Một người dân với những con cá biển đã chết trên một bãi biển ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 4 năm 2016 (AFP)
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gửi thư cho Liên Hiệp quốc (LHQ) khẳng định đã thực hiện xong mọi nghĩa vụ trong việc khắc phục hậu quả gây ra bởi việc xả thải của doanh nghiệp này trong năm 2016. Nhiều người trong giới hoạt động cho rằng tuyên bố của Formosa không đáng tin cậy.
Công ty Formosa Hà Tĩnh đã xả thải ra biển khiến hàng trăm tấn cá chết dạt lên bờ biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên -Huế năm 2016. Công ty sau đó đã phải lên tiếng thừa nhận trách nhiệm và bồi thường 500 triệu đô la.
Trong thư gửi Cơ chế đặc biệt của Cao uỷ Nhân quyền LHQ đề ngày 30/9/2024, Formosa Hà Tĩnh nói rằng công ty này tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế trong việc thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn công nghiệp và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Công ty con của Formosa Plastic Corporation (Đài Loan) nói rằng sự kiện xả thải gây nhiễm độc ven biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016 là tai nạn môi trường đơn lẻ và ngay lập tức thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam vào tháng 8 năm 2016.
Sau đó, phía Việt Nam đã sử dụng số tiền 500 triệu đô la Mỹ để bồi thường cho những cá nhân bị ảnh hưởng về thiệt hại về người và tài sản, mất việc làm và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để khôi phục sinh kế, bảo vệ sức khỏe và phục hồi hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên, nhiều người hoạt động và cả người dân ở nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ xả thải không đồng ý với nội dung thư Formosa gửi cho LHQ, cho rằng việc đền bù cho người dân không thoả đáng và tuyên bố của doanh nghiệp này trong việc bảo vệ môi trường không đáng tin cậy khi chưa có một cơ quan độc lập nào thực hiện việc điều tra ảnh hưởng của khí thải và chất thải của nhà máy thép của Formosa ra môi trường.
Một nhà hoạt động ở Thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết gia đình ông ở trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc Formosa xả thải gây thảm hoạ môi trường biển miền Trung.
Ông nói khi xác định mức đền bù, cán bộ địa phương làm việc rất bừa bãi, họ định ra mức đền bù theo đánh giá chủ quan của mình chứ không theo thực tế. Như bản thân ông là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu thuyền đánh cá, nhưng khi đánh giá thiệt hại do Formosa gây ra thì ông chỉ được coi là lao động phổ thông với định mức đền bù là 17 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với thiệt hại thực tế.
Có những chủ tàu cá nhận được hàng trăm triệu đền bù, tuy nhiên, thiệt hại mà họ gánh chịu gấp ba, bốn lần số tiền này, ông cho hay.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, hiện đang cư trú tại Đài Loan, cho biết sau vụ xả thải, hàng chục ngàn người từ bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi Formosa đã phải sang lao động ở Đài Loan vì không thể tìm việc ở quê nhà. Trong số này, gần 7.900 người cho rằng không nhận được bồi thường từ Formosa hoặc mức bồi thường không thoả đáng, và họ đã gửi hồ sơ cho Hội Công lý cho nạn nhân Formosa để kiện Formosa. Vụ kiện này đang được tòa Thượng thẩm thụ lý.
Vị linh mục này nói với RFA trong ngày 14/10 về việc Formosa khẳng định đã hoàn thành nghĩa vụ của mình:
“Formosa nói là đã khắc phục hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường do Công ty Formosa gây ra năm 2016, chúng tôi yêu cầu cung cấp các dữ kiện và công bố các dữ kiện đó ở trên các phương tiện truyền thông nhưng mà cho đến hôm nay vẫn chưa có thông tin công khai nào về việc đó cả.
