Một toà án ở Hà Nội kết án nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên từ một tháng trước nhưng không công bố rộng rãi.
Tổ chức nhân quyền Dự án 88 (Project 88) hôm 23/7 dẫn ba nguồn thạo tin, trong đó có hai nguồn cho biết cựu Giám đốc Điều hành của Sáng kiến Doanh nghiệp Xã hội Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE) bị kết án 3 năm 6 tháng tù về tội danh “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 342 của Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa xử kín diễn ra vào ngày 27/6, đúng một tháng trước khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu Josep Borrell chuẩn bị tới Hà Nội để đàm phán về vấn đề khí hậu.
Theo thông cáo báo chí của Dự án 88, phiên toà không có người ngoài tham dự, và bản án vẫn chưa được công bố.
Bà Nhiên bị Công an Hà Nội bắt giữ ngày 15/9/2023 theo sau các vụ bắt giữ lãnh đạo của những tổ chức xã hội dân sự về môi trường và biến đổi khí hậu có đăng ký hợp pháp. Tuy nhiên, 5 ngày sau, công an mới chính thức khởi tố bà.
Dự án 88 nói có nhiều bằng chứng cho thấy việc kết án bà Tố Nhiên có động cơ chính trị, chẳng hạn, công an quyết định không công bố việc bắt giữ bà và trong thời gian bị tạm giam, bà bị cách ly mặc dù không gây nguy hiểm cho xã hội.
Nhiên là nhà hoạt động khí hậu thứ sáu bị Chính phủ Việt Nam bỏ tù kể từ năm 2021. Trước đó, năm nhà hoạt động môi trường và xã hội dân sự Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, Bạch Hồng Dương, và Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án đến năm năm về tội danh “trốn thuế.”
“Việc bỏ tù Ngô Thị Tố Nhiên, cùng với việc bắt giữ các nhà hoạt động khí hậu khác, đã làm suy giảm khả năng của xã hội dân sự Việt Nam trong việc giám sát quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. Giờ đây, Việt Nam đã bắt đầu phớt lờ các nghĩa vụ về khí hậu của mình mà không bị trừng phạt và không còn ai để lên tiếng,” Michael Altman-Lupu, nhà nghiên cứu nhân quyền tại Dự án 88 nói trong thông cáo.
Dự án 88 cho rằng vụ bắt giữ bà Nhiên là một phần trong chiến dịch đàn áp xã hội dân sự theo Chỉ thị 24, được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào tháng 7/2023 với nội dung chính “coi hoạt động chính sách, tài trợ nước ngoài và các nhà cải cách là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.”
“Hà Nội gần đây đã áp dụng chính sách vi phạm nhân quyền (Chỉ thị 24). Chế độ cũng đã vi phạm một cách có hệ thống các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam và Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng do EU dẫn đầu bằng cách bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo xã hội dân sự và viên chức chính phủ tiến bộ tham gia giám sát các hiệp định này.
Borrell nên ưu tiên đảm bảo thả các tù nhân chính trị này và yêu cầu bãi bỏ ngay Chỉ thị 24, không lôi kéo Việt Nam tham gia liên minh chống Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam,” Ben Swanton, Đồng giám đốc Dự án 88, nói trong thông cáo.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để xác nhận về bản án và đề nghị bình luận về lời kêu gọi của Dự án 88, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Trước khi bị bắt, bà Nhiên đứng đầu VIETSE, tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất hoạt động trong nước. Sứ mệnh của VIETSE là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng tới một xã hội trung hòa carbon.” Tổ chức này đóng vai trò là cầu nối giữa Chính phủ Việt Nam với các chính phủ và tập đoàn nước ngoài mong muốn hỗ trợ và thu lợi từ cải cách ngành năng lượng của đất nước. VIETSE đóng cửa ngay sau khi bà Nhiên bị bắt.
Theo Dự án 88, việc bà Nhiên bị cầm tù cũng xảy ra khi Hà Nội đang từ bỏ các cam kết quan trọng mà họ đã đưa ra trong gói chuyển đổi năng lượng do Liên minh Châu Âu dẫn đầu. Vào thời điểm bị bắt, bà Nhiên đang làm việc với Liên Hiệp quốc và các thành phần cải cách trong Chính phủ Việt Nam để vận động cho các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. (RFA)
July 26, 2024
Dự án 88: Chuyên gia năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 3,5 năm tù giam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một toà án ở Hà Nội kết án nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên từ một tháng trước nhưng không công bố rộng rãi.
