi việc sẽ ổn thỏa.”
Luật sư Lê Quốc Quân, một tín đồ Công giáo hiện đang sinh sống tại tiểu bang Virgina-Hoa Kỳ, cho rằng quan hệ giữa Hà Nội và Vatican sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp hơn, phù hợp với xu hướng đối ngoại chung của cả hai nước và đôi bên cùng có lợi.
Việt Nam có chính sách ngoại giao “làm bạn với các nước trên thế giới” trong khi Vatican là một chủ thể ngoại giao có uy tín.
Ngược lại, Vatican cũng mong muốn lợi ích cho giáo dân của mình tại Việt Nam. Ông dự đoán nếu không có những sự kiện hoặc trở ngại lớn bùng nổ thì hai bên có thể thiết lập ngoại giao trong tương lai gần.
Cũng theo ông Quân, hai bên vẫn còn nhiều nan đề cần giải quyết, trong đó có việc Hà Nội chiếm dụng nhiều tài sản của Giáo hội, sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình lựa chọn Giám mục, tự do tôn giáo ở vùng sâu vùng xa hoặc những vùng chiến lược nhạy cảm.
Tuy nhiên, ông khẳng định rào cản đặc biệt trong quan hệ Việt Nam-Vatican là khác biệt về nguyên lý giữa một quốc gia tinh thần của hơn một tỷ tín đồ Công giáo và một nhà nước đầy thế tục đang đi theo chủ nghĩa cộng sản.
“Đây là những trở ngại rất lớn cả trước mắt và lâu dài và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Điều đáng mừng là các bên đã ngồi lại để đối thoại và lắng nghe nhau. Đó cũng là một bước tiến lớn rồi và hy vọng các trở ngại sẽ dần dần được tháo cởi,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Khả năng Đức Giáo hoàng thăm Việt Nam
Theo thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho đến năm 2022, quốc gia này có hơn bảy triệu tín đồ Công giáo chiếm hơn 7% dân số, là quốc gia có tỉ lệ người Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở châu Á. Tuy nhiên các tín đồ ở đây vẫn chưa bao giờ được Đức Giáo hoàng đến thăm.
Truyền thông Việt Nam đưa tin vào cuối tháng 12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chính thức gửi thư tới Vatican để mời Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam- linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ- cho biết Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng vào ngày 4/10 đã thay mặt HĐGMVN mời Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Bình luận về ý nghĩa của chuyến thăm này nếu có, linh mục Lê Ngọc Thanh cho rằng một sự kiện như vậy sẽ có ý nghĩa “như là một cử chỉ yêu thương và nâng đỡ anh chị em giáo dân Công giáo Việt Nam một cách cụ thể.”
Theo vị linh mục từng có thời gian dài thực hiện mục vụ tại Tây Nguyên và Sài Gòn, việc Đức Giáo hoàng tới thăm đất nước có 100 triệu dân chứng tỏ một điều quan trọng đó là cộng đồng Công giáo Việt Nam tại vùng Á Châu nói chung và vùng Đông Nam Á là một cộng đồng Công giáo quan trọng có thể đóng góp vào quốc gia và vùng, trong sự phát triển từ về nguồn nhân sự cho đến việc chăm sóc cộng đồng với những kinh nghiệm của Giáo hội Công giáo trong suốt 2.000 năm qua.
Còn theo luật sư Lê Quốc Quân, một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng trong thời gian tới là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vì hai bên đã tỏ rõ thiện chí và mong ước có một chuyến thăm.
Tuy nhiên, theo ông sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng và những vấn đề kỹ thuật tổ chức là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn, ngoài ra, việc tập hợp hàng trăm ngàn người đón Đức Giáo hoàng làm Nhà nước Việt Nam quan ngại.
Khó khăn còn ở phía trước
JB Nguyễn Hữu Vinh, một người Công giáo từng tham gia đấu tranh chống sự bức hại của chính quyền nhiều địa phương trong nước đối với nhà thờ và giáo dân, cho rằng hai nước có thể phát triển quan hệ ngoại giao tới mức chính thức, tuy nhiên, tiến trình này có thể mất nhiều thời gian.
Ông nói với RFA trong ngày 07/2:
“Việc đó có được nhanh hay chậm hoặc là có tiến tới được hay không thì lại phụ thuộc vào vấn đề là nhà cầm quyền Việt Nam có khuynh loát được Giáo hội Công giáo hay không, có vừa lòng thoả mãn ý muốn của nó theo từng giai đoạn được hay không.”
Ông lý giải:
“Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng cái con bài bang giao giữa Việt Nam và Vatican như là miếng mồi câu từ mấy chục năm nay và gần như Vatican cứ mắc phải miếng mồi này và phải nhượng bộ hết lần này đến lần khác.
Thậm chí nhượng bộ những điều hết sức cơ bản, ví dụ như việc bổ nhiệm Giám mục là phải thông qua Hà Nội. Với cái điều đó thì nó không khác gì cái việc là Vatican đã trao ngọn roi quyền lực của mình cho Hà Nội.”
Theo ông Vinh, đến khi nào Vatican nhượng bộ những điều có lợi nhất cho Hà Nội thì việc mới thành, bang giao của hai nước xa hay gần, nhanh hay chậm phụ thuộc cả vào tiến trình đấy.
“Nếu như nhà cầm quyền ở Hà Nội cảm thấy rằng họ yên tâm Giáo hội Công giáo là không trở thành một cái đối tượng mà có thể là làm gì họ được hoặc họ nắm được đối tượng như vậy tức là thực hiện được cái chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản không thay đổi…
Còn khi họ cảm thấy nghi ngại, chưa chắc chắn thì quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, kể cả chuyến thăm của Đức Giáo hoàng, cũng rất khó diễn ra,” ông nói.
Trong khi Đức Giáo hoàng đã thăm nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, thì chưa người đứng đầu nào của Toà thánh đến được Việt Nam. Đã nhiều đời Giáo hoàng có ý muốn đến thăm quốc gia này, tuy nhiên, họ đều nhận được cái lắc đầu của Hà Nội, vì theo ông JB Nguyễn Hữu Vinh thì chính quyền cộng sản sợ “không quản lý được lòng dân.”
Ông cho rằng người Công giáo Việt Nam luôn mong mỏi được đón Đức Giáo hoàng và ước muốn đó hoàn toàn chính đáng.
“Về nguyên tắc thì khi mà có một chuyến thăm của Giáo hoàng đến với những cộng đồng giáo dân thì đó là một cái mong ước của tất cả mọi tín đồ Công giáo trên thế giới chứ không nói riêng Việt Nam.
Trong khi Giáo hoàng đã đi được khắp các nơi từ đời Giáo hoàng này đến đời Giáo hoàng khác thì chúng ta thấy rằng chỗ nào mà Giáo hoàng chưa đến được thì ở đó chỉ có bóng ma quỷ.” (RFA)