Một số nhà hoạt động tiêu biểu trong số hơn 160 tù nhân chính trị ở Việt Nam
Cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 19 giữa Úc và Việt Nam sẽ diễn ra chỉ vài tháng sau khi hai nước nâng quan hệ lên cao nhất trong mức quan hệ ngoại giao của Hà Nội.
Trong tờ trình công bố ngày 28/7, hai ngày trước khi quan chức của hai nước gặp gỡ nhau để nói chuyện về quyền con người, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng Canberra cần gây sức ép với Hà Nội bằng cách tìm kiếm các chuẩn mực rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được về tiến bộ trong các cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới.
Thông cáo báo chí trích dẫn bà Daniela Gavshon, giám đốc bộ phận Theo dõi Nhân quyền ở Úc nói:
“Úc đã tổ chức 18 cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam trong hai thập niên qua nhưng hầu như không có kết quả và cần phải có cách tiếp cận mới.”
Theo bà, thay vì áp dụng cách tiếp cận thụ động đối với vấn đề nhân quyền, Chính phủ Úc nên thúc đẩy các cải cách một cách hệ thống với các tiêu chí rõ ràng.
HRW khuyến nghị Chính phủ Úc tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên về tình hình nhân quyền của Việt Nam: đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ tùy tiện; chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động vì môi trường; tôn trọng quyền lao động; đảm bảo thủ tục tố tụng hợp pháp cho các nghi phạm và bị cáo hình sự; và chấm dứt đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo và niềm tin.
Hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện trong tháng 3 vừa qua sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, HRW cho rằng Chính phủ Úc không nên để mối quan hệ này trở thành rào cản trong việc nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam.
“Úc cần cân nhắc một cách tiếp cận khác và hiệu quả hơn, và đưa vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong mọi đàm phán với Chính phủ Việt Nam thay vì đưa chúng vào một cuộc đối thoại song phương thường niên biệt lập và không quan trọng,” bà Gavshon nói.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Đại Sứ quán Úc ở Hà Nội, và Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về thông cáo báo chí của HRW nhưng chưa nhận được phản hồi.
Thân nhân của tù nhân lương tâm nêu thực trạng nhân quyền
Bà Lê Thị Hà là vợ của tù nhân lương tâm Đặng Đăng Phước cho biết, các tù nhân lương tâm thường phải đối mặt với rất nhiều sự đối xử hà khắc, bạo hành về mặt tinh thần lẫn thể chất trong trại giam trong khi bên ngoài thân nhân của họ bị sách nhiễu, khủng bố và triệt đường sinh sống bởi chính quyền địa phương. Bà nói với RFA trong ngày 29/7:
“Trong trại thì tù nhân lương tâm bị ngăn cản việc gửi thư, nhận thuốc, thăm gặp thân nhân hay thậm chí là đánh đập, biệt giam và cùm chân. Như trường hợp của chồng tôi, anh bị kỷ luật vào đầu tháng 5, bị biệt giam và cùm chân trong suốt 10 ngày. Sau đó, trại không cho tôi thăm gặp chồng mỗi tháng một lần như trước đây nữa cho đến khi ‘có tiến bộ’ nhưng sự tiến bộ này dựa vào quy chuẩn nào thì chúng tôi không được biết.”
Ông Phước, giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, đang phải thụ án tù 8 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của nhà hoạt động Bùi Văn Thuận đang thi hành bản án 8 năm tù giam ở Trại giam số 6 bày tỏ hy vọng trong dịp này Chính phủ Úc gây sức ép để buộc Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, và cải thiện điều kiện giam giữ trong các trại giam.
Bà Khiết Ngân là một nhà hoạt động nhân quyền người Úc gốc Việt ở Sydney, cho rằng chính quyền độc đảng ở Việt Nam đang khủng bố người dân và bất kỳ ai cũng có thể bị bắt vì các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự như Điều 117- “tuyên truyền chống nhà nước” và Điều 331- “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 29/7:
“Mình thấy tình trạng bắt bớ tuỳ tiện của chính quyền Việt Nam ngày càng gia tăng và tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ đi. Không phải chỉ trong lĩnh vực hoạt động về tôn giáo, báo chí môi trường gì, tất cả người dân Việt Nam sống trong lo sợ bởi vì họ cảm thấy mình có thể làm tù nhân bất cứ lúc nào.”
Theo bà, Úc có nhiều đòn bẩy kinh tế và viện trợ để buộc Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền. Nếu không kèm yêu cầu cải thiện nhân quyền, mọi sự trợ giúp của Úc sẽ có tác dụng ngược.
Báo chí Việt Nam cho hay, chỉ trong năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Úc-Việt đạt 13,8 tỷ đô la Mỹ, đưa Úc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Úc.
Úc vẫn luôn là một trong những đối tác viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, với nguồn vốn ODA đạt mức khoảng 60 triệu Mỹ kim mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023. (RFA)
July 30, 2024
HRW: Quan hệ Úc-Việt nồng ấm không nên là rào cản cho đối thoại nhân quyền!
