Bà Nguyễn Thuý Hạnh, người từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016, mãn án 3 năm 6 tháng tù ngày 7/10 vừa qua.
Bà từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc trong một số vụ đụng độ với tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam ở Biển Đông đầu thập niên trước.
Năm 2018, bà sáng lập Quỹ 50K, một quỹ từ thiện vận động người dân trong và ngoài nước đóng góp số tiền chỉ 50 ngàn đồng nhằm thuê luật sư bào chữa cho những người bất đồng chính kiến và giúp đỡ thân nhân của họ trong việc thăm nuôi.
Cuối năm 2020, bà phải tuyên bố đóng quỹ và sau đó bị bắt vào tháng 4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) với bà, chỉ ít ngày khi được trở về với người thân.
RFA: Xin chào bà Hạnh. Bà đã trở về nhà sau nhiều năm bị chữa bệnh bắt buộc và cầm tù. Tuy nhiên, việc bà bị bắt giữ, giam cầm và xử án, rồi thi hành án, vẫn là một dấu hỏi đối với những người quan tâm. Đề nghị bà cho khán thính giả của RFA biết thêm về vụ án của bà.
Ngày 7/4/2021, tôi bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đây là một cáo buộc sai trái của nhà cầm quyền bởi vì tôi chẳng làm gì sai trái. Tôi không tuyên truyền chống phá nhà nước, tôi chỉ thực hiện quyền công dân của tôi, quyền lên tiếng cho những điều tốt đẹp và cho một xã hội tiến bộ công bằng, tôi không phạm tội gì cả.
Tôi bị xử về tội tàng trữ ba cuốn sách: cuốn Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên, cuốn Người đội số phận của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và cuốn Việt Nam quyền của bạn không rõ tên tác giả và tôi không nhớ mình có từ khi nào. Cả ba cuốn sách không có gì là chống chính quyền cả, viết rất khách quan.
Cáo buộc thứ hai của tôi là hai bài trả lời phỏng vấn, một bài là tôi tự quay về Quỹ 50K khi được nhận Giải thưởng Lê Đình Lượng. Tôi đã tự quay và gửi đi cho buổi nhận giải đó, và bài trả lời phỏng vấn thứ hai cho Đài Cánh Đồng Mây (chương trình từ Cánh Đồng Mây của Sài Gòn Dallas Radio-PV) của ông Phan Đình Minh.
RFA: Trong ngày bà mãn hạn tù, chồng bà là ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết bà bị kết án trong một phiên toà kín. Đề nghị bà nói rõ hơn về phiên toà này.
Phiên tòa của tôi là phiên tòa xử kín, và bởi vì xử kín nên không có người thân hay nhà báo tham gia. Tuy vậy, tôi thấy rằng việc kín này không ảnh hưởng gì đến tôi vì phiên tòa xảy ra rất bình thường, tôi không phải chịu một áp lực nào cả.
Khi nhận quyết định về phiên toà, tôi trong tình trạng bị trầm cảm rất là nặng, tôi đọc rất là sơ sài và tôi ký vào văn bản đấy mà tôi cũng không ý thức được là xử kín và không xử kín thì nó như thế nào. Họ không giải thích gì cả, tôi chỉ thấy họ nói đây là phiên xét xử kín.
Còn việc thuê luật sư thì như mọi người ai cũng đều đã biết án của tôi như những người hoạt động khác đều là án bỏ túi.
Ai cũng biết luật sư không cãi được cho chúng tôi giảm án, không cãi được thắng cho chúng tôi. Luật sư chủ yếu là để thông tin giữa bên trong và bên ngoài.
Nhưng mà trong thời gian tôi chữa bệnh ở bệnh viện tâm thần thì tôi vẫn liên lạc với gia đình, thời gian tôi tạm giam đã 3 năm, có nghĩa là ngày xử đến gần rồi cho nên việc thông tin trong ngoài đối với tôi cũng không cần nữa.
Trong lúc đấy thì tôi cả hai căn bệnh của tôi đều bị rất nặng. Bệnh ung thư sau khi đã hóa trị thì tất cả những cái triệu chứng ung thư của tôi vẫn không hết. Còn bệnh bệnh tâm thần của tôi, từ khi ở viện tâm thần về trại giam tôi không không được uống thuốc nữa nên là chưa bao giờ bệnh tâm thần của tôi lại nặng như lúc đấy.
