Đang nghỉ ngơi ở chùa Phúc Long sau một ngày dài tu tập, thầy Thích Minh Vương nhận được cuộc gọi của người thân báo tin anh ruột đã tử vong ở bệnh viện, chỉ vài tiếng sau khi làm việc với Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
“Thầy không thể thở được khi nghe tin anh mất, nghẹn cứng tim. Đệ tử đã đỡ thầy và chở thầy cùng gia đình ra sân bay liền,” tỳ kheo Thích Minh Vương (thế danh Vũ Hoàng Phú) một tháng sau vụ việc vẫn nhớ như in khoảnh khắc của ngày hôm đó.
Nạn nhân trong vụ việc là ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ mấy năm qua, có vợ và hai người con.
Trong buổi sáng ngày 22/3, vợ và anh ruột đưa ông Đức đến Công an huyện Long Thành theo giấy triệu tập với mục đích “làm việc về một vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã An Phước hồi đầu tháng 10/2023,” nhưng không hề biết đó là lần cuối cùng anh em, vợ chồng họ gặp nhau.
Ông Đức được đưa vào phòng làm việc lúc 10 giờ 30 sáng, người thân bị yêu cầu ra ngoài. Đến 15 giờ, điều tra viên gọi điện yêu cầu vợ ông lên trụ sở để ký một số giấy tờ “liên quan bệnh lý.”
Khi người vợ đến, điều tra viên nói đã đưa ông Đức vào Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu do ông bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.
Ông sau đó được chuyển viện lên tuyến trên ở TPHCM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ thông báo cho người nhà biết, ông Đức đã qua đời lúc 21 giờ 30 cùng ngày, tức là 13 tiếng sau khi làm việc với công an huyện.
Tuy nhiên, giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp thể hiện, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải, trái.
Thân thể đầy dấu vết của tra tấn
Thầy Thích Minh Vương đáp chuyến bay sớm nhất từ Ninh Bình vào TPHCM để chứng kiến Viện Pháp Y Quốc gia của Bộ Y tế phối hợp cùng công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một ngày sau vụ việc.
Trong khi vợ ông Đức vật vã khóc thương trong phòng lạnh ở nhà xác bệnh viện, vị tỳ kheo này nén nỗi đau chứng kiến việc khám nghiệm tử thi anh mình từ đầu đến cuối.
Từ trực quan có thể thấy, thi thể có rất nhiều vết bầm tím, trong khi trên cổ tay có các vết xước chéo mà gia đình cho rằng do còng số 8 để lại khi bị treo ngược lên cao, các tù nhân từng trải nghiệm kiểu tra tấn này của công an gọi nó là “treo cánh tiên.”
Khoang ngực phải của ông Đức có một vết bầm kích thước 4×3 cm, trong khi vùng da bên ngoài có nhiều vết xước và bị lún. Mông và hai đùi cũng bị bầm dập, tím đen.
“Không thể tin được khi ở trên đồn công an về mà lại dẫn đến cái mức độ như thế. Một sự đau thương không một từ ngữ nào có thể diễn tả được, không một ai mà chịu đựng nổi, mẹ thì ngất, vợ thì điêu đứng, các cháu cứ đòi bố,” vị tu hành này hồi tưởng lại.
Ông Đức là một thanh niên cường tráng, có sức khỏe tốt, không có tiền sử sử dụng chất kích thích và hoàn toàn không có bệnh nền.
“Khi lên đồn công an trong tay công an huyện Long Thành thì không gặp thêm một lần nào nữa. Khi gia đình gặp lại là gặp một cái xác,” thầy Thích Minh Vương nghẹn ngào.
Tình trạng chết trong nhà tạm giữ/tạm giam của công an
Hình minh hoạ: Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018 (Fb)
Ông Đức là trường hợp mới nhất về tình trạng công dân chết bất thường trong đồn công an hay nhà tạm giữ/tạm giam ở nhiều địa phương trong nhiều năm gần đây, cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) của Liên Hiệp quốc từ năm 2015.
Việt Nam ký công ước vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn một năm sau đó. Đây được cho là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghi can, nghi phạm, và tù nhân bị chết ở mức báo động.
Báo Thanh Niên hồi tháng 3/2015 đưa tin trong một phiên họp của Quốc hội, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm báo cáo cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc.
Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Từ đó, không có thêm báo cáo nào từ cơ quan chức năng được đưa ra.
Thu thập tin tức trên các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của nhà nước, phóng viên nhận thấy trong năm 2018 có ít nhất 11 người bị chết trong các cơ sở giam giữ của Bộ Công an.
