Luật sư Võ An Đôn, sau sáu năm bị tước thẻ luật sư do bào chữa miễn phí người nghèo trong các vụ án nhạy cảm như “người dân chết trong đồn công an”, đã đến Mỹ định cư theo diện tị nạn hồi tháng 10/2023 cùng gia đình.
Vào ngày 5/3/2024 ông đã dành cho RFA một cuộc trò chuyện, chia sẻ về chuyện hành nghề luật sư ở Việt Nam, chuyện ông đã bị chính quyền trả thù như thế nào đến mức phải quyết định ra đi.
Bảo vệ miễn phí cho dân nghèo
Cao Nguyên: Xin chào luật sư Võ An Đôn, trước khi sang Mỹ, ông nổi tiếng với các vụ án bảo vệ miễn phí cho người nghèo. Những cái vụ án nào mà ông cho là đáng nhớ trong khoảng thời gian mà ông còn hành nghề luật sư ở Việt Nam?
Trước kia, khi còn hành nghề luật sư thì mình đã tham gia rất là nhiều vụ án miễn phí cho người dân, khoảng hơn 200 vụ án hình sự, nhưng mà đáng nhớ nhất là những vụ mà liên quan tới chính quyền và rất là nhạy cảm mà công chúng quan tâm ấy.
Ví dụ như khi còn làm luật sư thì mình đã tham gia ba vụ công an đánh chết dân ở ba tỉnh khác nhau là ở Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Ngoài ra còn có bào chữa những vụ án của các tù nhân Lương Tâm.
Cao Nguyên: Thế thì ông có thể nói rõ hơn về ba cái vụ án công an đánh chết dân trong đồn không?
Vụ thứ nhất là bị hại Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên, khi ra tòa khoảng năm 2014. Vụ thứ hai là công an xã Vạn Ninh đánh chết em bé học lớp 9 ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ thứ ba là một anh ở tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Tổng cộng truy tố khoảng 13 sĩ quan công an với khoảng hơn 50 năm tù. Hiện giờ, mình đã nghỉ luật sư sáu năm rồi nhưng mà cũng còn một số công an Ninh Thuận vẫn còn ở tù.
Vụ án anh Ngô Thanh Kiều thì bên công an nói nghi ngờ anh tham gia vụ trộm cắp, rồi bắt giữ đánh chết. Mình giúp làm đơn tố cáo gửi cho các cơ quan trung ương và địa phương ở tỉnh Phú Yên và ở Hà Nội. Sau đó thì được Chủ tịch nước chỉ đạo giải quyết cái vụ này.
Cao Nguyên: Cơ duyên nào khiến ông biết được gia đình của anh Kiều để có thể bảo vệ pháp lý cho họ?
Gia đình mình và gia đình anh Kiều ở gần nhau. Khi xảy ra sự việc thì người nhà có tới nhờ và sau đó mình nhận làm.
Cao Nguyên: Ông đánh giá như thế nào về tình trạng tra tấn cũng như là người dân chết trong đồn công an?
Trước đây, tình trạng người dân chết trong tù rất là nhiều, công an họ tra tấn khủng khiếp lắm, khi chết thì họ nói là tự tử chết nhưng mà vô đó làm sao tự tử được.
Họ đánh đập rất nhiều trong giai đoạn đầu, đặc biệt là những vụ án hình sự mà giai đoạn đầu, ví dụ ngày đêm đầu bị bắt ra thì đánh dã man, có chết hay không là thời gian đó là đa số. Nhưng mà sau này những vụ bị đưa ra tòa rồi công luận nữa thì nó giảm bớt nhưng mà tình trạng đó vẫn còn.
Bị đàn áp
Cao Nguyên: Khi mà tham gia những vụ án như vậy thì ông phải chịu những cái áp lực gì?
Mình cũng vẫn biết là khi mà tham gia vào những vụ này thì rất là khó khăn cho việc hành nghề và cả tính mạng của mình, nhưng mà nếu mình không tham gia, mình sợ thì cái lương tâm mình cắn rứt. Dù biết trước điều đó nhưng mà mình vẫn tham gia, mình chấp nhận tất cả.
Cao Nguyên: Theo như báo chí trong nước thì từ sau khi tham gia vụ án Nguyễn Thanh Kiều vào khoảng năm 2015, ông bị đoàn luật sư Phú Yên đề nghị xoá tên ra khỏi đoàn luật sư tỉnh này. Sự việc đó diễn ra như thế nào?