Những cơn stress (căng thẳng-PV) nó cứ kéo đến kinh hoàng. Tôi muốn được đi trại sớm ngày nào hay ngày đấy, (tôi tự hỏi) khi chạy thoát được khỏi bốn bức tường nhà tù mà được đi lao động thì có thể căn bệnh trầm cảm của tôi sẽ bớt đi chăng và khi đi trại tôi hi vọng tôi sẽ tiếp tục được đi chữa bệnh ung thư.
Lúc đó tôi lại nghe nói là nếu như thuê luật sư thì thủ tục làm việc với luật sư rồi thủ tục luật sư làm việc với tôi sẽ kéo dài thêm ra một thời gian nữa.
Tôi muốn được đi sớm ngày nào là tôi cũng được sống ngày đấy cho nên tôi đã quyết định không thuê luật sư nữa mà tôi có thể tự bào chữa cho mình tại tòa. Tôi khẳng định trong việc không thuê luật sư tôi không chịu áp lực nào cả.
Trong phiên toà, họ không đấu tố tôi, họ hỏi rất sơ sài và chừng mực thôi. Kể cả đọc cáo trạng, phiên xử kéo dài không đầy 30 phút.
Tôi không phạm tội cho nên không có chuyện tôi nhận tội. Tại phiên tòa, tôi đã tự bào chữa theo hướng là tôi không phải người làm chính trị, cũng không chống phá chính quyền hay làm hại bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Tôi lên tiếng là vì thiết tha mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tất cả những hành động của tôi là xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của tôi đối với Tổ quốc. Ngoài ra tôi không có bất cứ một động cơ hay một mục đích nào khác, tôi chỉ thực hiện cái quyền của người công dân, tôi không có tội.
RFA: Sau phiên xét xử kín thì bà bị đưa đi thi hành án như thế nào?
Sau khi bị kết tội thì tôi bị đưa lại về Trại tạm giam số 2 và giam giữ ở đây thêm hai tháng nữa. Trong thời gian đấy, như tôi đã nói là khi bị trả về từ bệnh viện tâm thần và không có thuốc uống nữa thì tôi đã bệnh phát bệnh rất nặng gần như là một người điên, không còn đủ cái sự minh mẫn nữa nên tôi được trại tạm giam quan tâm.
Họ cử người ở cùng tôi để giúp đỡ tôi và họ cũng sang bên Viện Pháp y Tâm thần để lấy thuốc về cho tôi uống nên có thể nói là tôi không bị ngược đãi, tôi được đối xử bình thường như những tù nhân khác.
Tôi không hiểu tại sao chỉ còn hai ngày nữa là tôi chấp hành án xong thì 9 giờ sáng hôm ấy tự nhiên họ đến mở cửa phòng ra và đưa tôi đi. Họ không nói với tôi là đi đâu và đi để làm gì.
Sau đấy họ còng tay và nhốt tôi vào cái xe tù để đưa đi, ngồi trong xe cũng không có cửa sổ nên tôi cũng không biết là mình được đưa đi đâu. Chỉ đến khi đi được khoảng một giờ đồng hồ, qua cái lỗ hở ở cái thùng xe thì tôi thấy là đến địa phận Ninh Bình. Lúc ấy tôi đoán là tôi bị đưa đi đến Trại giam số 5 (tỉnh Thanh Hóa-PV).
Khi đến Trại giam số 5, họ giam tôi cùng với thường phạm khác. Trong hai ngày đấy, tôi cũng được đối xử tốt, không có một sự phân biệt hay ngược đãi nào cả.
Đến đến ngày tôi mãn hạn tù, 5 giờ sáng họ gọi tôi dậy để thả nhưng họ không thả tôi lại cổng mà họ đưa tôi lên xe của trại giam cùng với hai sĩ quan nữ. Họ đưa tôi ra bến xe khách và họ đưa tôi lên xe đóng cửa xe rồi họ mới quay về.
