HRW, ngày 22/4/2024
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đề cập trong một tờ trình gửi UN rằng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên vận dụng đợt kiểm định sắp tới về nhân quyền của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để gây sức ép với chính quyền Việt Nam nhằm chấm dứt việc đàn áp bất đồng chính kiến và đè nén các quyền cơ bản khác. Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Năm năm 2004 tại Geneva.
Hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam đã xấu đi rõ rệt kể từ đợt kiểm định định kỳ trước, vào tháng Giêng năm 2019. Tháng Hai vừa qua, chính phủ Việt Nam, từng phê phán quy chế UPR là “không khách quan,” đã đệ trình bản tự kiểm về nhân quyền lên Hội đồng Nhân quyền.
“Chính phủ các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đừng để chính quyền Việt Nam gây nhiễu bằng nỗ lực tẩy trắng hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ,” bà Elaine Pearson, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Nhân quyền nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên nhân dịp đợt kiểm định để lên tiếng về chính sách đè nén một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị của chính quyền Việt Nam và đòi hỏi cải cách thực sự.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tờ trình của chính phủ Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam. Hiện có hơn 160 người đang bị giam giữ ở Việt Nam vì phê phán chính quyền, hành vi bị hình sự hóa trong bộ luật hình sự. Tất cả báo chí trong nước đều dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, và Việt Nam đứng thứ ba thế giới về số lượng nhà báo bị giam giữ. Nhà cầm quyền giám sát ngặt nghèo mạng internet, và hành vi đăng tải hoặc chia sẻ nội dung phê phán chính quyền trên mạng có thể dẫn tới án tù dài hạn.
Tính từ tháng Giêng năm 2019 đến tháng Tám năm 2023, nhà cầm quyền Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất là 139 người vì phê phán chính quyền hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ, tất cả đều bị xử án tù nhiều năm. Trong số đó có blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, người sẽ được nhận Giải thưởng Tự do Cho Người Cầm bút PEN/Barbey của năm 2024 vào ngày 16 tháng Năm tới.
Tính từ tháng Tám năm 2023, chính quyền đã kết án tù thêm 23 người chỉ vì ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình, và xét xử họ từ 9 tháng đến 13 năm tù giam. Trong bốn tháng đầu năm 2024, công an đã bắt ít nhất 11 người với các cáo buộc mang động cơ chính trị, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình, và các nhà vận động tự do tôn giáo Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm.
Những người bị bắt với cáo buộc mang động cơ chính trị phải đối mặt với thời gian tạm giam nhiều tháng trời mà không được gặp gỡ luật sư. Chính quyền có khi còn không cho người nhà tham dự phiên tòa. Các phiên xử nhà hoạt động nhân quyền chỉ kéo dài trong vài giờ, không đủ thời gian tranh biện thực sự, hay kiểm tra chéo các vật chứng đúng nghĩa. Việt Nam không có nguyên tắc suy đoán vô tội hay quyền được xét xử công bằng.
Dù chính phủ công khai phủ nhận, nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên tổ chức các “phiên xử lưu động” ở các không gian công cộng để làm nhục bị các bị cáo và gia đình họ trước cả khi có phán quyết. Từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã tổ chức các phiên tòa lưu động tại ít nhất là 55 trong số 58 tỉnh và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tính riêng trong bốn tháng đầu năm 2024, các phiên tòa lưu động đã diễn ra ở ít nhất là 39 tỉnh và cả năm thành phố nêu trên.
Ngày 16 tháng Giêng, một tòa án ở Đắk Lắk mở phiên tòa lưu động xét xử 100 bị cáo là những người bị cáo buộc tội khủng bố vì tấn công vào các trụ sở chính quyền khiến chín người bị chết vào tháng Sáu năm 2023. Ngày 20 tháng Giêng, tòa án đó đã kết luận có tội và xử tất cả 100 người án tù từ chín tháng đến chung thân, với thời gian tranh tụng cho mỗi bị cáo kéo dài không tới 24 phút.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng bị kiểm soát ngặt nghèo. Tất cả các tổ chức tôn giáo được phép hoạt động phải được chính quyền công nhận chính thức và đặt dưới sự quản lý của ban trị sự do nhà nước chuẩn thuận. Các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận sẽ bị dán nhãn “tà đạo.”
Các nhóm tôn giáo độc lập không được công nhận phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi, sách nhiễu và đe dọa liên tục, các tín đồ có thể bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, tùy tiện câu lưu, thẩm vấn thô bạo, tra tấn, và bỏ tù.
Tháng Mười hai năm 2023, Y Bum Bya, 49 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk cho biết ông đã bị công an câu lưu, thẩm vấn và đánh đập vì liên quan tới Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo bị chính quyền dán nhãn “phản động.” Ông cũng bị đấu tố đông người và buộc tuyên bố từ bỏ đạo trên truyền hình. Ngày mồng 8 tháng Ba, có tin ông nhận được một cuộc gọi của công an và rời nhà. Một tiếng sau, ông được phát hiện đã tử vong vì treo cổ trong một nghĩa trang ở địa phương. Trong chừng mực mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có thể biết, giới chức hiện không tiến hành điều tra về cái chết của ông.
“Hết vụ vi phạm này đến vụ vi phạm khác – đó chính là lý do các quốc gia hữu quan cần lên tiếng về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội,” bà Pearson nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc không những cần gây sức ép với Việt Nam trong kỳ kiểm định để yêu cầu những thay đổi thực sự, mà còn cần tiếp tục theo sát để đảm bảo rằng các cải cách được thực hiện trên thực tế.”