Khi mà vụ án của anh Kiều đưa ra sơ thẩm tại tòa án Thành phố Tuy Hòa thì toà xử mức án các bị cáo là công an rất là nhẹ, trong đó bỏ lọt người phạm tội là ông Thượng tá Công an Thành phố Tuy Hòa thì tôi đã đề nghị tăng hình phạt cũng như khởi tố cái người đứng đầu của Công an Thành phố Tuy Hòa đó.
Sau đó vài ngày sau thì liên ngành công an, viện kiểm sát, tòa án cho ra văn bản đề nghị tước quyền hành nghề luật sư của tôi nhưng mà do dư luận trong và ngoài nước lúc đó ủng hộ tôi và lên án cái việc ra quyết định tước giấy phép hành nghề của tôi cho nên việc tước đó không được. Cho đến khi 2017, họ thực hiện lần thứ hai thì mới được tước vĩnh viễn cái việc hành nghề của tôi.
Cao Nguyên: Như vậy thì có thể hiểu là mặc dù những người công an đánh chết dân vẫn bị truy tố; Nhưng mặt khác, những người luật sư bảo vệ người dân, dám lên tiếng tố cáo công an vẫn bị trả thù hay không?
Đúng vậy, nếu mình không đứng lên thì cái vụ án nó có thể bị không khởi tố. Người ta ghét mình bởi vì mình đi khiếu kiện, viết đơn thư rồi cho dư luận biết cho nên những công an sĩ quan đó mới bị ra tòa. Nếu mà không có mình thì nó sẽ im đi không có bị khởi tố.
Cao Nguyên: Cuộc sống của anh như thế nào sau khi bị tước thẻ luật sư?
Sau khi bị tước thẻ luật sư thì mình trở về làm nông giống như mọi người nông dân ở Việt Nam. Mình muốn ở lại Việt Nam để đỡ giúp người dân, dùng kiến thức mình để giúp người dân. Dù mình tư vấn và hoàn toàn miễn phí nhưng mà không ai dám tới hết.
Mình thấy ở lại Việt Nam tới nay là sáu năm nhưng mà cái việc mình ở lại để giúp người dân là không có đạt kết quả. Thứ hai là mình đi đâu cũng bị theo dõi nghe lén, mọi người thân, bạn bè, họ hàng không ai dám tới thăm. Con cái càng ngày càng lớn không làm gì có tiền, cho nên mình quyết định bỏ nước ra đi chứ thật sự là trong lòng không muốn.
Tới Mỹ tị nạn
Cao Nguyên: Ông có thể nói về quá trình mình đã xin tị nạn ở Hoa Kỳ như thế nào không?
Sau khi bị tước quyền hành nghề luật sư thì mình muốn ở lại mình phục vụ người dân như mình đã trình bày, nhưng mà kéo dài 5-6 năm không có tác dụng gì hết.
Mình muốn hi sinh, mình muốn phục vụ người dân thì người dân không dám tới cho nên mình quyết định đi xin tị nạn ở Hoa Kỳ để cho gia đình qua đó sinh sống và tiếp tục hoạt động cho Việt Nam.
Riêng bản thân mình, mình làm cái đơn xin tị nạn sau đó gửi qua mail cho Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Sài Gòn. Sau đó vài ngày thì có anh nhân viên sứ quán gọi điện cho mình hỏi là có phải hay không rồi anh có làm đơn xin tị nạn không thì mình nói có.
Sau đó Lãnh sự quán mời mình qua phỏng vấn hỏi lý do sao tị nạn, rồi sau đó một lần nữa thì họ yêu cầu cả gia đình vô, đem giấy khai sinh với giấy kết hôn vô rồi sau đó cho đi khám sức khỏe rồi cho đi định cư. Khoảng thời gian đó kéo dài khoảng một năm.
Cao Nguyên: Ông đã một lần bị chặn xuất cảnh ngay tại sân bay, trong suốt một năm sau đó cho tới khi ông được đi trở lại thì cuộc sống của gia đình anh như thế nào?
Thật sự đi thì khi mà bước chân đến sân bay, trước đó thì không bao giờ trong đầu mình nghĩ là mình bị cấm xuất cảnh, nhưng mà khi làm xong thủ tục, hành lý chuyển lên máy bay hết rồi, khi bước qua cổng an ninh thì vợ con đi trước, mình đi sau thì anh công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất hỏi anh có phải Võ An Đôn hay không, mình nói phải thì bị mời vô phòng an ninh sân bay làm việc, rồi sau đó họ ra quyết định là cấm xuất cảnh mình vì lý do an ninh quốc gia.