Nhìn chung, thái độ của họ đối với tôi bình thường, chỉ có điều là tôi không được thông báo đi đâu và gia đình tôi cũng không được thông báo nên cũng không biết tôi ở đâu để đi đón.
RFA: Chúng tôi được biết trong thời gian bà bị giam giữ, bà bị đưa đi chữa trị bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần trung ương. Đề nghị bà thông tin thêm về việc này.
Khi tôi bị tạm giam được gần một năm, trong thời gian đấy bệnh trầm cảm của tôi vẫn không dứt nên họ đưa tôi đi giám định, hai lần đi giám định pháp y tâm thần. Tại nơi giám định, họ kết luận là tôi bị rối loạn trầm cảm.
Khi được kết luận như vậy, họ đưa tôi đi đến Bệnh viện Pháp y tâm thần chữa trị gần hai năm. Tại đấy, tôi cũng được đối xử giống như những bệnh nhân tâm thần khác.
Khi tôi ở Bệnh viện Pháp y tâm thần được hai năm, tôi phát hiện ra triệu chứng của bệnh ung thư và bệnh viện đã đưa tôi đi sang Viện K Tân Triều để xét nghiệm và tôi bị kết luận là ung thư giai đoạn 2.
Sau đó, hàng ngày bệnh viện đưa tôi đi Viện K Tân Triều để xạ trị, hoá trị nhưng khi tôi đang xạ trị, hóa trị (dang) dở thì họ lại có công văn gửi cho Công an Hà Nội nói rằng “bệnh trầm cảm của tôi đã ổn định” và họ trả tôi về công an Hà Nội.
Tôi đã phản đối, tôi nói là “bệnh của tôi đã khỏi đâu, tôi vẫn đang bị trầm cảm, tại sao lại trả tôi về trại tạm giam?” Lúc đấy họ mới thanh minh là bệnh viện không đủ điều kiện, không đủ xe để mỗi một ngày hai lần đưa tôi đi Viện K Tân Triều cách đấy mấy chục cây số, lại không có đủ y tá để hàng ngày gửi người đi cùng đi theo dõi tôi. Bí quá, họ phải trả tôi về tôi trại tạm giam.
Công an lúc đấy đã làm mọi thủ tục để cho tôi tại ngoại chữa bệnh nhưng tôi không hiểu vì sao họ lại trả tôi lại trại tạm giam. Sau khi tôi về trại giam được nửa tháng, trại giam cho tôi đi xạ trị thêm 3 lần nữa.
Sau đó, bệnh viện đã đưa giấy xuất viện cho tôi nhưng sau khi đã có giấy xuất viện rồi những triệu chứng bệnh ung thư của tôi vẫn còn nguyên nên tôi rất lo lắng và tuyệt vọng.
RFA:Mặc dù, cáo trạng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không đề cập đến Quỹ 50K do bà thành lập nhằm giúp đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, nhưng bà đã phải tuyên bố đóng quỹ vài tháng trước khi bà bị bắt tạm giam. Xin bà nói rõ hơn về quỹ từ thiện này.
Tôi biết những người đi đấu tranh đều là những người nghèo, sống ngay thẳng ở xã hội này thì khó giàu lắm. Họ lại là lao động chính trong gia đình, khi họ bị bắt vào tù, ngoài việc gia đình mất đi một nguồn thu nhập từ lao động chính, gia đình lại còn hàng tháng đi thăm nuôi.
Vì phải nuôi họ ở trong tù cho nên là nhiều gia đình tuyệt vọng, khó khăn cùng quẫn. Trong tâm trí tôi, tôi muốn giúp đỡ họ và tôi đã bỏ tiền túi của mình nhưng một mình tôi thì không thể giúp đỡ được hết tất cả ngần đấy tù nhân lương tâm nên tôi đã thành lập Quỹ 50K để huy động sự đóng góp từ đông đảo bạn bè quần chúng trong và ngoài nước.
Thật là may mắn, Quỹ 50K được mở ra đã đã thu hút được rất nhiều sự giúp đỡ đóng góp của đồng bào trong và ngoài nước.
