Ba người từng bị bắt, bắt cóc ở Thái Lan (từ trái): Đường Văn Thái, Y Quynh Bdap, và Trương Duy Nhất
Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) bổ sung Thái Lan vào danh sách các quốc gia đang bị suy giảm nghiêm trọng về không gian dân sự sau các vụ đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước và vụ bắt giữ nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Hà Nội.
Hôm 10/7, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Johannesburg (Nam Phi) công bố Danh sách Giám sát tháng 7, bày tỏ quan ngại việc Chính phủ của Thủ tướng Srettha Thavisin nhắm tới các nhà hoạt động, nhà phê bình và phe đối lập, cũng như tham gia vào việc đàn áp xuyên quốc gia.
Theo CIVICUS, các nhóm nhân quyền báo cáo sự gia tăng đàn áp nhắm vào người nước ngoài đang tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.
Tổ chức xã hội dân sự này cáo buộc các chính phủ nước ngoài đã quấy rối, giám sát và bạo lực thể xác đối với nhiều người bất đồng chính kiến và nhà hoạt động lưu vong, thường với sự hợp tác và hiểu biết của chính quyền Thái Lan.
Nhắc tới trường hợp nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap bị giam giữ tại Thái Lan vào ngày 11/6/2024, có nguy cơ bị trục xuất về nước và đối diện với bản án tù dài hạn, thông cáo trích dẫn ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS nói:
“Chính quyền Thái Lan phải chấm dứt những hành động như vậy và thay vào đó tạo ra nơi trú ẩn an toàn cho các nhà hoạt động chạy trốn sự đàn áp từ các nước láng giềng.”
Chia sẻ thêm với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 10/7, ông Josef Benedict nói Thái Lan từng là nơi trú ẩn an toàn cho những người lưu vong từ các nước láng giềng và xa hơn, nhưng trong những năm gần đây quốc gia này đã trở thành một nơi nguy hiểm đối với những người đào thoát sự đàn áp ở quê nhà.
“Các quốc gia chịu trách nhiệm về việc đàn áp xuyên quốc gia đối với công dân sống ở Thái Lan bao gồm Campuchia, Việt Nam, Lào và thậm chí cả Trung Quốc. Điều này đã xảy ra mặc dù một số người được UNHCR (Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn-PV) cấp quy chế tị nạn,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Ngày 15/7 tới đây, toà án ở Bangkok sẽ đưa Y Quynh Bdap ra xét xử về cáo buộc “lưu trú quá hạn” và có thể cho phép Việt Nam dẫn độ ông về nước, nơi ông đã bị kết án 10 năm tù giam về tội danh “khủng bố” trong phiên toà vắng mặt đầu năm nay.
Ông Benedict cũng nhắc lại trường hợp Od Sayavong, một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền hàng đầu của Lào sống ở Bangkok, đã mất tích kể từ tháng 8/2019.
Ông nói những hành động này vi phạm các điều khoản cấm không gửi trả người tị nạn về một quốc gia mà họ có nguy cơ bị khủng bố dựa trên “chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị” trong các hiệp ước nhân quyền quốc tế đã được Thái Lan phê chuẩn.
Chính quyền Thái Lan cũng đã vi phạm Đạo luật ngăn chặn tra tấn và cưỡng bức mất tích có hiệu lực từ tháng 2 năm ngoái. Ông Benedict thay mặt CIVICUS kêu gọi:
“Chính phủ Thái Lan không tạo điều kiện hoặc đồng lõa với các chính phủ khác trong hoạt động đàn áp xuyên quốc gia. Chính phủ Thái Lan phải điều tra kỹ lưỡng và công bằng các cáo buộc về hành vi sách nhiễu, hăm dọa, đe dọa, giám sát và ép buộc trở về từ Thái Lan của các chính phủ nước ngoài.
Thái Lan cũng phải bảo đảm rằng các quan chức của họ hiểu đàn áp xuyên quốc gia là một vấn đề riêng biệt và đào tạo các quan chức thực thi pháp luật, nhập cư để nhận biết và ứng phó với đàn áp xuyên biên giới. Chính phủ cũng phải tôn trọng các quyết định của UNHCR về người tị nạn.”
Phóng viên gửi email cho Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan với đề nghị bình luận về cáo buộc tham gia đàn áp xuyên biên giới, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan lo lắng
Hiện có rất đông người Việt bao gồm các sắc dân khác nhau như người Kinh, Thượng, Hmong… đang ẩn náu tại nhiều tỉnh thành của Thái Lan, phần nhiều trong số họ đã được Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) có trụ sở tại Bangkok cấp quy chế tị nạn.