Hồi đó bất ngờ quá, cả gia đình mình không đi được phải về thì may mắn là mình nhà mình ở nông thôn, không có giá trị cho nên vẫn còn nguyên nguyên nhà, vẫn còn đất nên về sống bình thường, hơi khó khăn đấy nhưng mà bình thường.
Nhưng mà mục đích của điều luật này thì rất là tàn ác, để trả thù những cái người đấu tranh, gây ra sự bất ngờ, thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với những người bị cấm xuất cảnh như mình.
Cao Nguyên: Có bao giờ ông từng hối hận vì những việc mình đã làm? Nếu không tham gia đấu tranh bảo vệ người nghèo thì anh vẫn là một luật sư sống ổn định tại Việt Nam.
Không. Tôi rất là vui và hạnh phúc khi mình làm những vụ đó. Bởi vì, mình dùng kiến thức mình để mình phục vụ người dân. Mình muốn xã hội thay đổi tốt đẹp cho người dân thì rất là ý nghĩa chứ mình không có bao giờ nói rằng cái việc đó là mình không muốn.
Cao Nguyên: Vậy thì dự định sắp tới của ông là gì?
Mình mong muốn nhất trong lòng mà trước khi qua Mỹ cũng như ở đây là muốn tiếp tục hoạt động luật sư để giúp người dân trong nước, đặc biệt là mình muốn thành lập đoàn luật sư Việt Nam ở hải ngoại, quy tụ những luật sư đang tị nạn đây và tiếp tục làm công việc luật sư. Ví dụ như là tư vấn pháp luật và soạn thảo đơn thư, cũng như lên tiếng với những bất công trong xã hội Việt Nam qua hệ thống mạng mạng xã hội.
Một lần nữa cảm ơn luật sư đã dành thời gian cho RFA. Chúc cho những dự định của ông sẽ sớm được thực hiện.
March 11, 2024
Luật sư Võ An Đôn và chuyện bị đàn áp vì bảo vệ người yếu thế ở Việt Nam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Luật sư Võ An Đôn, sau sáu năm bị tước thẻ luật sư do bào chữa miễn phí người nghèo trong các vụ án nhạy cảm như “người dân chết trong đồn công an”, đã đến Mỹ định cư theo diện tị nạn hồi tháng 10/2023 cùng gia đình.
Vào ngày 5/3/2024 ông đã dành cho RFA một cuộc trò chuyện, chia sẻ về chuyện hành nghề luật sư ở Việt Nam, chuyện ông đã bị chính quyền trả thù như thế nào đến mức phải quyết định ra đi.
Bảo vệ miễn phí cho dân nghèo
Cao Nguyên: Xin chào luật sư Võ An Đôn, trước khi sang Mỹ, ông nổi tiếng với các vụ án bảo vệ miễn phí cho người nghèo. Những cái vụ án nào mà ông cho là đáng nhớ trong khoảng thời gian mà ông còn hành nghề luật sư ở Việt Nam?
Trước kia, khi còn hành nghề luật sư thì mình đã tham gia rất là nhiều vụ án miễn phí cho người dân, khoảng hơn 200 vụ án hình sự, nhưng mà đáng nhớ nhất là những vụ mà liên quan tới chính quyền và rất là nhạy cảm mà công chúng quan tâm ấy.
Ví dụ như khi còn làm luật sư thì mình đã tham gia ba vụ công an đánh chết dân ở ba tỉnh khác nhau là ở Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Ngoài ra còn có bào chữa những vụ án của các tù nhân Lương Tâm.
Cao Nguyên: Thế thì ông có thể nói rõ hơn về ba cái vụ án công an đánh chết dân trong đồn không?
Vụ thứ nhất là bị hại Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên, khi ra tòa khoảng năm 2014. Vụ thứ hai là công an xã Vạn Ninh đánh chết em bé học lớp 9 ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ thứ ba là một anh ở tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Tổng cộng truy tố khoảng 13 sĩ quan công an với khoảng hơn 50 năm tù. Hiện giờ, mình đã nghỉ luật sư sáu năm rồi nhưng mà cũng còn một số công an Ninh Thuận vẫn còn ở tù.
Vụ án anh Ngô Thanh Kiều thì bên công an nói nghi ngờ anh tham gia vụ trộm cắp, rồi bắt giữ đánh chết. Mình giúp làm đơn tố cáo gửi cho các cơ quan trung ương và địa phương ở tỉnh Phú Yên và ở Hà Nội. Sau đó thì được Chủ tịch nước chỉ đạo giải quyết cái vụ này.
Cao Nguyên: Cơ duyên nào khiến ông biết được gia đình của anh Kiều để có thể bảo vệ pháp lý cho họ?
Gia đình mình và gia đình anh Kiều ở gần nhau. Khi xảy ra sự việc thì người nhà có tới nhờ và sau đó mình nhận làm.
Cao Nguyên: Ông đánh giá như thế nào về tình trạng tra tấn cũng như là người dân chết trong đồn công an?
Trước đây, tình trạng người dân chết trong tù rất là nhiều, công an họ tra tấn khủng khiếp lắm, khi chết thì họ nói là tự tử chết nhưng mà vô đó làm sao tự tử được.
Họ đánh đập rất nhiều trong giai đoạn đầu, đặc biệt là những vụ án hình sự mà giai đoạn đầu, ví dụ ngày đêm đầu bị bắt ra thì đánh dã man, có chết hay không là thời gian đó là đa số. Nhưng mà sau này những vụ bị đưa ra tòa rồi công luận nữa thì nó giảm bớt nhưng mà tình trạng đó vẫn còn.
Bị đàn áp
Cao Nguyên: Khi mà tham gia những vụ án như vậy thì ông phải chịu những cái áp lực gì?
Mình cũng vẫn biết là khi mà tham gia vào những vụ này thì rất là khó khăn cho việc hành nghề và cả tính mạng của mình, nhưng mà nếu mình không tham gia, mình sợ thì cái lương tâm mình cắn rứt. Dù biết trước điều đó nhưng mà mình vẫn tham gia, mình chấp nhận tất cả.
Cao Nguyên: Theo như báo chí trong nước thì từ sau khi tham gia vụ án Nguyễn Thanh Kiều vào khoảng năm 2015, ông bị đoàn luật sư Phú Yên đề nghị xoá tên ra khỏi đoàn luật sư tỉnh này. Sự việc đó diễn ra như thế nào?
Khi mà vụ án của anh Kiều đưa ra sơ thẩm tại tòa án Thành phố Tuy Hòa thì toà xử mức án các bị cáo là công an rất là nhẹ, trong đó bỏ lọt người phạm tội là ông Thượng tá Công an Thành phố Tuy Hòa thì tôi đã đề nghị tăng hình phạt cũng như khởi tố cái người đứng đầu của Công an Thành phố Tuy Hòa đó.
Sau đó vài ngày sau thì liên ngành công an, viện kiểm sát, tòa án cho ra văn bản đề nghị tước quyền hành nghề luật sư của tôi nhưng mà do dư luận trong và ngoài nước lúc đó ủng hộ tôi và lên án cái việc ra quyết định tước giấy phép hành nghề của tôi cho nên việc tước đó không được. Cho đến khi 2017, họ thực hiện lần thứ hai thì mới được tước vĩnh viễn cái việc hành nghề của tôi.
Cao Nguyên: Như vậy thì có thể hiểu là mặc dù những người công an đánh chết dân vẫn bị truy tố; Nhưng mặt khác, những người luật sư bảo vệ người dân, dám lên tiếng tố cáo công an vẫn bị trả thù hay không?
Đúng vậy, nếu mình không đứng lên thì cái vụ án nó có thể bị không khởi tố. Người ta ghét mình bởi vì mình đi khiếu kiện, viết đơn thư rồi cho dư luận biết cho nên những công an sĩ quan đó mới bị ra tòa. Nếu mà không có mình thì nó sẽ im đi không có bị khởi tố.
Cao Nguyên: Cuộc sống của anh như thế nào sau khi bị tước thẻ luật sư?
Sau khi bị tước thẻ luật sư thì mình trở về làm nông giống như mọi người nông dân ở Việt Nam. Mình muốn ở lại Việt Nam để đỡ giúp người dân, dùng kiến thức mình để giúp người dân. Dù mình tư vấn và hoàn toàn miễn phí nhưng mà không ai dám tới hết.
Mình thấy ở lại Việt Nam tới nay là sáu năm nhưng mà cái việc mình ở lại để giúp người dân là không có đạt kết quả. Thứ hai là mình đi đâu cũng bị theo dõi nghe lén, mọi người thân, bạn bè, họ hàng không ai dám tới thăm. Con cái càng ngày càng lớn không làm gì có tiền, cho nên mình quyết định bỏ nước ra đi chứ thật sự là trong lòng không muốn.
Tới Mỹ tị nạn
Cao Nguyên: Ông có thể nói về quá trình mình đã xin tị nạn ở Hoa Kỳ như thế nào không?
Sau khi bị tước quyền hành nghề luật sư thì mình muốn ở lại mình phục vụ người dân như mình đã trình bày, nhưng mà kéo dài 5-6 năm không có tác dụng gì hết.
Mình muốn hi sinh, mình muốn phục vụ người dân thì người dân không dám tới cho nên mình quyết định đi xin tị nạn ở Hoa Kỳ để cho gia đình qua đó sinh sống và tiếp tục hoạt động cho Việt Nam.
Riêng bản thân mình, mình làm cái đơn xin tị nạn sau đó gửi qua mail cho Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Sài Gòn. Sau đó vài ngày thì có anh nhân viên sứ quán gọi điện cho mình hỏi là có phải hay không rồi anh có làm đơn xin tị nạn không thì mình nói có.
Sau đó Lãnh sự quán mời mình qua phỏng vấn hỏi lý do sao tị nạn, rồi sau đó một lần nữa thì họ yêu cầu cả gia đình vô, đem giấy khai sinh với giấy kết hôn vô rồi sau đó cho đi khám sức khỏe rồi cho đi định cư. Khoảng thời gian đó kéo dài khoảng một năm.
Cao Nguyên: Ông đã một lần bị chặn xuất cảnh ngay tại sân bay, trong suốt một năm sau đó cho tới khi ông được đi trở lại thì cuộc sống của gia đình anh như thế nào?
Thật sự đi thì khi mà bước chân đến sân bay, trước đó thì không bao giờ trong đầu mình nghĩ là mình bị cấm xuất cảnh, nhưng mà khi làm xong thủ tục, hành lý chuyển lên máy bay hết rồi, khi bước qua cổng an ninh thì vợ con đi trước, mình đi sau thì anh công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất hỏi anh có phải Võ An Đôn hay không, mình nói phải thì bị mời vô phòng an ninh sân bay làm việc, rồi sau đó họ ra quyết định là cấm xuất cảnh mình vì lý do an ninh quốc gia.
Hồi đó bất ngờ quá, cả gia đình mình không đi được phải về thì may mắn là mình nhà mình ở nông thôn, không có giá trị cho nên vẫn còn nguyên nguyên nhà, vẫn còn đất nên về sống bình thường, hơi khó khăn đấy nhưng mà bình thường.
Nhưng mà mục đích của điều luật này thì rất là tàn ác, để trả thù những cái người đấu tranh, gây ra sự bất ngờ, thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với những người bị cấm xuất cảnh như mình.
Cao Nguyên: Có bao giờ ông từng hối hận vì những việc mình đã làm? Nếu không tham gia đấu tranh bảo vệ người nghèo thì anh vẫn là một luật sư sống ổn định tại Việt Nam.
Không. Tôi rất là vui và hạnh phúc khi mình làm những vụ đó. Bởi vì, mình dùng kiến thức mình để mình phục vụ người dân. Mình muốn xã hội thay đổi tốt đẹp cho người dân thì rất là ý nghĩa chứ mình không có bao giờ nói rằng cái việc đó là mình không muốn.
Cao Nguyên: Vậy thì dự định sắp tới của ông là gì?
Mình mong muốn nhất trong lòng mà trước khi qua Mỹ cũng như ở đây là muốn tiếp tục hoạt động luật sư để giúp người dân trong nước, đặc biệt là mình muốn thành lập đoàn luật sư Việt Nam ở hải ngoại, quy tụ những luật sư đang tị nạn đây và tiếp tục làm công việc luật sư. Ví dụ như là tư vấn pháp luật và soạn thảo đơn thư, cũng như lên tiếng với những bất công trong xã hội Việt Nam qua hệ thống mạng mạng xã hội.
Một lần nữa cảm ơn luật sư đã dành thời gian cho RFA. Chúc cho những dự định của ông sẽ sớm được thực hiện.