Việc bồi thường cho những người nạn nhân không có một cơ quan nào để mà có nghiên cứu độc lập để mà công bố một cách công khai về việc làm bồi thường, vì vậy trả lời của công ty Formosa cho Liên Hiệp quốc như vậy đó tôi thấy không đáng tin.”
Trong báo cáo mang tên “Toàn cảnh thảm hoạ môi trường biển Việt Nam” về vụ xả thải năm 2016 gây ra bởi Formosa và được công bố trong cùng năm, nhóm Vì Một Hà Nội Xanh (sau đổi thành Green Trees) đã khảo sát thiệt hại ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, hơn 1.000 hộ dân nơi đây tiến hành tự thống kê và khai báo thiệt hại đòi bồi thường, thì số tiền phải bồi thường đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Do vậy, nhóm này cho rằng số tiền 500 triệu đô la Mỹ tương đương 11.500 tỷ đồng mà Formosa chuyển cho Chính phủ Việt Nam không đủ để trợ giúp trực tiếp cho người dân bị thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung, chưa nói đến việc đầu tư cho đánh bắt xa bờ hay khôi phục môi trường biển.
Trong thư gửi LHQ, Formosa Hà Tĩnh cũng nói tác động của vụ việc đối với người dân địa phương đã được kiểm soát trong thời gian ngắn nhất có thể và đã phục hồi gần như hoàn toàn vào tháng 5 năm 2018. Formosa dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam rằng môi trường biển đã trở lại bình thường sau hai năm kể từ vụ việc và kết quả xét nghiệm chất lượng nước biển đã đạt tiêu chuẩn quốc gia trong khi Bộ Y tế Việt Nam theo dõi chất lượng đánh bắt cá, bao gồm cả đánh bắt ở vùng biển sâu và xác nhận rằng chúng an toàn để tiêu thụ.
Một thành viên của Green Trees chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh:
“Về bồi thường thiệt hại, Formosa đã thực hiện phần nào đó, tuy nhiên nó không nói nên điều gì khi việc xử lý chất thải độc hại của nhà máy thép sau đó do không minh bạch. Không có bên thứ ba giám sát thì mọi kết quả họ đưa ra đều không có kiểm chứng, nhất là có thể họ đã kết hợp với chính quyền Việt Nam để che mắt và lách luật trong bối cảnh hệ thống luật môi trường ở Việt Nam rất lỏng lẻo.”
Thành viên giấu tên của Green Trees cho biết chính quyền Việt Nam khi đó đã trấn áp giới hoạt động, bắt giữ nhiều người như Hoàng Đức Bình và Nguyễn Trung Trực, do vậy, các nhóm xã hội dân sự, kể cả Green Trees không có cơ hội để tiếp tục giám sát về các vấn đề như bồi thường có thực sự thoả đáng hay không và có tới tận tay những người dân chịu ảnh hưởng, và giám sát quá trình xả thải cũng như quy trình nhà máy xử lý chất thải.
Formosa Hà Tĩnh cho biết, sau thảm hoạ năm 2016, công ty này đã đầu tư hơn một tỷ đô la Mỹ vào nhiều sáng kiến về môi trường khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các khí thải của mình đều tuân thủ các quy định của Việt Nam. Do vậy, không có sự cố nào xảy ra kể từ đó.
Theo VnExpress, mãi tận cuối năm 2020, Formosa Hà Tĩnh mới khắc phục hết 53 lỗi vi phạm về môi trường. Sau hơn bốn năm kể từ khi gây ra thảm hoạ, công ty mới hoàn thành toàn bộ các hạng mục phải cải thiện, bổ sung công trình để bảo vệ môi trường theo yêu cầu, và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận để vận hành chính thức.
Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi- đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, cần có một cơ quan độc lập quốc tế đánh giá tác động môi trường để xác định liệu Formosa còn tiếp tục xả thải ra môi trường ở Việt Nam hay không.