Từ năm 2020 đến nay, tức là từ khi Việt Nam có báo cáo giữa kỳ về thực hiện CAT (2019) đến ngày 19/4 vừa qua, khi Hà Nội gửi báo cáo thứ hai, có ít nhất 14 trường hợp như vậy được báo chí nhà nước đưa tin. Trong số này, có ba trường hợp cơ quan công an cho là tự sát trong khi gia đình nạn nhân nghi ngờ kết luận này của lực lượng thực thi pháp luật.
Trong trường hợp ông Vũ Minh Đức, hai ngày sau khi người này tử vong, Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác đối với đại uý Thái Thanh Thương và điều tra viên Lưu Quang Trung để phục vụ điều tra làm sáng tỏ cái chết của ông.
Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình chưa nhận được thông tin gì về vụ việc từ nhà chức trách địa phương, kể cả kết luận giám định tử thi. Gia đình cũng chưa nhận được lời xin lỗi hay thăm hỏi từ Công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp.
Phóng viên ngày 26/4 gọi điện cho Công an huyện Long Thành để hỏi thông tin, tuy nhiên cán bô trực điện thoại yêu cầu phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để được cung cấp thông tin.
Chính phủ đổ cho hạn chế của cán bộ cấp cơ sở
Chính phủ Việt Nam ngày 19/4 vừa qua gửi Báo cáo lần thứ 2 về thực thi CAT đến Liên Hiệp quốc cho biết, thời gian qua toà án cấp sơ thẩm đã tiếp nhận 6 vụ án với 15 bị cáo với cáo buộc “dùng nhục hình” theo Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó đã xét xử 05 vụ án hình sự đối với 12 bị cáo, và kết án một cán bộ trại giam 9 năm tù giam, ba người khác bị án từ ba năm đến bảy năm, và tám cán bộ khác với thời hạn tù từ hai đến ba năm.
Trong báo cáo, Chính phủ Việt Nam nói rằng đã ban hành hàng chục luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.
Theo đó, Bộ Công an đã triển khai lắp đặt thiết bị ghi hình trong nhiều phòng hỏi cung để ghi âm ghi hình nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn.
Báo cáo cũng thừa nhận Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết, đó là
“cơ cấu tổ chức và cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn những hạn chế nhất định về năng lực, nhận thức, cản trở việc thực hiện yêu cầu trong một số tình hình mới; sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, chống tra tấn chưa kịp thời, chặt chẽ, khiến quá trình soạn thảo kéo dài, chất lượng nội dung giảm sút.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ cho biết, từ khi tham gia Công ước Chống tra tấn, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo hướng chú trọng đến chống tra tấn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ.
“Đã có một sự tiến bộ đáng kể so với luật trước. Tuy nhiên, thực tế thì không phải là như vậy bởi chúng ta hiện nay vẫn còn nghe còn thông tin chính thức của nhà nước là có những trường hợp đang khỏe mạnh tự nhiên vô trong đồn công an ra thì chết, không phải tự nhiên người ta chết, đó là do người ta tra tấn và chết.”
Từ kinh nghiệm bào chữa nhiều năm trong các vụ án hình sự ở trong nước, ông Miếng khẳng định việc tra tấn như trường hợp của ông Vũ Minh Đức xảy ra bắt đầu từ giai đoạn tiền tố tụng, tức là thời điểm công an mời/triệu tập hay thậm chí là bắt cóc đương sự rồi đưa về đồn để dùng “các biện pháp nghiệp vụ” buộc phải nhận tội.
Sau khi có sự thú nhận của đương sự, công an sẽ đưa những tài liệu đó cho phía Viện kiểm sát để phê chuẩn lệnh bắt cho phù hợp với luật.
Theo ông, vấn nạn tra tấn có nguyên do từ ham muốn phá án của cơ quan công an để lấy thành tích bất chấp việc vi phạm quy trình tố tụng.
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh dẫn lại vụ án tranh chấp đất đai của người dân với quân đội ở xã Đồng Tâm, mà ông là một trong số các luật sư bào chữa để làm minh chứng cho hành động tra tấn nghi phạm của cơ quan điều tra nhưng không bị trừng phạt. Ông nói:
“Trong số 29 người dân phải ra tòa, thì có đến 19 người xác nhận tại tòa đã bị tra tấn dã man, bị đánh đập trong đêm khuya, bị đổ nước vào cửa mình (nữ), không được chăm sóc y tế khi tra tấn bị thương tích…”
Trong vụ này, ngoài cụ Lê Đình Kình – thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con trai của ông cũng phải nhận bản án tử hình, người cháu lãnh án chung thân và các bản án tù dài hạn khác nhau.
