Nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền gốc Việt từ Mỹ và châu Âu vừa đến Hàn Quốc để tổ chức các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới 2024, cùng chung nỗ lực nâng cao các giá trị dân chủ tại Việt Nam và trên thế giới.
Hôm 19/3, Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, một mạng lưới các nhóm tranh đấu vì dân chủ cho Việt Nam tại hải ngoại và trong nước, tổ chức Diễn đàn dân chủ Việt Nam bên thềm hội nghị thượng đỉnh quốc tế diễn ra tại Seoul từ ngày 18-20/3.
Có mặt tại Seoul, bác sĩ nha khoa Elise Phạm ở Na Uy, thuộc Ban điều hành Liên minh vì Dân Chủ cho Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng chỉ đạo của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, chia sẻ ý kiến với VOA về sự kiện này:
“Cao trào đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới đang ở tầm cao, điển hình là khi chúng tôi dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Nam Hàn, đã cho thấy phong trào đấu tranh cho dân chủ trên thế giới đang diễn ra rất sôi nổi và mãnh liệt. Trong khi đó, chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn còn độc tài, toàn trị, họ vẫn bắt bớ và trấn áp những tiếng nói đấu tranh cho dân chủ”.
“Một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam đã không được mời tham dự cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ, lần này được tổ chức ngay tại Seoul, Hàn Quốc. Qua đó, họ phải thấy rằng đối tác không có nghĩa là đồng minh, chiến lược không có nghĩa là chung chiến tuyến, và toàn diện không có nghĩa là chung những giá trị căn bản”, bác sĩ Trần Quốc Hưng tại Hoa Kỳ, Điều phối viên của Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, người tham gia và điều phối chuỗi các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh, chia sẻ suy nghĩ với VOA. “Chấp nhận cùng chung vận mệnh với Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam đang đi ngược lại trào lưu thế giới và đưa đất nước vào một vị thế nguy hiểm mà họ phải chịu trách nhiệm với công lý và lịch sử”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ bình luận về các sự kiện này và những phát biểu của các nhà hoạt động gốc Việt.
Đây là Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ lần thứ ba mà giới lãnh đạo Việt Nam không có mặt, sau hai sự kiện diễn ra tại thủ đô Washington vào năm 2021 và 2023 theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tại chuỗi các sự kiện năm nay, các diễn giả gốc Việt nhận định rằng vấn đề “dân chủ hóa” tuy vẫn còn nhạy cảm về mặt chính trị, với việc chính quyền lo ngại rằng chủ nghĩa đa nguyên chính trị có thể đe dọa sự kiểm soát của họ đối với hệ thống độc đảng ở Việt Nam, nhưng họ nhận thấy có những thay đổi đang diễn ra ngoài sự kiểm soát của đảng.
Hội nghị nghiên cứu tác động của các phong trào chính trị do thanh niên lãnh đạo ở châu Á, cũng như trường hợp dân chủ hóa ở Việt Nam. Họ cũng ôn lại những bài học lịch sử và tác động của những bài học này đối với phong trào dân chủ hiện nay ở Việt Nam.
Hiện Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam là một trong 8 đối tác điều hành quốc tế của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, một mạng lưới gồm hơn 120 tổ chức dân chủ từ khắp nơi trên thế giới với cam kết thúc đẩy và bảo vệ nền dân chủ cũng như tác động đến các Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ thường niên từ năm 2021.
Trước đó, hôm 14/3, Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Á châu qua cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm “thể hiện cam kết của châu Á đối với các giá trị dân chủ và có khả năng trở thành một sự kiện có giá trị căn bản”.
Diễn đàn này bao gồm hai phiên thảo luận “Bức tranh dân chủ của châu Á: Định hướng những thách thức và nắm bắt cơ hội” và “Các quan điểm và chiến lược cho dân chủ ở châu Á”.
Là một diễn đàn cho các nhà lãnh đạo dân chủ châu Á tham gia đối thoại và trao đổi quan điểm về dân chủ, Diễn đàn Á châu mời các diễn giả và tham luận viên đến từ Đài Loan, Campuchia, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia và Việt Nam.
