Quản trị viên trang “Nhật ký yêu nước”, ông Nguyễn Văn Lâm vào ngày 26/3 bị Tòa án tỉnh Tiền Giang tuyên 8 năm tù giam với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Truyền thông Nhà nước dẫn bản án của Tòa tỉnh Tiền Giang như vừa nêu.
Cáo trạng cho rằng ông Nguyễn Văn Lâm thường xuyên truy cập vào các trang mạng để xem những bài viết bị cho có nội dung xấu nên có thái độ “thù địch, chống Nhà nước”.
Hôm 24/3 vừa qua Viện Kiểm sát tỉnh Tiền Giang ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Lâm, người được cho là quản trị viên của Fanpage “Nhật ký yêu nước” với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Lâm, 33 tuổi, ngụ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, bị cho là sử dụng danh khoản Facebook “Nguyễn Lâm” để đăng 19 bài viết có nội dung xuyên tạc và phỉ báng chế độ độc đảng ở Việt Nam.
Cáo trạng cho biết, từ năm 2019, ông Lâm tham gia đăng tải, chia sẻ bài viết trên nhóm của trang “Nhật ký yêu nước” do người có tài khoản Facebook “Nguyễn Nam Quốc” làm quản trị. Sau đó, ông được người này giao làm kiểm duyệt viên trên trang khác cũng có tên “Nhật ký yêu nước.”
Năm 2022, ông Lâm bị cho là đã tự tạo lập, quản trị trang riêng tên “Nhật ký yêu nước” để tiếp tục đăng tải, chia sẻ các bài viết với mục đích phỉ báng, bôi nhọ cán bộ cao cấp của chế độ.
Trên mạng xã hội Facebook có nhiều trang mang tên Nhật ký yêu nước, trong đó có fanpage được lập ra từ khoảng năm 2011- thời gian đầu của phong trào biểu tình chống Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.
Trang này hiện nay có hơn 800 ngàn người theo dõi. Từ năm 2021, trang đã bị tin tặc đổi tên thành “Văn Toàn” nhưng vẫn còn hoạt động bình thường.
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.”
Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông. Nhà hoạt động này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn ngày 26/3:
“Tôi phản đối việc trừng phạt những người thực hiện nhân quyền và cổ vũ cho các giá trị nhân quyền.
Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và gần đây liên tục nâng cấp quan hệ với với các nước dân chủ, do vậy, nhà cầm quyền Việt Nam cần nhanh chóng hội nhập với các tiêu chuẩn văn minh của thế giới.”
Ông kêu gọi các quốc gia dân chủ lên tiếng mạnh mẽ việc đàn áp giới hoạt động ở Việt Nam “chứ không phải quan tâm chiếu lệ hay thậm chí lờ đi để công khai ủng hộ Hà Nội vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Ông cho rằng lợi ích kinh tế và tính toán địa chính trị của các cường quốc là một thực tế cần tôn trọng, nhưng nếu phương Tây ủng hộ nền độc tài ở một nước khác thì sự đạo đức giả này sẽ phá hoại tinh thần dân chủ trong chính xã hội của họ.
Báo Tuổi Trẻ Online viết đầu tháng 7/2023, ông Lâm bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Tiền Giang phát hiện đã đăng 19 bài viết với 34 trang tài liệu vào trang Facebook của nhóm “Nhật ký yêu nước” mà Sở Thông tin và Truyền thông giám định và kết luận có “nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bịa đặt, sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân…”
Tuy nhiên, báo này không nói ông Lâm bị bắt khi nào và ở đâu.
Phóng viên gọi điện cho Công an tỉnh Tiền Giang để hỏi thông tin về vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Lâm nhưng người trực điện thoại từ chối trả lời. Phóng viên cũng gọi điện cho Viện Kiểm sát tỉnh nhưng người trực điện thoại nói lãnh đạo và Chánh văn phòng có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí lại đi vắng hết, và hẹn gọi lại trong ngày mai.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 26/3, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng ông Lâm là nạn nhân của chiến dịch đàn áp những người chỉ trích chế độ trực tuyến đơn giản chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình và dám nói lên sự thật trước quyền lực.
Vị chuyên gia về nhân quyền Việt Nam nói:
“Ông Nguyễn Văn Lâm không nói hay làm gì mà để bị cáo buộc hình sự này, và ông phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Đáng buồn thay, có vẻ như các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ không ngừng cuộc đàn áp này cho đến khi họ bỏ tù người hoạt động cuối cùng trong nước.”
Cũng trong tháng 7 năm ngoái, ông Phan Tất Thành, người được cho là cựu admin của “Nhật Ký Yêu Nước” với biệt danh Black Aaron đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ với cáo buộc theo Điều 117.