Giải pháp
Ông Đào Bá Cường bị kết án 2 năm tù vì đòi công lý cho con trai Đào Bá Phi- người chết một cách bất minh trong đồn công an ở Phú Yên năm 2022 (CAND)
Để giảm các hành vi tra tấn, dùng nhục hình của cơ quan điều tra, Chính phủ kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Chống tra tấn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn.
Ngoài ra, việc đào tạo cho cán bộ tư pháp, điều tra viên về phòng chống tra tấn trong hoạt động tư pháp cũng sẽ được chú trọng bên cạnh việc thanh tra và tiếp nhận, xử lý thông tin về các trường hợp liên quan đến tra tấn, cưỡng bức, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, các cơ quan chức năng cần phải thực thi nghiêm chỉnh Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và luật sư phải được hiện diện trong tất cả các giai đoạn tố tụng để có thể giảm vấn đề nhức nhối tồn tại trong rất nhiều năm qua.
Theo ông, nếu thấy có bất cứ một vi phạm nào trong quá trình tố tụng thì phải vô hiệu hóa kết quả điều tra và trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Còn luật sư Mạnh kiến nghị “tách cơ quan giam giữ ra khỏi cơ quan công an”, bên cạnh đó thiết bị ghi âm, ghi hình ở phòng hỏi cung lúc nào cũng phải hoạt động và đồng thời phải “giáo dục và trừng phạt nghiêm khắc mọi trường hợp phát hiện tình trạng công an tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo với nghi can.”
Sư thầy Thích Minh Vương đồng tình với kiến nghị này của luật sư để không còn những trường hợp tử vong bất thường như người thân của ông sau khi làm việc với công an.
“Cũng mong khi mà làm việc như vậy thì công dân sẽ được kêu được phép mời luật sư hay là được phép cho gia đình vào trong ngồi để được xem các đồng chí làm việc, phục vụ điều tra như thế nào cũng như là điều tra và trừng phạt thật nặng những người đã thực thi pháp luật mà làm sai so với quy ước quốc tế,” vị tu hành nói. (RFA)
May 3, 2024
Trong nỗi đau tột cùng, sư thầy tìm công lý cho anh qua đời nghi bị công an tra tấn
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Đang nghỉ ngơi ở chùa Phúc Long sau một ngày dài tu tập, thầy Thích Minh Vương nhận được cuộc gọi của người thân báo tin anh ruột đã tử vong ở bệnh viện, chỉ vài tiếng sau khi làm việc với Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
“Thầy không thể thở được khi nghe tin anh mất, nghẹn cứng tim. Đệ tử đã đỡ thầy và chở thầy cùng gia đình ra sân bay liền,” tỳ kheo Thích Minh Vương (thế danh Vũ Hoàng Phú) một tháng sau vụ việc vẫn nhớ như in khoảnh khắc của ngày hôm đó.
Nạn nhân trong vụ việc là ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ mấy năm qua, có vợ và hai người con.
Trong buổi sáng ngày 22/3, vợ và anh ruột đưa ông Đức đến Công an huyện Long Thành theo giấy triệu tập với mục đích “làm việc về một vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã An Phước hồi đầu tháng 10/2023,” nhưng không hề biết đó là lần cuối cùng anh em, vợ chồng họ gặp nhau.
Ông Đức được đưa vào phòng làm việc lúc 10 giờ 30 sáng, người thân bị yêu cầu ra ngoài. Đến 15 giờ, điều tra viên gọi điện yêu cầu vợ ông lên trụ sở để ký một số giấy tờ “liên quan bệnh lý.”
Khi người vợ đến, điều tra viên nói đã đưa ông Đức vào Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu do ông bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.
Ông sau đó được chuyển viện lên tuyến trên ở TPHCM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ thông báo cho người nhà biết, ông Đức đã qua đời lúc 21 giờ 30 cùng ngày, tức là 13 tiếng sau khi làm việc với công an huyện.
Tuy nhiên, giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp thể hiện, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải, trái.
Thân thể đầy dấu vết của tra tấn
Thầy Thích Minh Vương đáp chuyến bay sớm nhất từ Ninh Bình vào TPHCM để chứng kiến Viện Pháp Y Quốc gia của Bộ Y tế phối hợp cùng công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một ngày sau vụ việc.
Trong khi vợ ông Đức vật vã khóc thương trong phòng lạnh ở nhà xác bệnh viện, vị tỳ kheo này nén nỗi đau chứng kiến việc khám nghiệm tử thi anh mình từ đầu đến cuối.
