Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk từ chối cấp hộ chiếu cho cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thục Vy viện dẫn lý do “an ninh quốc gia” nhưng không đưa ra bất kỳ văn bản nào.
Bà Thục Vy, người sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và có nhiều bài viết về dân chủ, nhân quyền bị kết án 33 tháng tù giam với tội danh “xúc phạm quốc kỳ” trong phiên tòa hồi tháng 11/2018 nhưng được hoãn thi hành án do đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Tòa án thị xã Buôn Hồ cũng đồng thời ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với bà.
Đến ngày 1/12/2021, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an thị xã Buôn Hồ tổ chức thi hành Quyết định thi hành án phạt tù đối với bà Vy. Ngày 01/6 vừa qua bà được trả tự do sớm hơn ba tháng so với bản án.
Ngày 6/6, bà đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Đắk Lắk để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu mới do hộ chiếu của bà bị an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất tịch thu hồi năm 2015 khi chuẩn bị sang Bangkok dự khoá tập huấn về bảo mật kỹ thuật số của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).
Tuy nhiên, cán bộ của phòng này nói rằng bà vẫn còn bị tạm hoãn xuất cảnh đến ngày 26/6/2024.
Ngày 27/6, bà Thục Vy làm thủ tục trực tuyến xin cấp hộ chiếu mới. Đầu tháng này, bà nhận được một giấy thông báo của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh hẹn đến làm việc vào ngày 09/7 về việc cấp hộ chiếu.
Tuy nhiên, khi bà đến cơ quan này như giấy hẹn thì chỉ có hai người của an ninh tỉnh Đắk Lắk ra làm việc với bà. Bà thuật lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 12/7:
“An ninh của tỉnh Đắk Lắk thông báo cho Thục Vy biết là Thục Vy vẫn còn đang ở diện hoãn xuất cảnh, vì thế sẽ không được cấp hộ chiếu.
Họ nói là việc không cấp hộ chiếu không phải là vĩnh viễn mà sẽ tùy thuộc vào thái độ của Thục Vy, nghĩa là Thục Vy có còn tiếp tục lên tiếng có còn những hoạt động xã hội hay không để mà họ dựa vào đó để mà xem xét thái độ và cứu xét chuyện cấp hộ chiếu cho Thục Vy.”
Phía an ninh nói bà là một trong ba trường hợp không được cấp hộ chiếu, cụ thể là liên quan đến an ninh quốc gia mà bà cho là “rất mù mờ.” Tuy nhiên, họ không đưa ra bất cứ văn bản giấy tờ gì liên quan.
Phóng viên gọi điện đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh Đắk Lắk để xác minh thông tin thì được cán bộ trực điện thoại yêu cầu đến cơ quan này để làm việc.
“Cái đó đâu có thể nói trên điện thoại được anh! Anh xuống làm việc thì anh phải lên trên này, có giấy giới thiệu anh ạ.”
Theo khoản 3 Điều 21 của Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 về trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, trong đó có “trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.”
Cũng theo khoản 3 Điều 22, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của bộ trưởng hai bộ nêu trên.
Khoản 9 Điều 36 cũng nói rằng một người cũng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của người này ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, và chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định.
Bà Thục Vy cho hay, một trong những yêu cầu phía công an đưa ra để bà được xem xét cấp hộ chiếu là không lên tiếng với truyền thông và không viết bài về các vấn đề của xã hội, không tụ họp với những người bất đồng chính kiến khác.
Phía công an lập biên bản làm việc yêu cầu bà ký tên nhưng lại không đưa bản sao biên bản. Bà cho rằng mình đang bị chèn ép bởi chính quyền địa phương:
“Thục Vy cảm thấy mình không còn cái quyền công dân nữa vì tưởng là mình ra tù là đã được tự do, đã có thể trở về cuộc sống bình thường nhưng hóa ra họ vẫn tiếp tục chèn ép và không để cho Thục Vy có được một cuộc sống như một người công dân bình thường.”
Gần đây, bà và em trai là Huỳnh Trọng Hiếu mở một quán cơm bình dân ở gần nhà để mưu sinh. Hai chị em kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng đóng góp để trao mỗi ngày 50 suất ăn trưa miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ.
Trong buổi làm việc ngày 09/7, phía an ninh cảnh báo không được làm từ thiện nữa, nói rằng “việc phát quà từ thiện nếu thực hiện không đúng cách sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Do vậy, mấy ngày gần đây họ không được phát cơm miễn phí ở bệnh viện này nữa, mà chỉ có thể trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn ở trước cổng chợ Buôn Hồ cách xa so với địa điểm ban đầu.
Bà Vy cũng tuyên bố dừng nhận tiền quyên góp và sẽ phát nốt 2.000 suất ăn từ số tiền đã nhận sau đó sẽ dừng việc phát cơm từ thiện. (RFA)
July 15, 2024
Cựu TNLT Huỳnh Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu vì lý do “an ninh quốc gia”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk từ chối cấp hộ chiếu cho cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thục Vy viện dẫn lý do “an ninh quốc gia” nhưng không đưa ra bất kỳ văn bản nào.
