Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB-XH
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thi hành lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Bình từ 24/4 nhưng hai tuần sau báo chí Nhà nước mới loan tin.
Đài tiếng nói Việt Nam VOV ngày 9/5 cho biết, ông Bình là Vụ trưởng Vụ pháp chế – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông bị khởi tố về tội danh “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự.
Báo chí Nhà nước không cho biết những hành vi của ông nào dẫn đến việc bị khởi tố, tuy nhiên, Dự án 88 (Project88) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, hôm 6/5 đã loan tin về việc ông Bình bị bắt giữ dẫn nhiều nguồn thạo tin.
Theo tổ chức này, Vụ trưởng Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm giám sát việc cải cách luật lao động. Ông là nhân tố chủ chốt đằng sau Bộ luật Lao động 2019, tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo báo cáo của Dự án 88, trước khi bị bắt, ông Bình đang chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Công ước 87 của ILO để trình Quốc hội, mà nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước.
Theo Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) Việt Nam đồng ý phê chuẩn công ước này vào năm 2023, nhưng Chính phủ đã trì hoãn quá trình này. Liên Âu chưa áp đặt bất kỳ hậu quả nào cho sự chậm trễ này.
Vụ bắt giữ Bình diễn ra sau những tiết lộ của Dự án 88 về Chỉ thị 24, một văn bản mật được ban hành bởi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chỉ đạo Chính phủ thắt chặt kiểm soát xã hội dân sự, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và thậm chí công dân đi du lịch nước ngoài.
Theo tổ chức này, ông Bình bị bắt vì tiết lộ thông tin mật, có mối liên hệ trực tiếp giữa việc bắt giữ ông và Chỉ thị 24.
Dự án 88 viết: “Vụ bắt giữ ông Bình, vụ bắt giữ duy nhất một nhà cải cách nổi tiếng như vậy trong những năm gần đây, là biểu hiện cụ thể của Chỉ thị 24.
Chỉ thị 24 cũng đề cập rõ ràng đến Công ước 87 của ILO mà Bình đang nỗ lực chủ trì phê duyệt. Trong một sự thừa nhận đáng kinh ngạc, chỉ thị ra lệnh cho chính phủ thí điểm các công đoàn dường như độc lập để Việt Nam có thể thể hiện như thể tuân thủ Công ước ILO 87, đồng thời ‘đảm bảo sự lãnh đạo liên tục của Đảng, sự lãnh đạo của chi bộ đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp”.
Chỉ thị 24 quy định các công đoàn lao động độc lập là một mối đe dọa an ninh quốc gia và việc bắt giữ ông Bình rõ ràng là một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa đó, tổ chức có trụ sở tại Mỹ nhận định.
May 11, 2024
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ LĐ-TB-XH bị khởi tố về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB-XH
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thi hành lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Bình từ 24/4 nhưng hai tuần sau báo chí Nhà nước mới loan tin.
Đài tiếng nói Việt Nam VOV ngày 9/5 cho biết, ông Bình là Vụ trưởng Vụ pháp chế – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông bị khởi tố về tội danh “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự.
Báo chí Nhà nước không cho biết những hành vi của ông nào dẫn đến việc bị khởi tố, tuy nhiên, Dự án 88 (Project88) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, hôm 6/5 đã loan tin về việc ông Bình bị bắt giữ dẫn nhiều nguồn thạo tin.
Theo tổ chức này, Vụ trưởng Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm giám sát việc cải cách luật lao động. Ông là nhân tố chủ chốt đằng sau Bộ luật Lao động 2019, tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo báo cáo của Dự án 88, trước khi bị bắt, ông Bình đang chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Công ước 87 của ILO để trình Quốc hội, mà nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước.
Theo Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) Việt Nam đồng ý phê chuẩn công ước này vào năm 2023, nhưng Chính phủ đã trì hoãn quá trình này. Liên Âu chưa áp đặt bất kỳ hậu quả nào cho sự chậm trễ này.
Vụ bắt giữ Bình diễn ra sau những tiết lộ của Dự án 88 về Chỉ thị 24, một văn bản mật được ban hành bởi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chỉ đạo Chính phủ thắt chặt kiểm soát xã hội dân sự, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và thậm chí công dân đi du lịch nước ngoài.
Theo tổ chức này, ông Bình bị bắt vì tiết lộ thông tin mật, có mối liên hệ trực tiếp giữa việc bắt giữ ông và Chỉ thị 24.
Dự án 88 viết: “Vụ bắt giữ ông Bình, vụ bắt giữ duy nhất một nhà cải cách nổi tiếng như vậy trong những năm gần đây, là biểu hiện cụ thể của Chỉ thị 24.
Chỉ thị 24 cũng đề cập rõ ràng đến Công ước 87 của ILO mà Bình đang nỗ lực chủ trì phê duyệt. Trong một sự thừa nhận đáng kinh ngạc, chỉ thị ra lệnh cho chính phủ thí điểm các công đoàn dường như độc lập để Việt Nam có thể thể hiện như thể tuân thủ Công ước ILO 87, đồng thời ‘đảm bảo sự lãnh đạo liên tục của Đảng, sự lãnh đạo của chi bộ đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp”.
Chỉ thị 24 quy định các công đoàn lao động độc lập là một mối đe dọa an ninh quốc gia và việc bắt giữ ông Bình rõ ràng là một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa đó, tổ chức có trụ sở tại Mỹ nhận định.