Nhà hoạt động Phan Tất Thành, cựu quản trị viên của Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, vẫn chưa được gặp luật sư cho dù thời gian tạm giam để điều tra đã kết thúc từ đầu tháng 2. Luật sư nói việc ngăn cấm này vi phạm Luật tố tụng.
Ông Thành, 38 tuổi, bị tạm giữ từ ngày 5/7/2023. Tám ngày sau đó ông bị bắt tạm giam chính thức với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định khởi tố vụ án, ông bị cho là đã có hành vi tạo lập, sử dụng Facebook “Huỳnh Heo,” “Black Aaron,” và “Chu Tuấn” để nắm quyền quản trị, đăng tải và phát tán có nội dung “Tuyên truyền thông tin, tài liệu có nội dung xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân và bịa đặt phỉ báng chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam” trên trang Fanpage Facebook “Văn Toán.”
Một số nhà hoạt động cho biết, ông Thành có biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ khoảng năm 2010 cùng với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Gia đình đã được gặp ông Thành ở Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất vào ngày 16/2 và lần thứ hai vào ngày 15/3 vừa qua.
Trong các buổi gặp này, ông Thành cho gia đình biết sau khi hết lệnh tạm giam lần một, Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố Hồ Chí Minh đã gia hạn tạm giam thêm ba tháng và lệnh này cũng đã hết vào ngày 07/2/2024.
Ngày 05/2/2024, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh tạm giam ông từ ngày 08/2 đến ngày 29/2 để “quyết định việc truy tố,” theo như văn bản của cơ quan này mà gia đình cung cấp cho RFA.
Tuy nhiên, cho đến nay, luật sư Trần Đình Dũng, người mà gia đình thuê để trợ giúp pháp lý cho ông, vẫn chưa được gặp thân chủ, cho dù phía công an đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát thành phố.
Ông Phan Tất Chí, bố của ông Thành, cho RFA biết qua điện thoại ngày 20/3:
“Luật sư Dũng cũng không hiểu tại sao là ông đã làm tất cả các thủ tục để xin tiếp xúc hồ sơ, tiếp xúc với Thành nhưng Viện Kiểm sát và An ninh điều tra hoàn toàn lặng thinh, không trả lời ổng.”
Theo Điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong các vụ án liên quan đến cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 82 của luật này cũng quy định luật sư được phép tiếp cận tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra, và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (người không tham gia vào vụ án) cũng khẳng định với RFA rằng kể cả trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư cũng có quyền gặp thân chủ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Theo ông, luật sư có thể khiếu nại để yêu cầu Viện Kiểm sát giải thích lý do không cho luật sư tiếp xúc với thân chủ, và có thể sử dụng dữ kiện này chứng minh sự vi phạm tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng.
Phóng viên gửi tin nhắn cho luật sư Trần Đình Dũng để tìm hiểu thông tin về việc bào chữa cho ông Thành nhưng vị luật sư này không trả lời.
Phóng viên gọi điện cho Viện Kiểm sát TP HCM để hỏi về trường hợp của ông Thành. Người trực điện thoại nói phóng viên cần đến cơ quan này, hoặc gửi văn bản để được trả lời.
Ông Chí kể lại chia sẻ của con trai mình trong lần thăm gặp vừa qua:
“Thành nó khẳng định bên an ninh điều tra hoàn toàn không tìm được chứng cứ cụ thể nào để mà khép tội nó, mà nó không có nhận bất cứ một cái điều gì của bên an ninh điều tra đưa ra cho nên nó khẳng định hồ sơ của nó là trống rỗng.”
Ông cho biết sức khoẻ của Thành ổn hơn lần gặp trước, do không còn bị cán bộ điều tra đánh.
Lần gặp trước, Thành đã cho bố mẹ biết bị đánh bởi nhiều sỹ quan công an suốt từ lúc bị tạm giữ ở trụ sở của Cơ quan An ninh điều tra (số 161 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1) qua Trại tạm giam Chí Hoà và Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Tất Thành là một trong số sáu nhà hoạt động hoặc Facebooker bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” năm 2023, theo thống kê của RFA.