Nó cũng làm cho mọi người gắn kết với nhau hơn, sống có trách nhiệm hơn và bớt sợ hãi, nhất là những người trong nước. Trước đấy, việc góp tiền cho quỹ để nuôi tù chính trị là họ sợ lắm nhưng sau đấy thì họ bớt sợ hãi và càng ngày càng có đông đảo người đóng góp. Có những người hưu trí, có những cháu học sinh, có những người nhịn ăn sáng để lấy tiền mỗi tháng góp cho Quỹ 50k một triệu. Có những người bỏ thuốc lá, có những người nhịn uống bia.
Tình cảm đó rất quý và Quỹ 50K quyên góp được một khoản tiền khá ấn tượng để giúp đỡ được hơn 100 gia đình tù nhân lương tâm, hầu như là đều đặn mỗi tháng 3-4 triệu/gia đình.
(Những việc) Quỹ 50K đã làm được rất ấn tượng cho dù nhà cầm quyền cũng gây khó dễ, quỹ vẫn hoạt động được.
Quỹ có tài khoản ở Techcombank không hề bị phong tỏa cho đến khi tôi bị bệnh nặng quá, tôi không còn đủ minh mẫn để hạch toán các khoản tiền và để chi cho mọi người, tôi cũng không tìm được ai có thể thay thế nên tôi đã đóng lại Quỹ 50K và chi hết đến đồng tiền cuối cùng, đăng công khai trên Facebook cho tất cả mọi người được biết vào ngày 30/11/2020.
Khi ra toà tôi không bị xử vì Quỹ 50K. Một phần tôi đi tù cũng vì tôi tự quay video phát biểu ở lễ trao Giải thưởng Lê Đình lượng cho Quỹ 50K. Đấy là lần duy nhất Quỹ 50K bị nhắc đến ở một cái khía cạnh vậy thôi, còn suốt trong quá trình điều tra cũng như ra tòa xử, cũng như cáo trạng của Viện Kiểm sát không nhắc đến quỹ này.
RFA: Sau vụ hàng ngàn cảnh sát cơ động tập kích vào xã Đồng Tâm lúc rạng sáng đầu năm 2020 và bắn chết ông Lê Đình Kình, nhiều người đã gửi tiền phúng điếu cho gia đình ông thông qua bà. Tuy nhiên, số tiền hơn 500 triệu đồng đã bị nhà băng giữ lại. Đề nghị bà cho độc giả biết nguyên nhân và tình trạng khoản tiền này hiện nay.
Khi cụ Lê Đình Kình mất và vụ Đồng Tâm xảy ra thì rất nhiều người đã thương xót cụ Kình. Trịnh Bá Phương bàn với tôi là sử dụng tài khoản Vietcombank của tôi để những ai phúng điếu cụ Kình thì gửi tiền vào tài khoản đấy.
Khi tôi đến ngân hàng để rút số tiền đấy ra để chuyển cho gia đình của cụ Kình, ngân hàng đã thông báo với tôi là tài khoản của tôi đã bị phong tỏa mà không có một lý do gì. Tôi cho rằng đấy là một hành động sai trái. Sau đó tôi đã có làm công văn hỏi thì họ đều trả lời là chưa giải quyết được và từ hồi đấy tài khoản của tôi vẫn bị đóng băng.
Tôi đã chuẩn bị thuê luật sư để đi đòi lại khoản tiền này. Khi mà tôi vừa mới khởi động việc này thì tôi bị bắt, chính vì vậy tài khoản này của tôi vẫn bị phong toả cho đến thời điểm này.
RFA: Đề nghị bà chia sẻ dự định của mình trong thời gian tới
Hiện nay bệnh ung thư của tôi vẫn chưa khỏi và bệnh trầm cảm của tôi, tôi tưởng là ra tù thì tôi sẽ giải tỏa được nhưng mấy hôm nay tôi cũng bị u uất nặng, không còn nghĩ được cái việc gì nữa. Nên là bây giờ tôi phải tập trung tất cả vào chữa hai căn bệnh này.
Mục tiêu của tôi là sắp tới là khoản tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình. Tôi có dự định là sẽ ủy thác cho luật sư đi làm việc này để lấy ra để tôi chuyển cho gia đình cụ.
October 16, 2024
Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh: Tôi chỉ lên tiếng cho một xã hội tiến bộ hơn!
