Thứ trưởng ngoại giao Đỗ Hùng Việt đọc Báo cáo Quốc gia Việt Nam về quyền con người trước LHQ ngày 7/5/2024 (UN web)
Nhóm công tác Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ xem xét hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua tại Geneva, Thụy Sĩ, tuy nhiên các nhà hoạt động không tin tưởng lắm vào sự cải thiện của chính phủ.
14 bộ ngành của Việt Nam dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia cuộc họp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 7/5/2024, theo báo chí Nhà nước, 140 quốc gia đã đăng ký phát biểu, đặt câu hỏi.
Đây là đợt đánh giá lần thứ tư đối với Việt Nam, các đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát chu kỳ 1, 2 và 3 của Việt Nam đã lần lượt được thực hiện vào tháng 5/2009, 2/2014 và 1/2019.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh em Dân chủ sẽ cùng một số nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ từ các nước tự do đến tham dự phiên kiểm định với tư cách quan sát viên.
Ông cho biết, trước đây, mỗi khi có sự kiện nhân quyền khiến quốc tế quan tâm như đối thoại nhân quyền với Liên Âu (EU) hay với Hoa Kỳ, Nhà nước thường có những động thái như trả tự do cho một vài tù nhân lương tâm, hạn chế việc bắt giữ, hay cải thiện điều kiện sống của người tù….
Tuy nhiên, kể từ năm 2018 đặc biệt là sau kỳ kiểm định UPR vào tháng 1/2019 thì chính phủ Việt Nam “càng ngày càng coi thường cộng đồng quốc tế” với việc bắt giữ và kết án hàng loạt các nhà hoạt động và đối xử hà khắc cả với các tù nhân lương tâm.
Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 06/5, luật sư Đài chỉ ra nguyên nhân khiến tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam:
“Nguyên nhân là do cộng đồng quốc tế. Mặc dù trong những năm vừa qua họ vẫn theo dõi tình trạng nhân quyền Việt Nam, vẫn lên tiếng nhưng không có những biện pháp cụ thể nào để chế tài Việt Nam, nếu như đi ngược lại những cam kết quốc tế hay đi ngược lại những khuyến nghị của cộng đồng quốc tế.”
Do vậy, ông bày tỏ hoài nghi về khả năng Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền sau kỳ kiểm định lần này:
“Báo cáo kiểm định nhân quyền định kỳ lần này có giúp cho Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền hay không thì chắc chắn là không bởi vì cũng đã trải qua hai lần rồi mà tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tệ đi và lần này cũng như vậy, sau cái buổi báo cáo này tình trạng nhân quyền vẫn như vậy thôi chứ không thể cải thiện được.”
Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cũng có chung ý kiến “phản ứng quốc tế chưa đủ áp lực khiến chính quyền cộng sản ở Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.”
Ông cũng cho rằng đối với Việt Nam, UPR chỉ là một dịp để quốc tế thêm một góc nhìn về tình trạng nhân quyền hiện nay ở quốc gia này, vì hồ sơ nhân quyền Việt Nam ngày càng thậm tệ nhưng quốc tế không lên tiếng gì.
“Họ im lặng vì có thể lợi ích kinh tế từ Việt Nam mang lại cho nước họ. Thêm nữa, thế giới hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc hơn như (dải) Gaza, Ukraine, Miến Điện…”
Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ thứ hai và chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2026-2028.
Quốc gia do một mình đảng Cộng sản cai trị này là một trong 14 nước được Nhóm công tác UPR đánh giá trong kỳ họp sắp tới từ ngày 29/04 đến ngày 10/05/2024.
Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam VOV trước phiên đối thoại, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, tại cuộc họp lần này, Việt Nam vừa trình bày báo cáo, đồng thời giải đáp, cung cấp thêm thông tin, chia sẻ số liệu, lập luận mới liên quan đến thúc đẩy quyền con người ở trong nước, những thành tựu đã đạt được, đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn đang gặp phải, qua đó có thể thu hút được thêm sự quan tâm, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho quá trình này ở Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho Liên Hiệp Quốc xem xét, hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự quốc tế cũng như của người Việt ở hải ngoại đã gửi các báo cáo tới Liên hiệp quốc và có các khuyến nghị cho Nhà nước Việt Nam sửa đổi luật lệ cũng như phóng thích các tù nhân lương tâm.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11/4 vừa qua, Phó Phát ngôn nhân Đoàn Khắc Việt nói Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, cùng nhiều đánh giá không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình, nỗ lực, cũng như thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. (RFA)
May 8, 2024
LHQ đánh giá hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, giới hoạt động nghi ngờ tính hiệu quả
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Thứ trưởng ngoại giao Đỗ Hùng Việt đọc Báo cáo Quốc gia Việt Nam về quyền con người trước LHQ ngày 7/5/2024 (UN web)
Nhóm công tác Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ xem xét hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua tại Geneva, Thụy Sĩ, tuy nhiên các nhà hoạt động không tin tưởng lắm vào sự cải thiện của chính phủ.
