Báo cáo của CIVICUS Monitor về tình hình nhân quyền Việt Nam, ngày 18/7/2024.
Tổ chức nhân quyền CIVICUS vừa công bố báo cáo cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn “tiếp tục tấn công” vào các quyền căn bản của công dân bằng cách hình sự hóa các vấn đề của giới chức công đoàn, các nhà hoạt động và nhà báo ngay cả trước và sau phiên rà soát định kỳ phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong báo cáo mới nhất của CIVICUS, một liên minh xã hội dân sự toàn cầu, công bố hôm 18/7, tổ chức này nhận định rằng hiện trạng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn “bị đóng kín” – có nghĩa là các quyền căn bản của người dân bị hạn chế ở mức cao.
CIVICUS định nghĩa không gian dân sự là “sự tôn trọng nêu trong luật pháp, chính sách và trên thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này”.
“Trong số những mối quan ngại đang diễn ra được ghi nhận là những nỗ lực có hệ thống nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger, bao gồm cả việc bỏ tù họ theo luật an ninh quốc gia, hạn chế quyền tự do đi lại của họ cũng như tra tấn và đối xử tệ bạc khi bị giam giữ”, báo cáo viết.
Ngoài ra, báo cáo còn cáo buộc rằng chính quyền “thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trên các phương tiện truyền thông, kiểm duyệt trực tuyến và kiểm soát trên mạng xã hội cũng như các hạn chế đang diễn ra đối với các cuộc biểu tình ôn hòa”.
Trong những tháng gần đây, chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, báo cáo của CIVICUS nhận định. Báo cáo nêu việc nhà cải cách quyền lao động Nguyễn Văn Bình và đoàn viên công đoàn Vũ Minh Tiến bị chính quyền bắt giam và bị buộc tội “làm lộ bí mật nhà nước”.
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bị bắt vào tháng 4/2024 và bị buộc tội “làm rò rỉ bí mật nhà nước”, theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Vào thời điểm bị bắt, ông Bình đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), theo đó sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần xin phép trước.
Cũng với cáo buộc trên, ngày 20/5/2024, công an Hà Nội bắt giam ông Vũ Minh Tiến, người đứng đầu bộ phận chính sách và pháp lý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Giám đốc Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU). Ông Tiến được cho là người đang dẫn đầu các nỗ lực đưa luật lao động của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được giao nhiệm vụ sửa đổi Luật Công đoàn, dự kiến được Quốc hội ký thành luật vào cuối năm 2024.
Ngoài ra, báo cáo của CIVICUS còn nhắc đến sự quan ngại của chuyên gia LHQ về tình hình sức khỏe của nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn; việc bắt giam luật sư Trần Đình Triển và nhà báo độc lập Trương Huy San; cùng với việc tuyên án tù với ông Dương Tuấn Ngọc và bà Nguyễn Thu Hằng.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra ý kiến về báo cáo mới này của CIVICUS, nhưng chưa được trả lời.
Từ bang Texas, Mỹ, ông Nguyễn Văn Chữ, một chuyên gia tài chính, kinh tế, nêu nhận định với VOA rằng việc Hà Nội bắt giam hai ông Bình và Tiến không chỉ gây mất thiện cảm trong cộng đồng các nước phương Tây về việc chính quyền cản trở việc thành lập nghiệp đoàn độc lập tại quốc gia cộng sản mà còn gây khó khăn cho việc nước này muốn thoát khỏi nhãn kinh tế phi thị trường của Mỹ.
“Công ước 87 là một công ước quan trọng. Gần đây ông Bình và ông Tiến bị bắt vì hai ông muốn Việt Nam phê chuẩn công ước này”, tiến sĩ Chữ nêu nhận định. “Việt Nam nếu muốn được công nhận quy chế kinh tế thị trường thì Việt Nam phải cải thiện vấn đề nghiệp đoàn, tự do báo chí…”.
Trong nhiều tháng qua, Hà Nội liên tục vận động Washington để được công nhận quy chế kinh tế thị trường. Dự kiến vào cuối tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.
Cũng trong thời gian qua, hàng chục nhà lập pháp Mỹ phản đối việc xét công nhận này đối với Hà Nội, cho rằng Việt Nam chưa đáp ứng đủ các tiêu chí theo luật định của Mỹ, trong đó có vấn đề vi phạm nhân quyền và quyền của người lao động.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc nói rằng họ vi phạm nhân quyền. Họ khăng khăng rằng các quyền căn bản của công dân, bao gồm tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp, luôn được đảm bảo.
Hồi tháng 12/2023, như VOA đã đưa tin, tổ chức CIVICUS có trụ sở ở Nam Phi ra báo cáo “Sức mạnh nhân dân bị tấn công năm 2023” về 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đánh giá rằng Việt Nam “có không gian xã hội dân sự và quyền tự do dân chủ bị đóng kín”.
Ngay sau đó, báo Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, lên án CIVICUS đưa ra “cái nhìn sai lệch” về tình hình Việt Nam, cho rằng đánh giá của tổ chức này đã “phủ nhận những thành tựu dân chủ, nhân quyền của Việt Nam; hạ thấp vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.”