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh (Fb)
Bà Nguyễn Thuý Hạnh, người từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016, mãn án 3 năm 6 tháng tù ngày 7/10 vừa qua.
Bà từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc trong một số vụ đụng độ với tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam ở Biển Đông đầu thập niên trước.
Năm 2018, bà sáng lập Quỹ 50K, một quỹ từ thiện vận động người dân trong và ngoài nước đóng góp số tiền chỉ 50 ngàn đồng nhằm thuê luật sư bào chữa cho những người bất đồng chính kiến và giúp đỡ thân nhân của họ trong việc thăm nuôi.
Cuối năm 2020, bà phải tuyên bố đóng quỹ và sau đó bị bắt vào tháng 4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) với bà, chỉ ít ngày khi được trở về với người thân.
RFA: Xin chào bà Hạnh. Bà đã trở về nhà sau nhiều năm bị chữa bệnh bắt buộc và cầm tù. Tuy nhiên, việc bà bị bắt giữ, giam cầm và xử án, rồi thi hành án, vẫn là một dấu hỏi đối với những người quan tâm. Đề nghị bà cho khán thính giả của RFA biết thêm về vụ án của bà.
Ngày 7/4/2021, tôi bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đây là một cáo buộc sai trái của nhà cầm quyền bởi vì tôi chẳng làm gì sai trái. Tôi không tuyên truyền chống phá nhà nước, tôi chỉ thực hiện quyền công dân của tôi, quyền lên tiếng cho những điều tốt đẹp và cho một xã hội tiến bộ công bằng, tôi không phạm tội gì cả.
Tôi bị xử về tội tàng trữ ba cuốn sách: cuốn Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên, cuốn Người đội số phận của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và cuốn Việt Nam quyền của bạn không rõ tên tác giả và tôi không nhớ mình có từ khi nào. Cả ba cuốn sách không có gì là chống chính quyền cả, viết rất khách quan.
Cáo buộc thứ hai của tôi là hai bài trả lời phỏng vấn, một bài là tôi tự quay về Quỹ 50K khi được nhận Giải thưởng Lê Đình Lượng. Tôi đã tự quay và gửi đi cho buổi nhận giải đó, và bài trả lời phỏng vấn thứ hai cho Đài Cánh Đồng Mây (chương trình từ Cánh Đồng Mây của Sài Gòn Dallas Radio-PV) của ông Phan Đình Minh.
RFA: Trong ngày bà mãn hạn tù, chồng bà là ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết bà bị kết án trong một phiên toà kín. Đề nghị bà nói rõ hơn về phiên toà này.
Phiên tòa của tôi là phiên tòa xử kín, và bởi vì xử kín nên không có người thân hay nhà báo tham gia. Tuy vậy, tôi thấy rằng việc kín này không ảnh hưởng gì đến tôi vì phiên tòa xảy ra rất bình thường, tôi không phải chịu một áp lực nào cả.
Khi nhận quyết định về phiên toà, tôi trong tình trạng bị trầm cảm rất là nặng, tôi đọc rất là sơ sài và tôi ký vào văn bản đấy mà tôi cũng không ý thức được là xử kín và không xử kín thì nó như thế nào. Họ không giải thích gì cả, tôi chỉ thấy họ nói đây là phiên xét xử kín.
Còn việc thuê luật sư thì như mọi người ai cũng đều đã biết án của tôi như những người hoạt động khác đều là án bỏ túi.
Ai cũng biết luật sư không cãi được cho chúng tôi giảm án, không cãi được thắng cho chúng tôi. Luật sư chủ yếu là để thông tin giữa bên trong và bên ngoài.
Nhưng mà trong thời gian tôi chữa bệnh ở bệnh viện tâm thần thì tôi vẫn liên lạc với gia đình, thời gian tôi tạm giam đã 3 năm, có nghĩa là ngày xử đến gần rồi cho nên việc thông tin trong ngoài đối với tôi cũng không cần nữa.
Trong lúc đấy thì tôi cả hai căn bệnh của tôi đều bị rất nặng. Bệnh ung thư sau khi đã hóa trị thì tất cả những cái triệu chứng ung thư của tôi vẫn không hết. Còn bệnh bệnh tâm thần của tôi, từ khi ở viện tâm thần về trại giam tôi không không được uống thuốc nữa nên là chưa bao giờ bệnh tâm thần của tôi lại nặng như lúc đấy.