14 bộ ngành của Việt Nam dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia cuộc họp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 7/5/2024, theo báo chí Nhà nước, 140 quốc gia đã đăng ký phát biểu, đặt câu hỏi.
Đây là đợt đánh giá lần thứ tư đối với Việt Nam, các đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát chu kỳ 1, 2 và 3 của Việt Nam đã lần lượt được thực hiện vào tháng 5/2009, 2/2014 và 1/2019.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh em Dân chủ sẽ cùng một số nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ từ các nước tự do đến tham dự phiên kiểm định với tư cách quan sát viên.
Ông cho biết, trước đây, mỗi khi có sự kiện nhân quyền khiến quốc tế quan tâm như đối thoại nhân quyền với Liên Âu (EU) hay với Hoa Kỳ, Nhà nước thường có những động thái như trả tự do cho một vài tù nhân lương tâm, hạn chế việc bắt giữ, hay cải thiện điều kiện sống của người tù….
Tuy nhiên, kể từ năm 2018 đặc biệt là sau kỳ kiểm định UPR vào tháng 1/2019 thì chính phủ Việt Nam “càng ngày càng coi thường cộng đồng quốc tế” với việc bắt giữ và kết án hàng loạt các nhà hoạt động và đối xử hà khắc cả với các tù nhân lương tâm.
Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 06/5, luật sư Đài chỉ ra nguyên nhân khiến tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam:
“Nguyên nhân là do cộng đồng quốc tế. Mặc dù trong những năm vừa qua họ vẫn theo dõi tình trạng nhân quyền Việt Nam, vẫn lên tiếng nhưng không có những biện pháp cụ thể nào để chế tài Việt Nam, nếu như đi ngược lại những cam kết quốc tế hay đi ngược lại những khuyến nghị của cộng đồng quốc tế.”
Do vậy, ông bày tỏ hoài nghi về khả năng Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền sau kỳ kiểm định lần này:
“Báo cáo kiểm định nhân quyền định kỳ lần này có giúp cho Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền hay không thì chắc chắn là không bởi vì cũng đã trải qua hai lần rồi mà tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tệ đi và lần này cũng như vậy, sau cái buổi báo cáo này tình trạng nhân quyền vẫn như vậy thôi chứ không thể cải thiện được.”
Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cũng có chung ý kiến “phản ứng quốc tế chưa đủ áp lực khiến chính quyền cộng sản ở Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.”
Ông cũng cho rằng đối với Việt Nam, UPR chỉ là một dịp để quốc tế thêm một góc nhìn về tình trạng nhân quyền hiện nay ở quốc gia này, vì hồ sơ nhân quyền Việt Nam ngày càng thậm tệ nhưng quốc tế không lên tiếng gì.
“Họ im lặng vì có thể lợi ích kinh tế từ Việt Nam mang lại cho nước họ. Thêm nữa, thế giới hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc hơn như (dải) Gaza, Ukraine, Miến Điện…”
Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ thứ hai và chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2026-2028.
Quốc gia do một mình đảng Cộng sản cai trị này là một trong 14 nước được Nhóm công tác UPR đánh giá trong kỳ họp sắp tới từ ngày 29/04 đến ngày 10/05/2024.
Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam VOV trước phiên đối thoại, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, tại cuộc họp lần này, Việt Nam vừa trình bày báo cáo, đồng thời giải đáp, cung cấp thêm thông tin, chia sẻ số liệu, lập luận mới liên quan đến thúc đẩy quyền con người ở trong nước, những thành tựu đã đạt được, đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn đang gặp phải, qua đó có thể thu hút được thêm sự quan tâm, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho quá trình này ở Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho Liên Hiệp Quốc xem xét, hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự quốc tế cũng như của người Việt ở hải ngoại đã gửi các báo cáo tới Liên hiệp quốc và có các khuyến nghị cho Nhà nước Việt Nam sửa đổi luật lệ cũng như phóng thích các tù nhân lương tâm.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11/4 vừa qua, Phó Phát ngôn nhân Đoàn Khắc Việt nói Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, cùng nhiều đánh giá không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình, nỗ lực, cũng như thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. (RFA)