Bác sĩ Elise Phạm phát biểu tại diễn đàn này, lên án chính quyền Hà Nội, đồng thời nêu những thách thức mà nền dân chủ ở Việt Nam đang phải đối mặt. Các ý kiến này được Liên minh Dân chủ Toàn cầu tập hợp để đưa vào chương trình của Diễn đàn Liên minh Dân chủ Toàn cầu và các hoạt động của liên minh này trong những ngày diễn ra thượng đỉnh.
“Với sự tiến bộ của người dân trong cao trào này, chúng tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng Việt Nam một ngày không xa sẽ có dân chủ, nhân quyền. Và muốn vậy, tuổi trẻ Việt Nam phải đứng lên đấu tranh giành lại quyền tự do, dân chủ”, bác sĩ Elise Phạm bày tỏ sự kỳ vọng.
Tổng thống Biden mở Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ đầu tiên vào năm 2021 nhằm củng cố các thể chế dân chủ, bảo vệ nhân quyền và đẩy nhanh cuộc chiến chống tham nhũng, cả trong và ngoài nước.
Theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 20/3, phái đoàn Hoa Kỳ dự hội nghị năm nay tại Hàn Quốc do Ngoại trưởng Antony Blinken dẫn đầu, đã nhấn mạnh những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng phục hồi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và quản trị tốt trên toàn cầu.
Trong hội nghị này, chính phủ Hoa Kỳ tổ chức một sự kiện cấp cao với nhiều bên liên quan về chống phổ biến và lạm dụng phần mềm gián điệp thương mại, điều này không chỉ đe dọa các thể chế dân chủ mà còn gây ra rủi ro cho an ninh toàn cầu.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn thúc đẩy các sáng kiến công nghệ vì dân chủ, tài trợ truyền thông tự do và độc lập; chống tham nhũng; thúc đẩy nhân quyền và thúc đẩy các nhà cải cách dân chủ; và bảo vệ các cuộc bầu cử tự do và công bằng. (VOA)
March 22, 2024
Giới hoạt động gốc Việt tham gia các diễn đàn bên lề Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền gốc Việt từ Mỹ và châu Âu vừa đến Hàn Quốc để tổ chức các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới 2024, cùng chung nỗ lực nâng cao các giá trị dân chủ tại Việt Nam và trên thế giới.
Hôm 19/3, Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, một mạng lưới các nhóm tranh đấu vì dân chủ cho Việt Nam tại hải ngoại và trong nước, tổ chức Diễn đàn dân chủ Việt Nam bên thềm hội nghị thượng đỉnh quốc tế diễn ra tại Seoul từ ngày 18-20/3.
Có mặt tại Seoul, bác sĩ nha khoa Elise Phạm ở Na Uy, thuộc Ban điều hành Liên minh vì Dân Chủ cho Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng chỉ đạo của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, chia sẻ ý kiến với VOA về sự kiện này:
“Cao trào đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới đang ở tầm cao, điển hình là khi chúng tôi dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Nam Hàn, đã cho thấy phong trào đấu tranh cho dân chủ trên thế giới đang diễn ra rất sôi nổi và mãnh liệt. Trong khi đó, chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn còn độc tài, toàn trị, họ vẫn bắt bớ và trấn áp những tiếng nói đấu tranh cho dân chủ”.
“Một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam đã không được mời tham dự cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ, lần này được tổ chức ngay tại Seoul, Hàn Quốc. Qua đó, họ phải thấy rằng đối tác không có nghĩa là đồng minh, chiến lược không có nghĩa là chung chiến tuyến, và toàn diện không có nghĩa là chung những giá trị căn bản”, bác sĩ Trần Quốc Hưng tại Hoa Kỳ, Điều phối viên của Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, người tham gia và điều phối chuỗi các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh, chia sẻ suy nghĩ với VOA. “Chấp nhận cùng chung vận mệnh với Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam đang đi ngược lại trào lưu thế giới và đưa đất nước vào một vị thế nguy hiểm mà họ phải chịu trách nhiệm với công lý và lịch sử”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ bình luận về các sự kiện này và những phát biểu của các nhà hoạt động gốc Việt.