Những cơn stress (căng thẳng-PV) nó cứ kéo đến kinh hoàng. Tôi muốn được đi trại sớm ngày nào hay ngày đấy, (tôi tự hỏi) khi chạy thoát được khỏi bốn bức tường nhà tù mà được đi lao động thì có thể căn bệnh trầm cảm của tôi sẽ bớt đi chăng và khi đi trại tôi hi vọng tôi sẽ tiếp tục được đi chữa bệnh ung thư.
Lúc đó tôi lại nghe nói là nếu như thuê luật sư thì thủ tục làm việc với luật sư rồi thủ tục luật sư làm việc với tôi sẽ kéo dài thêm ra một thời gian nữa.
Tôi muốn được đi sớm ngày nào là tôi cũng được sống ngày đấy cho nên tôi đã quyết định không thuê luật sư nữa mà tôi có thể tự bào chữa cho mình tại tòa. Tôi khẳng định trong việc không thuê luật sư tôi không chịu áp lực nào cả.
Trong phiên toà, họ không đấu tố tôi, họ hỏi rất sơ sài và chừng mực thôi. Kể cả đọc cáo trạng, phiên xử kéo dài không đầy 30 phút.
Tôi không phạm tội cho nên không có chuyện tôi nhận tội. Tại phiên tòa, tôi đã tự bào chữa theo hướng là tôi không phải người làm chính trị, cũng không chống phá chính quyền hay làm hại bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Tôi lên tiếng là vì thiết tha mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tất cả những hành động của tôi là xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của tôi đối với Tổ quốc. Ngoài ra tôi không có bất cứ một động cơ hay một mục đích nào khác, tôi chỉ thực hiện cái quyền của người công dân, tôi không có tội.
RFA: Sau phiên xét xử kín thì bà bị đưa đi thi hành án như thế nào?
Sau khi bị kết tội thì tôi bị đưa lại về Trại tạm giam số 2 và giam giữ ở đây thêm hai tháng nữa. Trong thời gian đấy, như tôi đã nói là khi bị trả về từ bệnh viện tâm thần và không có thuốc uống nữa thì tôi đã bệnh phát bệnh rất nặng gần như là một người điên, không còn đủ cái sự minh mẫn nữa nên tôi được trại tạm giam quan tâm.
Họ cử người ở cùng tôi để giúp đỡ tôi và họ cũng sang bên Viện Pháp y Tâm thần để lấy thuốc về cho tôi uống nên có thể nói là tôi không bị ngược đãi, tôi được đối xử bình thường như những tù nhân khác.
Tôi không hiểu tại sao chỉ còn hai ngày nữa là tôi chấp hành án xong thì 9 giờ sáng hôm ấy tự nhiên họ đến mở cửa phòng ra và đưa tôi đi. Họ không nói với tôi là đi đâu và đi để làm gì.
Sau đấy họ còng tay và nhốt tôi vào cái xe tù để đưa đi, ngồi trong xe cũng không có cửa sổ nên tôi cũng không biết là mình được đưa đi đâu. Chỉ đến khi đi được khoảng một giờ đồng hồ, qua cái lỗ hở ở cái thùng xe thì tôi thấy là đến địa phận Ninh Bình. Lúc ấy tôi đoán là tôi bị đưa đi đến Trại giam số 5 (tỉnh Thanh Hóa-PV).
Khi đến Trại giam số 5, họ giam tôi cùng với thường phạm khác. Trong hai ngày đấy, tôi cũng được đối xử tốt, không có một sự phân biệt hay ngược đãi nào cả.
Đến đến ngày tôi mãn hạn tù, 5 giờ sáng họ gọi tôi dậy để thả nhưng họ không thả tôi lại cổng mà họ đưa tôi lên xe của trại giam cùng với hai sĩ quan nữ. Họ đưa tôi ra bến xe khách và họ đưa tôi lên xe đóng cửa xe rồi họ mới quay về.