Từ trực quan có thể thấy, thi thể có rất nhiều vết bầm tím, trong khi trên cổ tay có các vết xước chéo mà gia đình cho rằng do còng số 8 để lại khi bị treo ngược lên cao, các tù nhân từng trải nghiệm kiểu tra tấn này của công an gọi nó là “treo cánh tiên.”
Khoang ngực phải của ông Đức có một vết bầm kích thước 4×3 cm, trong khi vùng da bên ngoài có nhiều vết xước và bị lún. Mông và hai đùi cũng bị bầm dập, tím đen.
“Không thể tin được khi ở trên đồn công an về mà lại dẫn đến cái mức độ như thế. Một sự đau thương không một từ ngữ nào có thể diễn tả được, không một ai mà chịu đựng nổi, mẹ thì ngất, vợ thì điêu đứng, các cháu cứ đòi bố,” vị tu hành này hồi tưởng lại.
Ông Đức là một thanh niên cường tráng, có sức khỏe tốt, không có tiền sử sử dụng chất kích thích và hoàn toàn không có bệnh nền.
“Khi lên đồn công an trong tay công an huyện Long Thành thì không gặp thêm một lần nào nữa. Khi gia đình gặp lại là gặp một cái xác,” thầy Thích Minh Vương nghẹn ngào.
Tình trạng chết trong nhà tạm giữ/tạm giam của công an
Hình minh hoạ: Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018 (Fb)
Ông Đức là trường hợp mới nhất về tình trạng công dân chết bất thường trong đồn công an hay nhà tạm giữ/tạm giam ở nhiều địa phương trong nhiều năm gần đây, cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) của Liên Hiệp quốc từ năm 2015.
Việt Nam ký công ước vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn một năm sau đó. Đây được cho là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghi can, nghi phạm, và tù nhân bị chết ở mức báo động.
Báo Thanh Niên hồi tháng 3/2015 đưa tin trong một phiên họp của Quốc hội, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm báo cáo cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc.
Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Từ đó, không có thêm báo cáo nào từ cơ quan chức năng được đưa ra.
Thu thập tin tức trên các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của nhà nước, phóng viên nhận thấy trong năm 2018 có ít nhất 11 người bị chết trong các cơ sở giam giữ của Bộ Công an.
Từ năm 2020 đến nay, tức là từ khi Việt Nam có báo cáo giữa kỳ về thực hiện CAT (2019) đến ngày 19/4 vừa qua, khi Hà Nội gửi báo cáo thứ hai, có ít nhất 14 trường hợp như vậy được báo chí nhà nước đưa tin. Trong số này, có ba trường hợp cơ quan công an cho là tự sát trong khi gia đình nạn nhân nghi ngờ kết luận này của lực lượng thực thi pháp luật.
Trong trường hợp ông Vũ Minh Đức, hai ngày sau khi người này tử vong, Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác đối với đại uý Thái Thanh Thương và điều tra viên Lưu Quang Trung để phục vụ điều tra làm sáng tỏ cái chết của ông.
Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình chưa nhận được thông tin gì về vụ việc từ nhà chức trách địa phương, kể cả kết luận giám định tử thi. Gia đình cũng chưa nhận được lời xin lỗi hay thăm hỏi từ Công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp.
Phóng viên ngày 26/4 gọi điện cho Công an huyện Long Thành để hỏi thông tin, tuy nhiên cán bô trực điện thoại yêu cầu phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để được cung cấp thông tin.
Chính phủ đổ cho hạn chế của cán bộ cấp cơ sở
Chính phủ Việt Nam ngày 19/4 vừa qua gửi Báo cáo lần thứ 2 về thực thi CAT đến Liên Hiệp quốc cho biết, thời gian qua toà án cấp sơ thẩm đã tiếp nhận 6 vụ án với 15 bị cáo với cáo buộc “dùng nhục hình” theo Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó đã xét xử 05 vụ án hình sự đối với 12 bị cáo, và kết án một cán bộ trại giam 9 năm tù giam, ba người khác bị án từ ba năm đến bảy năm, và tám cán bộ khác với thời hạn tù từ hai đến ba năm.
Trong báo cáo, Chính phủ Việt Nam nói rằng đã ban hành hàng chục luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.
Theo đó, Bộ Công an đã triển khai lắp đặt thiết bị ghi hình trong nhiều phòng hỏi cung để ghi âm ghi hình nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn.