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một số nhà hoạt động tiêu biểu trong số hơn 160 tù nhân chính trị ở Việt Nam
Cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 19 giữa Úc và Việt Nam sẽ diễn ra chỉ vài tháng sau khi hai nước nâng quan hệ lên cao nhất trong mức quan hệ ngoại giao của Hà Nội.
Trong tờ trình công bố ngày 28/7, hai ngày trước khi quan chức của hai nước gặp gỡ nhau để nói chuyện về quyền con người, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng Canberra cần gây sức ép với Hà Nội bằng cách tìm kiếm các chuẩn mực rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được về tiến bộ trong các cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới.
Thông cáo báo chí trích dẫn bà Daniela Gavshon, giám đốc bộ phận Theo dõi Nhân quyền ở Úc nói:
“Úc đã tổ chức 18 cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam trong hai thập niên qua nhưng hầu như không có kết quả và cần phải có cách tiếp cận mới.”
Theo bà, thay vì áp dụng cách tiếp cận thụ động đối với vấn đề nhân quyền, Chính phủ Úc nên thúc đẩy các cải cách một cách hệ thống với các tiêu chí rõ ràng.
HRW khuyến nghị Chính phủ Úc tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên về tình hình nhân quyền của Việt Nam: đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ tùy tiện; chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động vì môi trường; tôn trọng quyền lao động; đảm bảo thủ tục tố tụng hợp pháp cho các nghi phạm và bị cáo hình sự; và chấm dứt đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo và niềm tin.
Hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện trong tháng 3 vừa qua sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, HRW cho rằng Chính phủ Úc không nên để mối quan hệ này trở thành rào cản trong việc nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam.
“Úc cần cân nhắc một cách tiếp cận khác và hiệu quả hơn, và đưa vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong mọi đàm phán với Chính phủ Việt Nam thay vì đưa chúng vào một cuộc đối thoại song phương thường niên biệt lập và không quan trọng,” bà Gavshon nói.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Đại Sứ quán Úc ở Hà Nội, và Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về thông cáo báo chí của HRW nhưng chưa nhận được phản hồi.
Thân nhân của tù nhân lương tâm nêu thực trạng nhân quyền
Bà Lê Thị Hà là vợ của tù nhân lương tâm Đặng Đăng Phước cho biết, các tù nhân lương tâm thường phải đối mặt với rất nhiều sự đối xử hà khắc, bạo hành về mặt tinh thần lẫn thể chất trong trại giam trong khi bên ngoài thân nhân của họ bị sách nhiễu, khủng bố và triệt đường sinh sống bởi chính quyền địa phương. Bà nói với RFA trong ngày 29/7:
“Trong trại thì tù nhân lương tâm bị ngăn cản việc gửi thư, nhận thuốc, thăm gặp thân nhân hay thậm chí là đánh đập, biệt giam và cùm chân. Như trường hợp của chồng tôi, anh bị kỷ luật vào đầu tháng 5, bị biệt giam và cùm chân trong suốt 10 ngày. Sau đó, trại không cho tôi thăm gặp chồng mỗi tháng một lần như trước đây nữa cho đến khi ‘có tiến bộ’ nhưng sự tiến bộ này dựa vào quy chuẩn nào thì chúng tôi không được biết.”
Ông Phước, giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, đang phải thụ án tù 8 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của nhà hoạt động Bùi Văn Thuận đang thi hành bản án 8 năm tù giam ở Trại giam số 6 bày tỏ hy vọng trong dịp này Chính phủ Úc gây sức ép để buộc Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, và cải thiện điều kiện giam giữ trong các trại giam.
Bà Khiết Ngân là một nhà hoạt động nhân quyền người Úc gốc Việt ở Sydney, cho rằng chính quyền độc đảng ở Việt Nam đang khủng bố người dân và bất kỳ ai cũng có thể bị bắt vì các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự như Điều 117- “tuyên truyền chống nhà nước” và Điều 331- “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 29/7:
“Mình thấy tình trạng bắt bớ tuỳ tiện của chính quyền Việt Nam ngày càng gia tăng và tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ đi. Không phải chỉ trong lĩnh vực hoạt động về tôn giáo, báo chí môi trường gì, tất cả người dân Việt Nam sống trong lo sợ bởi vì họ cảm thấy mình có thể làm tù nhân bất cứ lúc nào.”
Theo bà, Úc có nhiều đòn bẩy kinh tế và viện trợ để buộc Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền. Nếu không kèm yêu cầu cải thiện nhân quyền, mọi sự trợ giúp của Úc sẽ có tác dụng ngược.
Báo chí Việt Nam cho hay, chỉ trong năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Úc-Việt đạt 13,8 tỷ đô la Mỹ, đưa Úc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Úc.
Úc vẫn luôn là một trong những đối tác viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, với nguồn vốn ODA đạt mức khoảng 60 triệu Mỹ kim mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023. (RFA)