Nhìn chung, thái độ của họ đối với tôi bình thường, chỉ có điều là tôi không được thông báo đi đâu và gia đình tôi cũng không được thông báo nên cũng không biết tôi ở đâu để đi đón.
RFA: Chúng tôi được biết trong thời gian bà bị giam giữ, bà bị đưa đi chữa trị bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần trung ương. Đề nghị bà thông tin thêm về việc này.
Khi tôi bị tạm giam được gần một năm, trong thời gian đấy bệnh trầm cảm của tôi vẫn không dứt nên họ đưa tôi đi giám định, hai lần đi giám định pháp y tâm thần. Tại nơi giám định, họ kết luận là tôi bị rối loạn trầm cảm.
Khi được kết luận như vậy, họ đưa tôi đi đến Bệnh viện Pháp y tâm thần chữa trị gần hai năm. Tại đấy, tôi cũng được đối xử giống như những bệnh nhân tâm thần khác.
Khi tôi ở Bệnh viện Pháp y tâm thần được hai năm, tôi phát hiện ra triệu chứng của bệnh ung thư và bệnh viện đã đưa tôi đi sang Viện K Tân Triều để xét nghiệm và tôi bị kết luận là ung thư giai đoạn 2.
Sau đó, hàng ngày bệnh viện đưa tôi đi Viện K Tân Triều để xạ trị, hoá trị nhưng khi tôi đang xạ trị, hóa trị (dang) dở thì họ lại có công văn gửi cho Công an Hà Nội nói rằng “bệnh trầm cảm của tôi đã ổn định” và họ trả tôi về công an Hà Nội.
Tôi đã phản đối, tôi nói là “bệnh của tôi đã khỏi đâu, tôi vẫn đang bị trầm cảm, tại sao lại trả tôi về trại tạm giam?” Lúc đấy họ mới thanh minh là bệnh viện không đủ điều kiện, không đủ xe để mỗi một ngày hai lần đưa tôi đi Viện K Tân Triều cách đấy mấy chục cây số, lại không có đủ y tá để hàng ngày gửi người đi cùng đi theo dõi tôi. Bí quá, họ phải trả tôi về tôi trại tạm giam.
Công an lúc đấy đã làm mọi thủ tục để cho tôi tại ngoại chữa bệnh nhưng tôi không hiểu vì sao họ lại trả tôi lại trại tạm giam. Sau khi tôi về trại giam được nửa tháng, trại giam cho tôi đi xạ trị thêm 3 lần nữa.
Sau đó, bệnh viện đã đưa giấy xuất viện cho tôi nhưng sau khi đã có giấy xuất viện rồi những triệu chứng bệnh ung thư của tôi vẫn còn nguyên nên tôi rất lo lắng và tuyệt vọng.
RFA:Mặc dù, cáo trạng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không đề cập đến Quỹ 50K do bà thành lập nhằm giúp đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, nhưng bà đã phải tuyên bố đóng quỹ vài tháng trước khi bà bị bắt tạm giam. Xin bà nói rõ hơn về quỹ từ thiện này.
Tôi biết những người đi đấu tranh đều là những người nghèo, sống ngay thẳng ở xã hội này thì khó giàu lắm. Họ lại là lao động chính trong gia đình, khi họ bị bắt vào tù, ngoài việc gia đình mất đi một nguồn thu nhập từ lao động chính, gia đình lại còn hàng tháng đi thăm nuôi.
Vì phải nuôi họ ở trong tù cho nên là nhiều gia đình tuyệt vọng, khó khăn cùng quẫn. Trong tâm trí tôi, tôi muốn giúp đỡ họ và tôi đã bỏ tiền túi của mình nhưng một mình tôi thì không thể giúp đỡ được hết tất cả ngần đấy tù nhân lương tâm nên tôi đã thành lập Quỹ 50K để huy động sự đóng góp từ đông đảo bạn bè quần chúng trong và ngoài nước.
Thật là may mắn, Quỹ 50K được mở ra đã đã thu hút được rất nhiều sự giúp đỡ đóng góp của đồng bào trong và ngoài nước.