Tổ chức nhân quyền Dự án 88 (Project 88) hôm 23/7 dẫn ba nguồn thạo tin, trong đó có hai nguồn cho biết cựu Giám đốc Điều hành của Sáng kiến Doanh nghiệp Xã hội Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE) bị kết án 3 năm 6 tháng tù về tội danh “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 342 của Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa xử kín diễn ra vào ngày 27/6, đúng một tháng trước khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu Josep Borrell chuẩn bị tới Hà Nội để đàm phán về vấn đề khí hậu.
Theo thông cáo báo chí của Dự án 88, phiên toà không có người ngoài tham dự, và bản án vẫn chưa được công bố.
Bà Nhiên bị Công an Hà Nội bắt giữ ngày 15/9/2023 theo sau các vụ bắt giữ lãnh đạo của những tổ chức xã hội dân sự về môi trường và biến đổi khí hậu có đăng ký hợp pháp. Tuy nhiên, 5 ngày sau, công an mới chính thức khởi tố bà.
Dự án 88 nói có nhiều bằng chứng cho thấy việc kết án bà Tố Nhiên có động cơ chính trị, chẳng hạn, công an quyết định không công bố việc bắt giữ bà và trong thời gian bị tạm giam, bà bị cách ly mặc dù không gây nguy hiểm cho xã hội.
Nhiên là nhà hoạt động khí hậu thứ sáu bị Chính phủ Việt Nam bỏ tù kể từ năm 2021. Trước đó, năm nhà hoạt động môi trường và xã hội dân sự Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, Bạch Hồng Dương, và Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án đến năm năm về tội danh “trốn thuế.”
“Việc bỏ tù Ngô Thị Tố Nhiên, cùng với việc bắt giữ các nhà hoạt động khí hậu khác, đã làm suy giảm khả năng của xã hội dân sự Việt Nam trong việc giám sát quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. Giờ đây, Việt Nam đã bắt đầu phớt lờ các nghĩa vụ về khí hậu của mình mà không bị trừng phạt và không còn ai để lên tiếng,” Michael Altman-Lupu, nhà nghiên cứu nhân quyền tại Dự án 88 nói trong thông cáo.
Dự án 88 cho rằng vụ bắt giữ bà Nhiên là một phần trong chiến dịch đàn áp xã hội dân sự theo Chỉ thị 24, được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào tháng 7/2023 với nội dung chính “coi hoạt động chính sách, tài trợ nước ngoài và các nhà cải cách là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.”
“Hà Nội gần đây đã áp dụng chính sách vi phạm nhân quyền (Chỉ thị 24). Chế độ cũng đã vi phạm một cách có hệ thống các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam và Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng do EU dẫn đầu bằng cách bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo xã hội dân sự và viên chức chính phủ tiến bộ tham gia giám sát các hiệp định này.
Borrell nên ưu tiên đảm bảo thả các tù nhân chính trị này và yêu cầu bãi bỏ ngay Chỉ thị 24, không lôi kéo Việt Nam tham gia liên minh chống Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam,” Ben Swanton, Đồng giám đốc Dự án 88, nói trong thông cáo.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để xác nhận về bản án và đề nghị bình luận về lời kêu gọi của Dự án 88, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Trước khi bị bắt, bà Nhiên đứng đầu VIETSE, tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất hoạt động trong nước. Sứ mệnh của VIETSE là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng tới một xã hội trung hòa carbon.” Tổ chức này đóng vai trò là cầu nối giữa Chính phủ Việt Nam với các chính phủ và tập đoàn nước ngoài mong muốn hỗ trợ và thu lợi từ cải cách ngành năng lượng của đất nước. VIETSE đóng cửa ngay sau khi bà Nhiên bị bắt.
Theo Dự án 88, việc bà Nhiên bị cầm tù cũng xảy ra khi Hà Nội đang từ bỏ các cam kết quan trọng mà họ đã đưa ra trong gói chuyển đổi năng lượng do Liên minh Châu Âu dẫn đầu. Vào thời điểm bị bắt, bà Nhiên đang làm việc với Liên Hiệp quốc và các thành phần cải cách trong Chính phủ Việt Nam để vận động cho các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. (RFA)