April 22, 2024
Việt Nam: Đợt Kiểm định UN cần kêu gọi cải cách khẩn cấp
by Defend the Defenders • [Human Rights]
HRW, ngày 22/4/2024
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đề cập trong một tờ trình gửi UN rằng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên vận dụng đợt kiểm định sắp tới về nhân quyền của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để gây sức ép với chính quyền Việt Nam nhằm chấm dứt việc đàn áp bất đồng chính kiến và đè nén các quyền cơ bản khác. Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Năm năm 2004 tại Geneva.
Hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam đã xấu đi rõ rệt kể từ đợt kiểm định định kỳ trước, vào tháng Giêng năm 2019. Tháng Hai vừa qua, chính phủ Việt Nam, từng phê phán quy chế UPR là “không khách quan,” đã đệ trình bản tự kiểm về nhân quyền lên Hội đồng Nhân quyền.
“Chính phủ các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đừng để chính quyền Việt Nam gây nhiễu bằng nỗ lực tẩy trắng hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ,” bà Elaine Pearson, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Nhân quyền nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên nhân dịp đợt kiểm định để lên tiếng về chính sách đè nén một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị của chính quyền Việt Nam và đòi hỏi cải cách thực sự.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tờ trình của chính phủ Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam. Hiện có hơn 160 người đang bị giam giữ ở Việt Nam vì phê phán chính quyền, hành vi bị hình sự hóa trong bộ luật hình sự. Tất cả báo chí trong nước đều dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, và Việt Nam đứng thứ ba thế giới về số lượng nhà báo bị giam giữ. Nhà cầm quyền giám sát ngặt nghèo mạng internet, và hành vi đăng tải hoặc chia sẻ nội dung phê phán chính quyền trên mạng có thể dẫn tới án tù dài hạn.
Tính từ tháng Giêng năm 2019 đến tháng Tám năm 2023, nhà cầm quyền Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất là 139 người vì phê phán chính quyền hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ, tất cả đều bị xử án tù nhiều năm. Trong số đó có blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, người sẽ được nhận Giải thưởng Tự do Cho Người Cầm bút PEN/Barbey của năm 2024 vào ngày 16 tháng Năm tới.
Tính từ tháng Tám năm 2023, chính quyền đã kết án tù thêm 23 người chỉ vì ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình, và xét xử họ từ 9 tháng đến 13 năm tù giam. Trong bốn tháng đầu năm 2024, công an đã bắt ít nhất 11 người với các cáo buộc mang động cơ chính trị, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình, và các nhà vận động tự do tôn giáo Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm.
Những người bị bắt với cáo buộc mang động cơ chính trị phải đối mặt với thời gian tạm giam nhiều tháng trời mà không được gặp gỡ luật sư. Chính quyền có khi còn không cho người nhà tham dự phiên tòa. Các phiên xử nhà hoạt động nhân quyền chỉ kéo dài trong vài giờ, không đủ thời gian tranh biện thực sự, hay kiểm tra chéo các vật chứng đúng nghĩa. Việt Nam không có nguyên tắc suy đoán vô tội hay quyền được xét xử công bằng.
Dù chính phủ công khai phủ nhận, nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên tổ chức các “phiên xử lưu động” ở các không gian công cộng để làm nhục bị các bị cáo và gia đình họ trước cả khi có phán quyết. Từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã tổ chức các phiên tòa lưu động tại ít nhất là 55 trong số 58 tỉnh và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tính riêng trong bốn tháng đầu năm 2024, các phiên tòa lưu động đã diễn ra ở ít nhất là 39 tỉnh và cả năm thành phố nêu trên.
Ngày 16 tháng Giêng, một tòa án ở Đắk Lắk mở phiên tòa lưu động xét xử 100 bị cáo là những người bị cáo buộc tội khủng bố vì tấn công vào các trụ sở chính quyền khiến chín người bị chết vào tháng Sáu năm 2023. Ngày 20 tháng Giêng, tòa án đó đã kết luận có tội và xử tất cả 100 người án tù từ chín tháng đến chung thân, với thời gian tranh tụng cho mỗi bị cáo kéo dài không tới 24 phút.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng bị kiểm soát ngặt nghèo. Tất cả các tổ chức tôn giáo được phép hoạt động phải được chính quyền công nhận chính thức và đặt dưới sự quản lý của ban trị sự do nhà nước chuẩn thuận. Các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận sẽ bị dán nhãn “tà đạo.”
Các nhóm tôn giáo độc lập không được công nhận phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi, sách nhiễu và đe dọa liên tục, các tín đồ có thể bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, tùy tiện câu lưu, thẩm vấn thô bạo, tra tấn, và bỏ tù.
Tháng Mười hai năm 2023, Y Bum Bya, 49 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk cho biết ông đã bị công an câu lưu, thẩm vấn và đánh đập vì liên quan tới Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo bị chính quyền dán nhãn “phản động.” Ông cũng bị đấu tố đông người và buộc tuyên bố từ bỏ đạo trên truyền hình. Ngày mồng 8 tháng Ba, có tin ông nhận được một cuộc gọi của công an và rời nhà. Một tiếng sau, ông được phát hiện đã tử vong vì treo cổ trong một nghĩa trang ở địa phương. Trong chừng mực mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có thể biết, giới chức hiện không tiến hành điều tra về cái chết của ông.
“Hết vụ vi phạm này đến vụ vi phạm khác – đó chính là lý do các quốc gia hữu quan cần lên tiếng về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội,” bà Pearson nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc không những cần gây sức ép với Việt Nam trong kỳ kiểm định để yêu cầu những thay đổi thực sự, mà còn cần tiếp tục theo sát để đảm bảo rằng các cải cách được thực hiện trên thực tế.”