Nó cũng làm cho mọi người gắn kết với nhau hơn, sống có trách nhiệm hơn và bớt sợ hãi, nhất là những người trong nước. Trước đấy, việc góp tiền cho quỹ để nuôi tù chính trị là họ sợ lắm nhưng sau đấy thì họ bớt sợ hãi và càng ngày càng có đông đảo người đóng góp. Có những người hưu trí, có những cháu học sinh, có những người nhịn ăn sáng để lấy tiền mỗi tháng góp cho Quỹ 50k một triệu. Có những người bỏ thuốc lá, có những người nhịn uống bia.
Tình cảm đó rất quý và Quỹ 50K quyên góp được một khoản tiền khá ấn tượng để giúp đỡ được hơn 100 gia đình tù nhân lương tâm, hầu như là đều đặn mỗi tháng 3-4 triệu/gia đình.
(Những việc) Quỹ 50K đã làm được rất ấn tượng cho dù nhà cầm quyền cũng gây khó dễ, quỹ vẫn hoạt động được.
Quỹ có tài khoản ở Techcombank không hề bị phong tỏa cho đến khi tôi bị bệnh nặng quá, tôi không còn đủ minh mẫn để hạch toán các khoản tiền và để chi cho mọi người, tôi cũng không tìm được ai có thể thay thế nên tôi đã đóng lại Quỹ 50K và chi hết đến đồng tiền cuối cùng, đăng công khai trên Facebook cho tất cả mọi người được biết vào ngày 30/11/2020.
Khi ra toà tôi không bị xử vì Quỹ 50K. Một phần tôi đi tù cũng vì tôi tự quay video phát biểu ở lễ trao Giải thưởng Lê Đình lượng cho Quỹ 50K. Đấy là lần duy nhất Quỹ 50K bị nhắc đến ở một cái khía cạnh vậy thôi, còn suốt trong quá trình điều tra cũng như ra tòa xử, cũng như cáo trạng của Viện Kiểm sát không nhắc đến quỹ này.
RFA: Sau vụ hàng ngàn cảnh sát cơ động tập kích vào xã Đồng Tâm lúc rạng sáng đầu năm 2020 và bắn chết ông Lê Đình Kình, nhiều người đã gửi tiền phúng điếu cho gia đình ông thông qua bà. Tuy nhiên, số tiền hơn 500 triệu đồng đã bị nhà băng giữ lại. Đề nghị bà cho độc giả biết nguyên nhân và tình trạng khoản tiền này hiện nay.
Khi cụ Lê Đình Kình mất và vụ Đồng Tâm xảy ra thì rất nhiều người đã thương xót cụ Kình. Trịnh Bá Phương bàn với tôi là sử dụng tài khoản Vietcombank của tôi để những ai phúng điếu cụ Kình thì gửi tiền vào tài khoản đấy.
Khi tôi đến ngân hàng để rút số tiền đấy ra để chuyển cho gia đình của cụ Kình, ngân hàng đã thông báo với tôi là tài khoản của tôi đã bị phong tỏa mà không có một lý do gì. Tôi cho rằng đấy là một hành động sai trái. Sau đó tôi đã có làm công văn hỏi thì họ đều trả lời là chưa giải quyết được và từ hồi đấy tài khoản của tôi vẫn bị đóng băng.
Tôi đã chuẩn bị thuê luật sư để đi đòi lại khoản tiền này. Khi mà tôi vừa mới khởi động việc này thì tôi bị bắt, chính vì vậy tài khoản này của tôi vẫn bị phong toả cho đến thời điểm này.
RFA: Đề nghị bà chia sẻ dự định của mình trong thời gian tới
Hiện nay bệnh ung thư của tôi vẫn chưa khỏi và bệnh trầm cảm của tôi, tôi tưởng là ra tù thì tôi sẽ giải tỏa được nhưng mấy hôm nay tôi cũng bị u uất nặng, không còn nghĩ được cái việc gì nữa. Nên là bây giờ tôi phải tập trung tất cả vào chữa hai căn bệnh này.
Mục tiêu của tôi là sắp tới là khoản tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình. Tôi có dự định là sẽ ủy thác cho luật sư đi làm việc này để lấy ra để tôi chuyển cho gia đình cụ.
RFA: Cảm ơn bà đã trả lời cuộc phỏng vấn. (RFA)