Ông Thành trước khi bị bắt đã dừng mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần (logistics). (RFA)
March 22, 2024
Hết hạn điều tra gần hai tháng, nhà hoạt động Phan Tất Thành chưa được gặp luật sư
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Phan Tất Thành, cựu quản trị viên của Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, vẫn chưa được gặp luật sư cho dù thời gian tạm giam để điều tra đã kết thúc từ đầu tháng 2. Luật sư nói việc ngăn cấm này vi phạm Luật tố tụng.
Ông Thành, 38 tuổi, bị tạm giữ từ ngày 5/7/2023. Tám ngày sau đó ông bị bắt tạm giam chính thức với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định khởi tố vụ án, ông bị cho là đã có hành vi tạo lập, sử dụng Facebook “Huỳnh Heo,” “Black Aaron,” và “Chu Tuấn” để nắm quyền quản trị, đăng tải và phát tán có nội dung “Tuyên truyền thông tin, tài liệu có nội dung xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân và bịa đặt phỉ báng chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam” trên trang Fanpage Facebook “Văn Toán.”
Một số nhà hoạt động cho biết, ông Thành có biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ khoảng năm 2010 cùng với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Gia đình đã được gặp ông Thành ở Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất vào ngày 16/2 và lần thứ hai vào ngày 15/3 vừa qua.
Trong các buổi gặp này, ông Thành cho gia đình biết sau khi hết lệnh tạm giam lần một, Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố Hồ Chí Minh đã gia hạn tạm giam thêm ba tháng và lệnh này cũng đã hết vào ngày 07/2/2024.
Ngày 05/2/2024, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh tạm giam ông từ ngày 08/2 đến ngày 29/2 để “quyết định việc truy tố,” theo như văn bản của cơ quan này mà gia đình cung cấp cho RFA.
Tuy nhiên, cho đến nay, luật sư Trần Đình Dũng, người mà gia đình thuê để trợ giúp pháp lý cho ông, vẫn chưa được gặp thân chủ, cho dù phía công an đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát thành phố.
Ông Phan Tất Chí, bố của ông Thành, cho RFA biết qua điện thoại ngày 20/3:
“Luật sư Dũng cũng không hiểu tại sao là ông đã làm tất cả các thủ tục để xin tiếp xúc hồ sơ, tiếp xúc với Thành nhưng Viện Kiểm sát và An ninh điều tra hoàn toàn lặng thinh, không trả lời ổng.”
Theo Điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong các vụ án liên quan đến cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 82 của luật này cũng quy định luật sư được phép tiếp cận tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra, và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (người không tham gia vào vụ án) cũng khẳng định với RFA rằng kể cả trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư cũng có quyền gặp thân chủ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Theo ông, luật sư có thể khiếu nại để yêu cầu Viện Kiểm sát giải thích lý do không cho luật sư tiếp xúc với thân chủ, và có thể sử dụng dữ kiện này chứng minh sự vi phạm tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng.
Phóng viên gửi tin nhắn cho luật sư Trần Đình Dũng để tìm hiểu thông tin về việc bào chữa cho ông Thành nhưng vị luật sư này không trả lời.
Phóng viên gọi điện cho Viện Kiểm sát TP HCM để hỏi về trường hợp của ông Thành. Người trực điện thoại nói phóng viên cần đến cơ quan này, hoặc gửi văn bản để được trả lời.
Ông Chí kể lại chia sẻ của con trai mình trong lần thăm gặp vừa qua:
“Thành nó khẳng định bên an ninh điều tra hoàn toàn không tìm được chứng cứ cụ thể nào để mà khép tội nó, mà nó không có nhận bất cứ một cái điều gì của bên an ninh điều tra đưa ra cho nên nó khẳng định hồ sơ của nó là trống rỗng.”
Ông cho biết sức khoẻ của Thành ổn hơn lần gặp trước, do không còn bị cán bộ điều tra đánh.
Lần gặp trước, Thành đã cho bố mẹ biết bị đánh bởi nhiều sỹ quan công an suốt từ lúc bị tạm giữ ở trụ sở của Cơ quan An ninh điều tra (số 161 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1) qua Trại tạm giam Chí Hoà và Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Tất Thành là một trong số sáu nhà hoạt động hoặc Facebooker bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” năm 2023, theo thống kê của RFA.
Ông Thành trước khi bị bắt đã dừng mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần (logistics). (RFA)