March 27, 2024
Quản trị viên trang “Nhật ký yêu nước” Nguyễn Văn Lâm bị tuyên án 8 năm tù giam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Quản trị viên trang “Nhật ký yêu nước”, ông Nguyễn Văn Lâm vào ngày 26/3 bị Tòa án tỉnh Tiền Giang tuyên 8 năm tù giam với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Truyền thông Nhà nước dẫn bản án của Tòa tỉnh Tiền Giang như vừa nêu.
Cáo trạng cho rằng ông Nguyễn Văn Lâm thường xuyên truy cập vào các trang mạng để xem những bài viết bị cho có nội dung xấu nên có thái độ “thù địch, chống Nhà nước”.
Hôm 24/3 vừa qua Viện Kiểm sát tỉnh Tiền Giang ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Lâm, người được cho là quản trị viên của Fanpage “Nhật ký yêu nước” với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Lâm, 33 tuổi, ngụ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, bị cho là sử dụng danh khoản Facebook “Nguyễn Lâm” để đăng 19 bài viết có nội dung xuyên tạc và phỉ báng chế độ độc đảng ở Việt Nam.
Cáo trạng cho biết, từ năm 2019, ông Lâm tham gia đăng tải, chia sẻ bài viết trên nhóm của trang “Nhật ký yêu nước” do người có tài khoản Facebook “Nguyễn Nam Quốc” làm quản trị. Sau đó, ông được người này giao làm kiểm duyệt viên trên trang khác cũng có tên “Nhật ký yêu nước.”
Năm 2022, ông Lâm bị cho là đã tự tạo lập, quản trị trang riêng tên “Nhật ký yêu nước” để tiếp tục đăng tải, chia sẻ các bài viết với mục đích phỉ báng, bôi nhọ cán bộ cao cấp của chế độ.
Trên mạng xã hội Facebook có nhiều trang mang tên Nhật ký yêu nước, trong đó có fanpage được lập ra từ khoảng năm 2011- thời gian đầu của phong trào biểu tình chống Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.
Trang này hiện nay có hơn 800 ngàn người theo dõi. Từ năm 2021, trang đã bị tin tặc đổi tên thành “Văn Toàn” nhưng vẫn còn hoạt động bình thường.
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.”
Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông. Nhà hoạt động này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn ngày 26/3:
“Tôi phản đối việc trừng phạt những người thực hiện nhân quyền và cổ vũ cho các giá trị nhân quyền.
Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và gần đây liên tục nâng cấp quan hệ với với các nước dân chủ, do vậy, nhà cầm quyền Việt Nam cần nhanh chóng hội nhập với các tiêu chuẩn văn minh của thế giới.”
Ông kêu gọi các quốc gia dân chủ lên tiếng mạnh mẽ việc đàn áp giới hoạt động ở Việt Nam “chứ không phải quan tâm chiếu lệ hay thậm chí lờ đi để công khai ủng hộ Hà Nội vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Ông cho rằng lợi ích kinh tế và tính toán địa chính trị của các cường quốc là một thực tế cần tôn trọng, nhưng nếu phương Tây ủng hộ nền độc tài ở một nước khác thì sự đạo đức giả này sẽ phá hoại tinh thần dân chủ trong chính xã hội của họ.
Báo Tuổi Trẻ Online viết đầu tháng 7/2023, ông Lâm bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Tiền Giang phát hiện đã đăng 19 bài viết với 34 trang tài liệu vào trang Facebook của nhóm “Nhật ký yêu nước” mà Sở Thông tin và Truyền thông giám định và kết luận có “nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bịa đặt, sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân…”
Tuy nhiên, báo này không nói ông Lâm bị bắt khi nào và ở đâu.
Phóng viên gọi điện cho Công an tỉnh Tiền Giang để hỏi thông tin về vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Lâm nhưng người trực điện thoại từ chối trả lời. Phóng viên cũng gọi điện cho Viện Kiểm sát tỉnh nhưng người trực điện thoại nói lãnh đạo và Chánh văn phòng có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí lại đi vắng hết, và hẹn gọi lại trong ngày mai.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 26/3, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng ông Lâm là nạn nhân của chiến dịch đàn áp những người chỉ trích chế độ trực tuyến đơn giản chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình và dám nói lên sự thật trước quyền lực.
Vị chuyên gia về nhân quyền Việt Nam nói:
“Ông Nguyễn Văn Lâm không nói hay làm gì mà để bị cáo buộc hình sự này, và ông phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Đáng buồn thay, có vẻ như các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ không ngừng cuộc đàn áp này cho đến khi họ bỏ tù người hoạt động cuối cùng trong nước.”
Cũng trong tháng 7 năm ngoái, ông Phan Tất Thành, người được cho là cựu admin của “Nhật Ký Yêu Nước” với biệt danh Black Aaron đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ với cáo buộc theo Điều 117.