LHQ quan ngại về hậu quả vụ xả thải
Nhà máy Formosa Gang thép Hà Tĩnh(AFP)
Trong thư gửi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc, Tập đoàn Formosa Plastic, và Formosa Hà Tĩnh, các báo cáo viên đặc biệt của LHQ nêu bật hậu quả của vụ thảm hoạ môi trường mà Formosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016.
Theo đó, vụ xả thải đã làm hơn 300 tấn hải sản bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá và du lịch cùng nhiều ngành nghề khác ở bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong nhiều năm liền. Nước biển ô nhiễm cũng gây bệnh cho nhiều trường hợp, trong đó có thợ lặn. Nhiều người lao động trở nên thất nghiệp và phải chuyển việc hoặc di cư do việc xả thải chất độc.
Vụ việc cũng tác động tiêu cực đến việc tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Bằng cách không thông báo kịp thời cho người dân về nguyên nhân xả thải chất độc và không đưa ra hướng dẫn nhất quán về sự an toàn của nguồn nước và sinh vật biển, Chính phủ Việt Nam đã góp phần tạo ra bầu không khí sợ hãi, bối rối và thông tin sai lệch làm trầm trọng thêm các tác động về nhân quyền liên quan đến ô nhiễm. Hơn nữa, khi người dân và người hoạt động xã hội tìm cách chia sẻ trải nghiệm, bày tỏ quan điểm và gửi báo cáo lên Cơ chế nhân quyền của LHQ về việc xả thải chất độc và cách Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý vấn đề này, họ đã bị Nhà nước đàn áp, hình sự hóa và bịt miệng.
Theo thư của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cho đến nay, nhiều nạn nhân của vụ xả chất độc vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường tài chính nào. Theo thông tin nhận được, Việt Nam phần lớn đã không thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho công dân của mình các biện pháp khắc phục hiệu quả và đầy đủ cho các hành vi vi phạm nhân quyền khác nhau mà họ phải chịu đựng.
Thư cũng nhắc đến việc Việt Nam bác đơn kiện Formosa của người dân, buộc gần 7.900 nạn nhân tìm cách kiện doanh nghiệp này tại Đài Loan. Thay vì trợ giúp những người này, chính quyền Việt Nam không cho phép họ xin hộ chiếu và giấy tờ cá nhân cần thiết cho quá trình tố tụng. Thậm chí Hà Nội còn bị cho là đã trấn áp nhằm buộc họ phải rút đơn.
Cho tới nay LHQ chỉ nhận được thư trả lời của Formosa Hà Tĩnh. (RFA)
October 16, 2024
Vụ xả thải năm 2016: Formosa nói đã thực hiện xong trách nhiệm, giới hoạt động nghi ngờ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một người dân với những con cá biển đã chết trên một bãi biển ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 4 năm 2016 (AFP)
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gửi thư cho Liên Hiệp quốc (LHQ) khẳng định đã thực hiện xong mọi nghĩa vụ trong việc khắc phục hậu quả gây ra bởi việc xả thải của doanh nghiệp này trong năm 2016. Nhiều người trong giới hoạt động cho rằng tuyên bố của Formosa không đáng tin cậy.
Công ty Formosa Hà Tĩnh đã xả thải ra biển khiến hàng trăm tấn cá chết dạt lên bờ biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên -Huế năm 2016. Công ty sau đó đã phải lên tiếng thừa nhận trách nhiệm và bồi thường 500 triệu đô la.
Trong thư gửi Cơ chế đặc biệt của Cao uỷ Nhân quyền LHQ đề ngày 30/9/2024, Formosa Hà Tĩnh nói rằng công ty này tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế trong việc thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn công nghiệp và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Công ty con của Formosa Plastic Corporation (Đài Loan) nói rằng sự kiện xả thải gây nhiễm độc ven biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016 là tai nạn môi trường đơn lẻ và ngay lập tức thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam vào tháng 8 năm 2016.