Tuy nhiên, do Thái Lan chưa ký Công ước về vị thế người tị nạn 1951 vì thế những người tị nạn bị coi là sống bất hợp pháp, không được đi làm việc và sẽ bị bắt nếu cảnh sát phát hiện họ đi làm không phép.
Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, một người đang tìm kiếm quy chế tị nạn từ nhiều năm qua, bày tỏ sự lo lắng về sự an toàn của mình khi an ninh Việt Nam và Cảnh sát Thái Lan tăng cường hợp tác.
Nhắc lại việc blogger Trương Duy Nhất của RFA và Youtuber Đường Văn Thái bị an ninh Việt Nam bắt cóc đưa về nước, cùng với việc ông Y Quynh Bdap bị Cảnh sát Thái bắt giữ tháng trước, ông Lê Sỹ Bình nói với RFA trong ngày 10/7:
“Thực sự là tôi cũng cảm thấy rất là lo lắng cho bản thân mình cùng với tất cả những người đang tị nạn ở trên đất nước Thái Lan này. Người tị nạn chúng tôi không biết được rằng mối đe dọa của mình nó đến từ phía nào cả.
Cũng có thể đến từ phía Cảnh sát Thái Lan với sự chỉ điểm của Bộ Công an Việt Nam và cũng có thể là đến từ phía an ninh mật vụ chìm của Việt Nam và được cảnh sát Thái Lan hỗ trợ trong việc bắt giữ.”
Ông cho biết để bảo vệ mình, người tị nạn như ông chỉ còn cách sống cảnh giác cao hơn, khép kín, và co cụm nhằm tránh bị để ý cả từ phía chính quyền địa phương và mật vụ của Việt Nam.
Ông bày tỏ mong muốn UNHCR đẩy nhanh việc xét duyệt và cấp quy chế tị nạn, và các quốc gia tiếp nhận người tị nạn rút ngắn thời gian xét duyệt để họ có thể sớm được tái định cư.
Đàn áp xuyên quốc gia là những nỗ lực của các chính phủ hoặc cơ quan của họ nhằm bịt miệng hoặc ngăn chặn những người bất đồng chính kiến bằng cách thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân của chính họ hoặc các thành viên cộng đồng hải ngoại bên ngoài phạm vi quyền tài phán lãnh thổ của họ. (RFA)
July 11, 2024
CIVICUS đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát, đề cập đến vụ bắt ông Y Quynh Bdap
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ba người từng bị bắt, bắt cóc ở Thái Lan (từ trái): Đường Văn Thái, Y Quynh Bdap, và Trương Duy Nhất
Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) bổ sung Thái Lan vào danh sách các quốc gia đang bị suy giảm nghiêm trọng về không gian dân sự sau các vụ đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước và vụ bắt giữ nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Hà Nội.
Hôm 10/7, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Johannesburg (Nam Phi) công bố Danh sách Giám sát tháng 7, bày tỏ quan ngại việc Chính phủ của Thủ tướng Srettha Thavisin nhắm tới các nhà hoạt động, nhà phê bình và phe đối lập, cũng như tham gia vào việc đàn áp xuyên quốc gia.
Theo CIVICUS, các nhóm nhân quyền báo cáo sự gia tăng đàn áp nhắm vào người nước ngoài đang tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.
Tổ chức xã hội dân sự này cáo buộc các chính phủ nước ngoài đã quấy rối, giám sát và bạo lực thể xác đối với nhiều người bất đồng chính kiến và nhà hoạt động lưu vong, thường với sự hợp tác và hiểu biết của chính quyền Thái Lan.
Nhắc tới trường hợp nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap bị giam giữ tại Thái Lan vào ngày 11/6/2024, có nguy cơ bị trục xuất về nước và đối diện với bản án tù dài hạn, thông cáo trích dẫn ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS nói:
“Chính quyền Thái Lan phải chấm dứt những hành động như vậy và thay vào đó tạo ra nơi trú ẩn an toàn cho các nhà hoạt động chạy trốn sự đàn áp từ các nước láng giềng.”
Chia sẻ thêm với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 10/7, ông Josef Benedict nói Thái Lan từng là nơi trú ẩn an toàn cho những người lưu vong từ các nước láng giềng và xa hơn, nhưng trong những năm gần đây quốc gia này đã trở thành một nơi nguy hiểm đối với những người đào thoát sự đàn áp ở quê nhà.
“Các quốc gia chịu trách nhiệm về việc đàn áp xuyên quốc gia đối với công dân sống ở Thái Lan bao gồm Campuchia, Việt Nam, Lào và thậm chí cả Trung Quốc. Điều này đã xảy ra mặc dù một số người được UNHCR (Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn-PV) cấp quy chế tị nạn,” ông nói trong tin nhắn gửi RFA.
Ngày 15/7 tới đây, toà án ở Bangkok sẽ đưa Y Quynh Bdap ra xét xử về cáo buộc “lưu trú quá hạn” và có thể cho phép Việt Nam dẫn độ ông về nước, nơi ông đã bị kết án 10 năm tù giam về tội danh “khủng bố” trong phiên toà vắng mặt đầu năm nay.
Ông Benedict cũng nhắc lại trường hợp Od Sayavong, một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền hàng đầu của Lào sống ở Bangkok, đã mất tích kể từ tháng 8/2019.
Ông nói những hành động này vi phạm các điều khoản cấm không gửi trả người tị nạn về một quốc gia mà họ có nguy cơ bị khủng bố dựa trên “chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị” trong các hiệp ước nhân quyền quốc tế đã được Thái Lan phê chuẩn.
Chính quyền Thái Lan cũng đã vi phạm Đạo luật ngăn chặn tra tấn và cưỡng bức mất tích có hiệu lực từ tháng 2 năm ngoái. Ông Benedict thay mặt CIVICUS kêu gọi:
“Chính phủ Thái Lan không tạo điều kiện hoặc đồng lõa với các chính phủ khác trong hoạt động đàn áp xuyên quốc gia. Chính phủ Thái Lan phải điều tra kỹ lưỡng và công bằng các cáo buộc về hành vi sách nhiễu, hăm dọa, đe dọa, giám sát và ép buộc trở về từ Thái Lan của các chính phủ nước ngoài.
Thái Lan cũng phải bảo đảm rằng các quan chức của họ hiểu đàn áp xuyên quốc gia là một vấn đề riêng biệt và đào tạo các quan chức thực thi pháp luật, nhập cư để nhận biết và ứng phó với đàn áp xuyên biên giới. Chính phủ cũng phải tôn trọng các quyết định của UNHCR về người tị nạn.”
Phóng viên gửi email cho Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan với đề nghị bình luận về cáo buộc tham gia đàn áp xuyên biên giới, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan lo lắng
Hiện có rất đông người Việt bao gồm các sắc dân khác nhau như người Kinh, Thượng, Hmong… đang ẩn náu tại nhiều tỉnh thành của Thái Lan, phần nhiều trong số họ đã được Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) có trụ sở tại Bangkok cấp quy chế tị nạn.
Tuy nhiên, do Thái Lan chưa ký Công ước về vị thế người tị nạn 1951 vì thế những người tị nạn bị coi là sống bất hợp pháp, không được đi làm việc và sẽ bị bắt nếu cảnh sát phát hiện họ đi làm không phép.
Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, một người đang tìm kiếm quy chế tị nạn từ nhiều năm qua, bày tỏ sự lo lắng về sự an toàn của mình khi an ninh Việt Nam và Cảnh sát Thái Lan tăng cường hợp tác.
Nhắc lại việc blogger Trương Duy Nhất của RFA và Youtuber Đường Văn Thái bị an ninh Việt Nam bắt cóc đưa về nước, cùng với việc ông Y Quynh Bdap bị Cảnh sát Thái bắt giữ tháng trước, ông Lê Sỹ Bình nói với RFA trong ngày 10/7:
“Thực sự là tôi cũng cảm thấy rất là lo lắng cho bản thân mình cùng với tất cả những người đang tị nạn ở trên đất nước Thái Lan này. Người tị nạn chúng tôi không biết được rằng mối đe dọa của mình nó đến từ phía nào cả.
Cũng có thể đến từ phía Cảnh sát Thái Lan với sự chỉ điểm của Bộ Công an Việt Nam và cũng có thể là đến từ phía an ninh mật vụ chìm của Việt Nam và được cảnh sát Thái Lan hỗ trợ trong việc bắt giữ.”
Ông cho biết để bảo vệ mình, người tị nạn như ông chỉ còn cách sống cảnh giác cao hơn, khép kín, và co cụm nhằm tránh bị để ý cả từ phía chính quyền địa phương và mật vụ của Việt Nam.
Ông bày tỏ mong muốn UNHCR đẩy nhanh việc xét duyệt và cấp quy chế tị nạn, và các quốc gia tiếp nhận người tị nạn rút ngắn thời gian xét duyệt để họ có thể sớm được tái định cư.
Đàn áp xuyên quốc gia là những nỗ lực của các chính phủ hoặc cơ quan của họ nhằm bịt miệng hoặc ngăn chặn những người bất đồng chính kiến bằng cách thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân của chính họ hoặc các thành viên cộng đồng hải ngoại bên ngoài phạm vi quyền tài phán lãnh thổ của họ. (RFA)