Bà Thục Vy, người sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và có nhiều bài viết về dân chủ, nhân quyền bị kết án 33 tháng tù giam với tội danh “xúc phạm quốc kỳ” trong phiên tòa hồi tháng 11/2018 nhưng được hoãn thi hành án do đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Tòa án thị xã Buôn Hồ cũng đồng thời ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với bà.
Đến ngày 1/12/2021, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an thị xã Buôn Hồ tổ chức thi hành Quyết định thi hành án phạt tù đối với bà Vy. Ngày 01/6 vừa qua bà được trả tự do sớm hơn ba tháng so với bản án.
Ngày 6/6, bà đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Đắk Lắk để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu mới do hộ chiếu của bà bị an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất tịch thu hồi năm 2015 khi chuẩn bị sang Bangkok dự khoá tập huấn về bảo mật kỹ thuật số của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).
Tuy nhiên, cán bộ của phòng này nói rằng bà vẫn còn bị tạm hoãn xuất cảnh đến ngày 26/6/2024.
Ngày 27/6, bà Thục Vy làm thủ tục trực tuyến xin cấp hộ chiếu mới. Đầu tháng này, bà nhận được một giấy thông báo của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh hẹn đến làm việc vào ngày 09/7 về việc cấp hộ chiếu.
Tuy nhiên, khi bà đến cơ quan này như giấy hẹn thì chỉ có hai người của an ninh tỉnh Đắk Lắk ra làm việc với bà. Bà thuật lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 12/7:
“An ninh của tỉnh Đắk Lắk thông báo cho Thục Vy biết là Thục Vy vẫn còn đang ở diện hoãn xuất cảnh, vì thế sẽ không được cấp hộ chiếu.
Họ nói là việc không cấp hộ chiếu không phải là vĩnh viễn mà sẽ tùy thuộc vào thái độ của Thục Vy, nghĩa là Thục Vy có còn tiếp tục lên tiếng có còn những hoạt động xã hội hay không để mà họ dựa vào đó để mà xem xét thái độ và cứu xét chuyện cấp hộ chiếu cho Thục Vy.”
Phía an ninh nói bà là một trong ba trường hợp không được cấp hộ chiếu, cụ thể là liên quan đến an ninh quốc gia mà bà cho là “rất mù mờ.” Tuy nhiên, họ không đưa ra bất cứ văn bản giấy tờ gì liên quan.
Phóng viên gọi điện đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh Đắk Lắk để xác minh thông tin thì được cán bộ trực điện thoại yêu cầu đến cơ quan này để làm việc.
“Cái đó đâu có thể nói trên điện thoại được anh! Anh xuống làm việc thì anh phải lên trên này, có giấy giới thiệu anh ạ.”
Theo khoản 3 Điều 21 của Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 về trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, trong đó có “trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.”
Cũng theo khoản 3 Điều 22, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của bộ trưởng hai bộ nêu trên.
Khoản 9 Điều 36 cũng nói rằng một người cũng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của người này ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, và chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định.
Bà Thục Vy cho hay, một trong những yêu cầu phía công an đưa ra để bà được xem xét cấp hộ chiếu là không lên tiếng với truyền thông và không viết bài về các vấn đề của xã hội, không tụ họp với những người bất đồng chính kiến khác.
Phía công an lập biên bản làm việc yêu cầu bà ký tên nhưng lại không đưa bản sao biên bản. Bà cho rằng mình đang bị chèn ép bởi chính quyền địa phương:
“Thục Vy cảm thấy mình không còn cái quyền công dân nữa vì tưởng là mình ra tù là đã được tự do, đã có thể trở về cuộc sống bình thường nhưng hóa ra họ vẫn tiếp tục chèn ép và không để cho Thục Vy có được một cuộc sống như một người công dân bình thường.”
Gần đây, bà và em trai là Huỳnh Trọng Hiếu mở một quán cơm bình dân ở gần nhà để mưu sinh. Hai chị em kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng đóng góp để trao mỗi ngày 50 suất ăn trưa miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ.
Trong buổi làm việc ngày 09/7, phía an ninh cảnh báo không được làm từ thiện nữa, nói rằng “việc phát quà từ thiện nếu thực hiện không đúng cách sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Do vậy, mấy ngày gần đây họ không được phát cơm miễn phí ở bệnh viện này nữa, mà chỉ có thể trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn ở trước cổng chợ Buôn Hồ cách xa so với địa điểm ban đầu.
Bà Vy cũng tuyên bố dừng nhận tiền quyên góp và sẽ phát nốt 2.000 suất ăn từ số tiền đã nhận sau đó sẽ dừng việc phát cơm từ thiện. (RFA)