Báo cáo cũng thừa nhận Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết, đó là
“cơ cấu tổ chức và cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn những hạn chế nhất định về năng lực, nhận thức, cản trở việc thực hiện yêu cầu trong một số tình hình mới; sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, chống tra tấn chưa kịp thời, chặt chẽ, khiến quá trình soạn thảo kéo dài, chất lượng nội dung giảm sút.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ cho biết, từ khi tham gia Công ước Chống tra tấn, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo hướng chú trọng đến chống tra tấn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ.
“Đã có một sự tiến bộ đáng kể so với luật trước. Tuy nhiên, thực tế thì không phải là như vậy bởi chúng ta hiện nay vẫn còn nghe còn thông tin chính thức của nhà nước là có những trường hợp đang khỏe mạnh tự nhiên vô trong đồn công an ra thì chết, không phải tự nhiên người ta chết, đó là do người ta tra tấn và chết.”
Từ kinh nghiệm bào chữa nhiều năm trong các vụ án hình sự ở trong nước, ông Miếng khẳng định việc tra tấn như trường hợp của ông Vũ Minh Đức xảy ra bắt đầu từ giai đoạn tiền tố tụng, tức là thời điểm công an mời/triệu tập hay thậm chí là bắt cóc đương sự rồi đưa về đồn để dùng “các biện pháp nghiệp vụ” buộc phải nhận tội.
Sau khi có sự thú nhận của đương sự, công an sẽ đưa những tài liệu đó cho phía Viện kiểm sát để phê chuẩn lệnh bắt cho phù hợp với luật.
Theo ông, vấn nạn tra tấn có nguyên do từ ham muốn phá án của cơ quan công an để lấy thành tích bất chấp việc vi phạm quy trình tố tụng.
Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh dẫn lại vụ án tranh chấp đất đai của người dân với quân đội ở xã Đồng Tâm, mà ông là một trong số các luật sư bào chữa để làm minh chứng cho hành động tra tấn nghi phạm của cơ quan điều tra nhưng không bị trừng phạt. Ông nói:
“Trong số 29 người dân phải ra tòa, thì có đến 19 người xác nhận tại tòa đã bị tra tấn dã man, bị đánh đập trong đêm khuya, bị đổ nước vào cửa mình (nữ), không được chăm sóc y tế khi tra tấn bị thương tích…”
Trong vụ này, ngoài cụ Lê Đình Kình – thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con trai của ông cũng phải nhận bản án tử hình, người cháu lãnh án chung thân và các bản án tù dài hạn khác nhau.
Giải pháp
Ông Đào Bá Cường bị kết án 2 năm tù vì đòi công lý cho con trai Đào Bá Phi- người chết một cách bất minh trong đồn công an ở Phú Yên năm 2022 (CAND)
Để giảm các hành vi tra tấn, dùng nhục hình của cơ quan điều tra, Chính phủ kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Chống tra tấn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn.
Ngoài ra, việc đào tạo cho cán bộ tư pháp, điều tra viên về phòng chống tra tấn trong hoạt động tư pháp cũng sẽ được chú trọng bên cạnh việc thanh tra và tiếp nhận, xử lý thông tin về các trường hợp liên quan đến tra tấn, cưỡng bức, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, các cơ quan chức năng cần phải thực thi nghiêm chỉnh Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và luật sư phải được hiện diện trong tất cả các giai đoạn tố tụng để có thể giảm vấn đề nhức nhối tồn tại trong rất nhiều năm qua.
Theo ông, nếu thấy có bất cứ một vi phạm nào trong quá trình tố tụng thì phải vô hiệu hóa kết quả điều tra và trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Còn luật sư Mạnh kiến nghị “tách cơ quan giam giữ ra khỏi cơ quan công an”, bên cạnh đó thiết bị ghi âm, ghi hình ở phòng hỏi cung lúc nào cũng phải hoạt động và đồng thời phải “giáo dục và trừng phạt nghiêm khắc mọi trường hợp phát hiện tình trạng công an tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo với nghi can.”
Sư thầy Thích Minh Vương đồng tình với kiến nghị này của luật sư để không còn những trường hợp tử vong bất thường như người thân của ông sau khi làm việc với công an.
“Cũng mong khi mà làm việc như vậy thì công dân sẽ được kêu được phép mời luật sư hay là được phép cho gia đình vào trong ngồi để được xem các đồng chí làm việc, phục vụ điều tra như thế nào cũng như là điều tra và trừng phạt thật nặng những người đã thực thi pháp luật mà làm sai so với quy ước quốc tế,” vị tu hành nói. (RFA)