Sau đó, phía Việt Nam đã sử dụng số tiền 500 triệu đô la Mỹ để bồi thường cho những cá nhân bị ảnh hưởng về thiệt hại về người và tài sản, mất việc làm và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để khôi phục sinh kế, bảo vệ sức khỏe và phục hồi hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên, nhiều người hoạt động và cả người dân ở nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ xả thải không đồng ý với nội dung thư Formosa gửi cho LHQ, cho rằng việc đền bù cho người dân không thoả đáng và tuyên bố của doanh nghiệp này trong việc bảo vệ môi trường không đáng tin cậy khi chưa có một cơ quan độc lập nào thực hiện việc điều tra ảnh hưởng của khí thải và chất thải của nhà máy thép của Formosa ra môi trường.
Một nhà hoạt động ở Thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết gia đình ông ở trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc Formosa xả thải gây thảm hoạ môi trường biển miền Trung.
Ông nói khi xác định mức đền bù, cán bộ địa phương làm việc rất bừa bãi, họ định ra mức đền bù theo đánh giá chủ quan của mình chứ không theo thực tế. Như bản thân ông là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu thuyền đánh cá, nhưng khi đánh giá thiệt hại do Formosa gây ra thì ông chỉ được coi là lao động phổ thông với định mức đền bù là 17 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với thiệt hại thực tế.
Có những chủ tàu cá nhận được hàng trăm triệu đền bù, tuy nhiên, thiệt hại mà họ gánh chịu gấp ba, bốn lần số tiền này, ông cho hay.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, hiện đang cư trú tại Đài Loan, cho biết sau vụ xả thải, hàng chục ngàn người từ bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi Formosa đã phải sang lao động ở Đài Loan vì không thể tìm việc ở quê nhà. Trong số này, gần 7.900 người cho rằng không nhận được bồi thường từ Formosa hoặc mức bồi thường không thoả đáng, và họ đã gửi hồ sơ cho Hội Công lý cho nạn nhân Formosa để kiện Formosa. Vụ kiện này đang được tòa Thượng thẩm thụ lý.
Vị linh mục này nói với RFA trong ngày 14/10 về việc Formosa khẳng định đã hoàn thành nghĩa vụ của mình:
“Formosa nói là đã khắc phục hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường do Công ty Formosa gây ra năm 2016, chúng tôi yêu cầu cung cấp các dữ kiện và công bố các dữ kiện đó ở trên các phương tiện truyền thông nhưng mà cho đến hôm nay vẫn chưa có thông tin công khai nào về việc đó cả.
Việc bồi thường cho những người nạn nhân không có một cơ quan nào để mà có nghiên cứu độc lập để mà công bố một cách công khai về việc làm bồi thường, vì vậy trả lời của công ty Formosa cho Liên Hiệp quốc như vậy đó tôi thấy không đáng tin.”
Trong báo cáo mang tên “Toàn cảnh thảm hoạ môi trường biển Việt Nam” về vụ xả thải năm 2016 gây ra bởi Formosa và được công bố trong cùng năm, nhóm Vì Một Hà Nội Xanh (sau đổi thành Green Trees) đã khảo sát thiệt hại ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, hơn 1.000 hộ dân nơi đây tiến hành tự thống kê và khai báo thiệt hại đòi bồi thường, thì số tiền phải bồi thường đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Do vậy, nhóm này cho rằng số tiền 500 triệu đô la Mỹ tương đương 11.500 tỷ đồng mà Formosa chuyển cho Chính phủ Việt Nam không đủ để trợ giúp trực tiếp cho người dân bị thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung, chưa nói đến việc đầu tư cho đánh bắt xa bờ hay khôi phục môi trường biển.