July 22, 2024
CIVICUS: Việt Nam ‘tiếp tục tấn công’ vào các quyền căn bản của công dân
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Báo cáo của CIVICUS Monitor về tình hình nhân quyền Việt Nam, ngày 18/7/2024.
Tổ chức nhân quyền CIVICUS vừa công bố báo cáo cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn “tiếp tục tấn công” vào các quyền căn bản của công dân bằng cách hình sự hóa các vấn đề của giới chức công đoàn, các nhà hoạt động và nhà báo ngay cả trước và sau phiên rà soát định kỳ phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong báo cáo mới nhất của CIVICUS, một liên minh xã hội dân sự toàn cầu, công bố hôm 18/7, tổ chức này nhận định rằng hiện trạng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn “bị đóng kín” – có nghĩa là các quyền căn bản của người dân bị hạn chế ở mức cao.
CIVICUS định nghĩa không gian dân sự là “sự tôn trọng nêu trong luật pháp, chính sách và trên thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này”.
“Trong số những mối quan ngại đang diễn ra được ghi nhận là những nỗ lực có hệ thống nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger, bao gồm cả việc bỏ tù họ theo luật an ninh quốc gia, hạn chế quyền tự do đi lại của họ cũng như tra tấn và đối xử tệ bạc khi bị giam giữ”, báo cáo viết.
Ngoài ra, báo cáo còn cáo buộc rằng chính quyền “thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trên các phương tiện truyền thông, kiểm duyệt trực tuyến và kiểm soát trên mạng xã hội cũng như các hạn chế đang diễn ra đối với các cuộc biểu tình ôn hòa”.
Trong những tháng gần đây, chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, báo cáo của CIVICUS nhận định. Báo cáo nêu việc nhà cải cách quyền lao động Nguyễn Văn Bình và đoàn viên công đoàn Vũ Minh Tiến bị chính quyền bắt giam và bị buộc tội “làm lộ bí mật nhà nước”.
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bị bắt vào tháng 4/2024 và bị buộc tội “làm rò rỉ bí mật nhà nước”, theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Vào thời điểm bị bắt, ông Bình đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), theo đó sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần xin phép trước.
Cũng với cáo buộc trên, ngày 20/5/2024, công an Hà Nội bắt giam ông Vũ Minh Tiến, người đứng đầu bộ phận chính sách và pháp lý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Giám đốc Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU). Ông Tiến được cho là người đang dẫn đầu các nỗ lực đưa luật lao động của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được giao nhiệm vụ sửa đổi Luật Công đoàn, dự kiến được Quốc hội ký thành luật vào cuối năm 2024.
Ngoài ra, báo cáo của CIVICUS còn nhắc đến sự quan ngại của chuyên gia LHQ về tình hình sức khỏe của nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn; việc bắt giam luật sư Trần Đình Triển và nhà báo độc lập Trương Huy San; cùng với việc tuyên án tù với ông Dương Tuấn Ngọc và bà Nguyễn Thu Hằng.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra ý kiến về báo cáo mới này của CIVICUS, nhưng chưa được trả lời.
Từ bang Texas, Mỹ, ông Nguyễn Văn Chữ, một chuyên gia tài chính, kinh tế, nêu nhận định với VOA rằng việc Hà Nội bắt giam hai ông Bình và Tiến không chỉ gây mất thiện cảm trong cộng đồng các nước phương Tây về việc chính quyền cản trở việc thành lập nghiệp đoàn độc lập tại quốc gia cộng sản mà còn gây khó khăn cho việc nước này muốn thoát khỏi nhãn kinh tế phi thị trường của Mỹ.
“Công ước 87 là một công ước quan trọng. Gần đây ông Bình và ông Tiến bị bắt vì hai ông muốn Việt Nam phê chuẩn công ước này”, tiến sĩ Chữ nêu nhận định. “Việt Nam nếu muốn được công nhận quy chế kinh tế thị trường thì Việt Nam phải cải thiện vấn đề nghiệp đoàn, tự do báo chí…”.
Trong nhiều tháng qua, Hà Nội liên tục vận động Washington để được công nhận quy chế kinh tế thị trường. Dự kiến vào cuối tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.
Cũng trong thời gian qua, hàng chục nhà lập pháp Mỹ phản đối việc xét công nhận này đối với Hà Nội, cho rằng Việt Nam chưa đáp ứng đủ các tiêu chí theo luật định của Mỹ, trong đó có vấn đề vi phạm nhân quyền và quyền của người lao động.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc nói rằng họ vi phạm nhân quyền. Họ khăng khăng rằng các quyền căn bản của công dân, bao gồm tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp, luôn được đảm bảo.
Hồi tháng 12/2023, như VOA đã đưa tin, tổ chức CIVICUS có trụ sở ở Nam Phi ra báo cáo “Sức mạnh nhân dân bị tấn công năm 2023” về 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đánh giá rằng Việt Nam “có không gian xã hội dân sự và quyền tự do dân chủ bị đóng kín”.
Ngay sau đó, báo Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, lên án CIVICUS đưa ra “cái nhìn sai lệch” về tình hình Việt Nam, cho rằng đánh giá của tổ chức này đã “phủ nhận những thành tựu dân chủ, nhân quyền của Việt Nam; hạ thấp vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.”