Một tổ chức của người Khmer Krom mới đây gửi thỉnh nguyện thư tới Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị đình chỉ tư cách thành viên của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) và kêu gọi trả tự do cho những người bản địa bị bắt giam.
Thư ngỏ được đăng tải trên trang change.org vào ngày 4/4 để thu thập chữ ký, trong đó khẳng định “cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với cộng đồng người Khmer Krom bản địa đã đạt đến mức báo động, với nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù bất công và đàn áp tôn giáo.”
Liên đoàn Khmer Krom (KKF) nhắc lại việc tòa án ở một số tỉnh phía Nam kết án bốn nhà hoạt động người Khmer là ba ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, và bà Đinh Thị Huỳnh với các mức án tù khác nhau về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo KKF, những người này bị bỏ tù chỉ vì cổ suý quyền của người bản địa bằng các hành động phổ biến Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa hay tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) hoặc Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3).
Từ nước Ý, ông Trần Xa Rộng, Phó Chủ tịch thứ hai của KKF, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại trong ngày 09/4:
“Đúng ra những cuốn sách đó, những cái tài liệu đó Chính phủ Cộng sản Việt Nam phải phân phát ở vùng dân tộc thiểu số và những vùng dân tộc bản địa nhưng mà họ không. Họ giấu đi, họ không áp dụng, họ chỉ ký với LHQ thôi.”
Thỉnh nguyện thư cho biết, ngoài mục tiêu nhắm vào các nhà hoạt động, chính quyền Việt Nam còn bắt giữ và buộc hoàn tục các tu sĩ Phật giáo Khmer Krom vào cuối tháng 3.
Trong vụ này sư Thạch Chanh Đa Ra, trụ trì chùa Đại Thọ cùng với tín đồ Kim Khiêm bị bắt theo cáo buộc của Điều 331 trong khi bốn nhà sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương, Thạch Chóp, cùng hai Phật tử là Thạch Ve Sanal và Thạch Nha bị tạm giam với cáo buộc “bắt giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của BLHS.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tam Bình ngày 1/4 đã bổ nhiệm Đại đức Thạch Xươnl trở lại làm trụ trì. Ông Thạch Xươnl từng là trụ trì chùa Đại Thọ nhưng bị các sư sãi và Phật tử trong chùa trục xuất vì liên quan đến ý định chặt hạ cây Sao di sản 700 năm tuổi trong khuôn viên và đưa sư Thạch Chanh Đa Ra lên thay.
Trong cùng ngày, chính quyền địa phương cũng đưa máy xúc đến phá huỷ ngôi giảng đường vốn được sư Thạch Chanh Đa Ra xây dựnng ba năm trước để làm nơi học tập của sư sãi và tín đồ.
KKF cho rằng, “hành động xúc phạm văn hóa và tôn giáo này không chỉ tước bỏ nơi thờ cúng của người Khmer Krom mà còn vi phạm nghiêm trọng di sản và bản sắc văn hóa của họ.”
“Những vi phạm nhân quyền này là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên UNHRC.
Bằng cách dung túng và thực hiện những hành vi vi phạm như vậy, Việt Nam đã thể hiện sự coi thường trắng trợn các nguyên tắc của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các giá trị cốt lõi của Liên Hiệp Quốc,” thỉnh nguyện thư nêu rõ.
RFA gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng của Tổng Thư ký LHQ với đề nghị cho ý kiến về các cáo buộc của KKF, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường không trả lời email của RFA. (RFA)
April 10, 2024
KKF kêu gọi loại Việt Nam khỏi Hội đồng Nhân quyền vì đàn áp người Khmer Krom
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một tổ chức của người Khmer Krom mới đây gửi thỉnh nguyện thư tới Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị đình chỉ tư cách thành viên của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) và kêu gọi trả tự do cho những người bản địa bị bắt giam.
Thư ngỏ được đăng tải trên trang change.org vào ngày 4/4 để thu thập chữ ký, trong đó khẳng định “cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với cộng đồng người Khmer Krom bản địa đã đạt đến mức báo động, với nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù bất công và đàn áp tôn giáo.”
Liên đoàn Khmer Krom (KKF) nhắc lại việc tòa án ở một số tỉnh phía Nam kết án bốn nhà hoạt động người Khmer là ba ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, và bà Đinh Thị Huỳnh với các mức án tù khác nhau về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo KKF, những người này bị bỏ tù chỉ vì cổ suý quyền của người bản địa bằng các hành động phổ biến Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa hay tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) hoặc Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3).
Từ nước Ý, ông Trần Xa Rộng, Phó Chủ tịch thứ hai của KKF, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại trong ngày 09/4:
“Đúng ra những cuốn sách đó, những cái tài liệu đó Chính phủ Cộng sản Việt Nam phải phân phát ở vùng dân tộc thiểu số và những vùng dân tộc bản địa nhưng mà họ không. Họ giấu đi, họ không áp dụng, họ chỉ ký với LHQ thôi.”
Thỉnh nguyện thư cho biết, ngoài mục tiêu nhắm vào các nhà hoạt động, chính quyền Việt Nam còn bắt giữ và buộc hoàn tục các tu sĩ Phật giáo Khmer Krom vào cuối tháng 3.
Trong vụ này sư Thạch Chanh Đa Ra, trụ trì chùa Đại Thọ cùng với tín đồ Kim Khiêm bị bắt theo cáo buộc của Điều 331 trong khi bốn nhà sư Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương, Thạch Chóp, cùng hai Phật tử là Thạch Ve Sanal và Thạch Nha bị tạm giam với cáo buộc “bắt giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của BLHS.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tam Bình ngày 1/4 đã bổ nhiệm Đại đức Thạch Xươnl trở lại làm trụ trì. Ông Thạch Xươnl từng là trụ trì chùa Đại Thọ nhưng bị các sư sãi và Phật tử trong chùa trục xuất vì liên quan đến ý định chặt hạ cây Sao di sản 700 năm tuổi trong khuôn viên và đưa sư Thạch Chanh Đa Ra lên thay.
Trong cùng ngày, chính quyền địa phương cũng đưa máy xúc đến phá huỷ ngôi giảng đường vốn được sư Thạch Chanh Đa Ra xây dựnng ba năm trước để làm nơi học tập của sư sãi và tín đồ.
KKF cho rằng, “hành động xúc phạm văn hóa và tôn giáo này không chỉ tước bỏ nơi thờ cúng của người Khmer Krom mà còn vi phạm nghiêm trọng di sản và bản sắc văn hóa của họ.”
“Những vi phạm nhân quyền này là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên UNHRC.
Bằng cách dung túng và thực hiện những hành vi vi phạm như vậy, Việt Nam đã thể hiện sự coi thường trắng trợn các nguyên tắc của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các giá trị cốt lõi của Liên Hiệp Quốc,” thỉnh nguyện thư nêu rõ.
RFA gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng của Tổng Thư ký LHQ với đề nghị cho ý kiến về các cáo buộc của KKF, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường không trả lời email của RFA. (RFA)