Trong thư gửi LHQ, Formosa Hà Tĩnh cũng nói tác động của vụ việc đối với người dân địa phương đã được kiểm soát trong thời gian ngắn nhất có thể và đã phục hồi gần như hoàn toàn vào tháng 5 năm 2018. Formosa dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam rằng môi trường biển đã trở lại bình thường sau hai năm kể từ vụ việc và kết quả xét nghiệm chất lượng nước biển đã đạt tiêu chuẩn quốc gia trong khi Bộ Y tế Việt Nam theo dõi chất lượng đánh bắt cá, bao gồm cả đánh bắt ở vùng biển sâu và xác nhận rằng chúng an toàn để tiêu thụ.
Một thành viên của Green Trees chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh:
“Về bồi thường thiệt hại, Formosa đã thực hiện phần nào đó, tuy nhiên nó không nói nên điều gì khi việc xử lý chất thải độc hại của nhà máy thép sau đó do không minh bạch. Không có bên thứ ba giám sát thì mọi kết quả họ đưa ra đều không có kiểm chứng, nhất là có thể họ đã kết hợp với chính quyền Việt Nam để che mắt và lách luật trong bối cảnh hệ thống luật môi trường ở Việt Nam rất lỏng lẻo.”
Thành viên giấu tên của Green Trees cho biết chính quyền Việt Nam khi đó đã trấn áp giới hoạt động, bắt giữ nhiều người như Hoàng Đức Bình và Nguyễn Trung Trực, do vậy, các nhóm xã hội dân sự, kể cả Green Trees không có cơ hội để tiếp tục giám sát về các vấn đề như bồi thường có thực sự thoả đáng hay không và có tới tận tay những người dân chịu ảnh hưởng, và giám sát quá trình xả thải cũng như quy trình nhà máy xử lý chất thải.
Formosa Hà Tĩnh cho biết, sau thảm hoạ năm 2016, công ty này đã đầu tư hơn một tỷ đô la Mỹ vào nhiều sáng kiến về môi trường khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các khí thải của mình đều tuân thủ các quy định của Việt Nam. Do vậy, không có sự cố nào xảy ra kể từ đó.
Theo VnExpress, mãi tận cuối năm 2020, Formosa Hà Tĩnh mới khắc phục hết 53 lỗi vi phạm về môi trường. Sau hơn bốn năm kể từ khi gây ra thảm hoạ, công ty mới hoàn thành toàn bộ các hạng mục phải cải thiện, bổ sung công trình để bảo vệ môi trường theo yêu cầu, và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận để vận hành chính thức.
Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi- đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, cần có một cơ quan độc lập quốc tế đánh giá tác động môi trường để xác định liệu Formosa còn tiếp tục xả thải ra môi trường ở Việt Nam hay không.
LHQ quan ngại về hậu quả vụ xả thải
Nhà máy Formosa Gang thép Hà Tĩnh(AFP)
Trong thư gửi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc, Tập đoàn Formosa Plastic, và Formosa Hà Tĩnh, các báo cáo viên đặc biệt của LHQ nêu bật hậu quả của vụ thảm hoạ môi trường mà Formosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016.
Theo đó, vụ xả thải đã làm hơn 300 tấn hải sản bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá và du lịch cùng nhiều ngành nghề khác ở bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong nhiều năm liền. Nước biển ô nhiễm cũng gây bệnh cho nhiều trường hợp, trong đó có thợ lặn. Nhiều người lao động trở nên thất nghiệp và phải chuyển việc hoặc di cư do việc xả thải chất độc.
Vụ việc cũng tác động tiêu cực đến việc tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Bằng cách không thông báo kịp thời cho người dân về nguyên nhân xả thải chất độc và không đưa ra hướng dẫn nhất quán về sự an toàn của nguồn nước và sinh vật biển, Chính phủ Việt Nam đã góp phần tạo ra bầu không khí sợ hãi, bối rối và thông tin sai lệch làm trầm trọng thêm các tác động về nhân quyền liên quan đến ô nhiễm. Hơn nữa, khi người dân và người hoạt động xã hội tìm cách chia sