Ông Lê Tùng Vân (người nằm võng) bị khởi tố về cáo buộc “loạn luân”
Công an tỉnh Long An hôm 13/5 có công văn yêu cầu Sở Y tế TPHCM cung cấp thông tin khám, chữa bệnh và sinh con đối với ba phụ nữ thuộc Tịnh thất Bồng Lai để điều tra cáo buộc loạn luân đối với ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi.
Báo Nhà nước cho biết, ba người bị điều tra thông tin gồm Lê Thanh Huyền Trang (31 tuổi), Lê Thanh Kỳ Duyên (31 tuổi) và Vòng Kim Xuân (29 tuổi).
Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An cho biết đang truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, bị cho là con của ông Lê Tùng Vân và bà Lê Thu Vân.
Ông Lê Tùng Vân và bà Lê Thu Vân trước đó đều đã bị cáo bộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ông Lê Tùng Vân đã bị tòa tuyên án năm năm tù trong vụ án này, tuy nhiên đã được cho tại ngoại vì tuổi cao, sức yếu. Bà Lê Thu Vân hiện vẫn tại ngoại vì sức khỏe yếu và chưa bị đưa ra xét xử.
Vụ án loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai đã gây nhiều chú ý trên mạng xã hội và báo chí Việt Nam thời gian qua. Những người ở Tịnh thất Bồng lai phản đối cáo buộc này ngay từ khi Công an tỉnh Long An bắt đầu đưa ra cáo buộc đối với họ và việc điều tra cáo buộc này đã bị tạm đình chỉ vào năm 2022 trước khi sáu thành viên của nhóm tu tại gia này bị kết án tù vào cùng năm với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Công an Long An đã có ít nhất ba lần cưỡng chế lấy mẫu ADN của các thành viên trong Tịnh thất Bồng Lai vào các năm 2021 và 2022, trong đó có lần lấy mẫu máu trên danh nghĩa là xét nghiệm COVID-19.
Ông Đặng Đình Mạnh, một luật sư bào chữa của ông Lê Tùng Vân, hồi tháng 10/2022 cho biết, các luật sư hoàn toàn ủng hộ việc lấy mẫu ADN để xác định sự thật khách quan của vụ án, tuy nhiên, “việc giám định phải được thực hiện theo đúng quy định tố tụng hình sự theo cách có thể kiểm chứng được về đúng vai trò tố tụng, hợp cách về y tế” và phải “bảo đảm tôn trọng đầy đủ các quyền về nhân thân của những người phải giám định.”
Tuy nhiên, ông Mạnh cho rằng , đã có nhiều sai phạm tỏng việc lấy mẫu của cơ quan điều tra như, việc thu thập mẫu ADN không được sự đồng ý của người bị thu thập hay không có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp đối với các cháu nhỏ.
May 17, 2024
Công an Long An yêu cầu hồ sơ khám chữa bệnh của ba người ở Tịnh thất Bồng Lai để điều tra cáo buộc loạn luân
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Lê Tùng Vân (người nằm võng) bị khởi tố về cáo buộc “loạn luân”
Công an tỉnh Long An hôm 13/5 có công văn yêu cầu Sở Y tế TPHCM cung cấp thông tin khám, chữa bệnh và sinh con đối với ba phụ nữ thuộc Tịnh thất Bồng Lai để điều tra cáo buộc loạn luân đối với ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi.
Báo Nhà nước cho biết, ba người bị điều tra thông tin gồm Lê Thanh Huyền Trang (31 tuổi), Lê Thanh Kỳ Duyên (31 tuổi) và Vòng Kim Xuân (29 tuổi).
Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An cho biết đang truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, bị cho là con của ông Lê Tùng Vân và bà Lê Thu Vân.
Ông Lê Tùng Vân và bà Lê Thu Vân trước đó đều đã bị cáo bộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ông Lê Tùng Vân đã bị tòa tuyên án năm năm tù trong vụ án này, tuy nhiên đã được cho tại ngoại vì tuổi cao, sức yếu. Bà Lê Thu Vân hiện vẫn tại ngoại vì sức khỏe yếu và chưa bị đưa ra xét xử.
Vụ án loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai đã gây nhiều chú ý trên mạng xã hội và báo chí Việt Nam thời gian qua. Những người ở Tịnh thất Bồng lai phản đối cáo buộc này ngay từ khi Công an tỉnh Long An bắt đầu đưa ra cáo buộc đối với họ và việc điều tra cáo buộc này đã bị tạm đình chỉ vào năm 2022 trước khi sáu thành viên của nhóm tu tại gia này bị kết án tù vào cùng năm với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Công an Long An đã có ít nhất ba lần cưỡng chế lấy mẫu ADN của các thành viên trong Tịnh thất Bồng Lai vào các năm 2021 và 2022, trong đó có lần lấy mẫu máu trên danh nghĩa là xét nghiệm COVID-19.
Ông Đặng Đình Mạnh, một luật sư bào chữa của ông Lê Tùng Vân, hồi tháng 10/2022 cho biết, các luật sư hoàn toàn ủng hộ việc lấy mẫu ADN để xác định sự thật khách quan của vụ án, tuy nhiên, “việc giám định phải được thực hiện theo đúng quy định tố tụng hình sự theo cách có thể kiểm chứng được về đúng vai trò tố tụng, hợp cách về y tế” và phải “bảo đảm tôn trọng đầy đủ các quyền về nhân thân của những người phải giám định.”
Tuy nhiên, ông Mạnh cho rằng , đã có nhiều sai phạm tỏng việc lấy mẫu của cơ quan điều tra như, việc thu thập mẫu ADN không được sự đồng ý của người bị thu thập hay không có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp đối với các cháu nhỏ.