Đây là Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ lần thứ ba mà giới lãnh đạo Việt Nam không có mặt, sau hai sự kiện diễn ra tại thủ đô Washington vào năm 2021 và 2023 theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tại chuỗi các sự kiện năm nay, các diễn giả gốc Việt nhận định rằng vấn đề “dân chủ hóa” tuy vẫn còn nhạy cảm về mặt chính trị, với việc chính quyền lo ngại rằng chủ nghĩa đa nguyên chính trị có thể đe dọa sự kiểm soát của họ đối với hệ thống độc đảng ở Việt Nam, nhưng họ nhận thấy có những thay đổi đang diễn ra ngoài sự kiểm soát của đảng.
Hội nghị nghiên cứu tác động của các phong trào chính trị do thanh niên lãnh đạo ở châu Á, cũng như trường hợp dân chủ hóa ở Việt Nam. Họ cũng ôn lại những bài học lịch sử và tác động của những bài học này đối với phong trào dân chủ hiện nay ở Việt Nam.
Hiện Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam là một trong 8 đối tác điều hành quốc tế của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, một mạng lưới gồm hơn 120 tổ chức dân chủ từ khắp nơi trên thế giới với cam kết thúc đẩy và bảo vệ nền dân chủ cũng như tác động đến các Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ thường niên từ năm 2021.
Trước đó, hôm 14/3, Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Á châu qua cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm “thể hiện cam kết của châu Á đối với các giá trị dân chủ và có khả năng trở thành một sự kiện có giá trị căn bản”.
Diễn đàn này bao gồm hai phiên thảo luận “Bức tranh dân chủ của châu Á: Định hướng những thách thức và nắm bắt cơ hội” và “Các quan điểm và chiến lược cho dân chủ ở châu Á”.
Là một diễn đàn cho các nhà lãnh đạo dân chủ châu Á tham gia đối thoại và trao đổi quan điểm về dân chủ, Diễn đàn Á châu mời các diễn giả và tham luận viên đến từ Đài Loan, Campuchia, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia và Việt Nam.
Bác sĩ Elise Phạm phát biểu tại diễn đàn này, lên án chính quyền Hà Nội, đồng thời nêu những thách thức mà nền dân chủ ở Việt Nam đang phải đối mặt. Các ý kiến này được Liên minh Dân chủ Toàn cầu tập hợp để đưa vào chương trình của Diễn đàn Liên minh Dân chủ Toàn cầu và các hoạt động của liên minh này trong những ngày diễn ra thượng đỉnh.
“Với sự tiến bộ của người dân trong cao trào này, chúng tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng Việt Nam một ngày không xa sẽ có dân chủ, nhân quyền. Và muốn vậy, tuổi trẻ Việt Nam phải đứng lên đấu tranh giành lại quyền tự do, dân chủ”, bác sĩ Elise Phạm bày tỏ sự kỳ vọng.
Tổng thống Biden mở Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ đầu tiên vào năm 2021 nhằm củng cố các thể chế dân chủ, bảo vệ nhân quyền và đẩy nhanh cuộc chiến chống tham nhũng, cả trong và ngoài nước.
Theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 20/3, phái đoàn Hoa Kỳ dự hội nghị năm nay tại Hàn Quốc do Ngoại trưởng Antony Blinken dẫn đầu, đã nhấn mạnh những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng phục hồi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và quản trị tốt trên toàn cầu.
Trong hội nghị này, chính phủ Hoa Kỳ tổ chức một sự kiện cấp cao với nhiều bên liên quan về chống phổ biến và lạm dụng phần mềm gián điệp thương mại, điều này không chỉ đe dọa các thể chế dân chủ mà còn gây ra rủi ro cho an ninh toàn cầu.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn thúc đẩy các sáng kiến công nghệ vì dân chủ, tài trợ truyền thông tự do và độc lập; chống tham nhũng; thúc đẩy nhân quyền và thúc đẩy các nhà cải cách dân chủ; và bảo vệ các cuộc bầu cử tự do và công bằng. (VOA)