Trại giam Nam Hà vẫn đang biệt giam tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Đức Hùng qua 18 tháng, dù thời hạn kỷ luật đối với tù nhân vi phạm nội quy trại theo luật chỉ là 10 ngày.
Ông Hùng, sinh năm 1991, là một người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường hồi năm 2016. Ông bị bắt đầu năm 2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” và bị kết án năm năm sáu tháng tù giam (5 năm 6 tháng) trong phiên toà không luật sư vào tháng 7 cùng năm.
Ông Hùng sau đó bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam và chỉ được thăm gặp thân nhân với số lần hạn chế. Lần thứ nhất vào tháng 02/2023, gia đình có gửi quà và tiền lưu ký.
Vào tháng 8, ông Nguyễn Sen – bố của Hùng quay lại trại giam để thăm gặp nhưng bị từ chối, cán bộ quản giáo nói con trai ông không được gặp gia đình vì đang bị kỷ luật.
Một bạn tù của ông Hùng cho biết, lý do kỷ luật do ông đã nhận thức ăn từ TNLT Lê Đình Lượng, người đang thụ án tù 20 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng phân trại.
Sau bài báo của RFA vào ngày 22/12 phản ánh về vụ việc, một tuần sau đó ông Sen được thăm gặp con trai.
Vào ngày 28/2/2024 vừa qua, ông Sen quay trở lại trại giam và biết con mình vẫn còn bị biệt giam. Ông nói với RFA trong ngày 11/3:
“Giờ (con trai- PV) nằm trong biệt giam, tới đến bữa người ta hé cửa đưa thức ăn cho. Nằm biệt giam từ khi chuyển ra đó đến giờ. Mười tám tháng rồi mà không có gì thay đổi cả.”
Trong buổi thăm gặp, gia đình được gửi thức ăn chế biến sẵn, một ít đồ dùng mua từ căng-tin của trại giam và tiền lưu ký.
Ông cho biết con trai ông gầy yếu và xanh xao do bị giam lâu ngày trong phòng. Bên cạnh đó, ông Hùng còn bị bệnh đường ruột và đau đầu do tai nạn từ nhỏ.
Ông Hùng bị cận thị nhưng trại giam không cho sử dụng kính gọng kim loại, mặc dù gia đình có gửi gọng kính nhựa nhưng trại giam nói không nhận được từ bưu điện, do vậy đến nay Hùng vẫn chưa có kính để đeo, gây bất tiện trong sinh hoạt.
Con trai nói với bố gia đình chỉ có thể thăm hai tháng một lần theo quy định dành cho người tù bị kỷ luật. Ông Sen có đăng ký số điện thoại của mình với trại giam nhưng chưa bao giờ nhận được cuộc gọi cùa con trai cho dù theo tiêu chuẩn, mỗi tù nhân được gọi điện 10 phút về cho gia đình trong một tháng.
Ông Hùng nhắn nhủ với gia đình giúp thuê cho mình hai luật sư, tuy nhiên lại không nói rõ để làm gì, chỉ nói sẽ trình bày với họ khi gặp ở trại giam. Không rõ ông Hùng có được gặp luật sư không vì theo quy định chỉ có thân nhân đăng ký với trại giam thì mới được gặp tù nhân.
Phóng viên gọi điện thoại nhiều lần cho Trại giam Nam Hà theo số điện thoại trên mạng Internet nhưng không có ai nghe máy.
Theo Điều 43 của Luật thi hành án hình sự (2015), tù nhân bị vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, tù nhân không được gặp thân nhân.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều hành vi vi phạm nhân quyền, trong đó có cố gắng kiểm duyệt, và khi thất bại, chế độ cầm tù bất cứ ai dám chỉ trích chính phủ, và ông Hùng là một trường hợp như vậy.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 12/3, ông viết:
“Thật tàn nhẫn một cách bất thường khi họ biệt giam ông gần như vô thời hạn, và chính quyền cần hình phạt vi phạm nhân quyền này để tước bỏ mọi hình thức tiếp xúc với con người khi ở trong tù.”
Ông kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Hùng:
“Tốt hơn hết, Chính phủ Việt Nam nên thừa nhận rằng ngay từ đầu Nguyễn Đức Hùng không làm gì sai vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận không nên bị coi là tội, và họ nên trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.”
Ông Nguyễn Viết Dũng, người từng bị biệt giam hơn hai năm ở Trại giam Nam Hà, cho biết mỗi một án kỷ luật giam riêng có thời hạn ba tháng, tuy nhiên, trại giam có thể áp dụng liên tiếp án kỷ luật lên một người tù.
Theo Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Trại giam Nam Hà gửi cho gia đình đề ngày 06/12/2023 thì ông Hùng bị xếp loại chấp hành án phạt tù kém.
Ông Hùng là một nhà hoạt động tham gia nhiều sự kiện ở khu vực miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là các hoạt động nhằm tố cáo Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016.
Facebook của ông Hùng có hơn chín ngàn người theo dõi với những bài viết có nội dung lên tiếng phản đối bất công xã hội, bảo vệ nhân quyền, và tự do tôn giáo, trong đó có vụ các tu sĩ tại Đan viện Thiên An đòi lại đất đai từ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. (RFA)
March 14, 2024
TNLT Nguyễn Đức Hùng được gặp gia đình nhưng vẫn bị biệt giam đã 18 tháng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Trại giam Nam Hà vẫn đang biệt giam tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Đức Hùng qua 18 tháng, dù thời hạn kỷ luật đối với tù nhân vi phạm nội quy trại theo luật chỉ là 10 ngày.
Ông Hùng, sinh năm 1991, là một người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường hồi năm 2016. Ông bị bắt đầu năm 2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” và bị kết án năm năm sáu tháng tù giam (5 năm 6 tháng) trong phiên toà không luật sư vào tháng 7 cùng năm.
Ông Hùng sau đó bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam và chỉ được thăm gặp thân nhân với số lần hạn chế. Lần thứ nhất vào tháng 02/2023, gia đình có gửi quà và tiền lưu ký.
Vào tháng 8, ông Nguyễn Sen – bố của Hùng quay lại trại giam để thăm gặp nhưng bị từ chối, cán bộ quản giáo nói con trai ông không được gặp gia đình vì đang bị kỷ luật.
Một bạn tù của ông Hùng cho biết, lý do kỷ luật do ông đã nhận thức ăn từ TNLT Lê Đình Lượng, người đang thụ án tù 20 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng phân trại.
Sau bài báo của RFA vào ngày 22/12 phản ánh về vụ việc, một tuần sau đó ông Sen được thăm gặp con trai.
Vào ngày 28/2/2024 vừa qua, ông Sen quay trở lại trại giam và biết con mình vẫn còn bị biệt giam. Ông nói với RFA trong ngày 11/3:
“Giờ (con trai- PV) nằm trong biệt giam, tới đến bữa người ta hé cửa đưa thức ăn cho. Nằm biệt giam từ khi chuyển ra đó đến giờ. Mười tám tháng rồi mà không có gì thay đổi cả.”
Trong buổi thăm gặp, gia đình được gửi thức ăn chế biến sẵn, một ít đồ dùng mua từ căng-tin của trại giam và tiền lưu ký.
Ông cho biết con trai ông gầy yếu và xanh xao do bị giam lâu ngày trong phòng. Bên cạnh đó, ông Hùng còn bị bệnh đường ruột và đau đầu do tai nạn từ nhỏ.
Ông Hùng bị cận thị nhưng trại giam không cho sử dụng kính gọng kim loại, mặc dù gia đình có gửi gọng kính nhựa nhưng trại giam nói không nhận được từ bưu điện, do vậy đến nay Hùng vẫn chưa có kính để đeo, gây bất tiện trong sinh hoạt.
Con trai nói với bố gia đình chỉ có thể thăm hai tháng một lần theo quy định dành cho người tù bị kỷ luật. Ông Sen có đăng ký số điện thoại của mình với trại giam nhưng chưa bao giờ nhận được cuộc gọi cùa con trai cho dù theo tiêu chuẩn, mỗi tù nhân được gọi điện 10 phút về cho gia đình trong một tháng.
Ông Hùng nhắn nhủ với gia đình giúp thuê cho mình hai luật sư, tuy nhiên lại không nói rõ để làm gì, chỉ nói sẽ trình bày với họ khi gặp ở trại giam. Không rõ ông Hùng có được gặp luật sư không vì theo quy định chỉ có thân nhân đăng ký với trại giam thì mới được gặp tù nhân.
Phóng viên gọi điện thoại nhiều lần cho Trại giam Nam Hà theo số điện thoại trên mạng Internet nhưng không có ai nghe máy.
Theo Điều 43 của Luật thi hành án hình sự (2015), tù nhân bị vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, tù nhân không được gặp thân nhân.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều hành vi vi phạm nhân quyền, trong đó có cố gắng kiểm duyệt, và khi thất bại, chế độ cầm tù bất cứ ai dám chỉ trích chính phủ, và ông Hùng là một trường hợp như vậy.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 12/3, ông viết:
“Thật tàn nhẫn một cách bất thường khi họ biệt giam ông gần như vô thời hạn, và chính quyền cần hình phạt vi phạm nhân quyền này để tước bỏ mọi hình thức tiếp xúc với con người khi ở trong tù.”
Ông kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Hùng:
“Tốt hơn hết, Chính phủ Việt Nam nên thừa nhận rằng ngay từ đầu Nguyễn Đức Hùng không làm gì sai vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận không nên bị coi là tội, và họ nên trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.”
Ông Nguyễn Viết Dũng, người từng bị biệt giam hơn hai năm ở Trại giam Nam Hà, cho biết mỗi một án kỷ luật giam riêng có thời hạn ba tháng, tuy nhiên, trại giam có thể áp dụng liên tiếp án kỷ luật lên một người tù.
Theo Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Trại giam Nam Hà gửi cho gia đình đề ngày 06/12/2023 thì ông Hùng bị xếp loại chấp hành án phạt tù kém.
Ông Hùng là một nhà hoạt động tham gia nhiều sự kiện ở khu vực miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là các hoạt động nhằm tố cáo Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016.
Facebook của ông Hùng có hơn chín ngàn người theo dõi với những bài viết có nội dung lên tiếng phản đối bất công xã hội, bảo vệ nhân quyền, và tự do tôn giáo, trong đó có vụ các tu sĩ tại Đan viện Thiên An đòi lại đất đai từ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. (RFA)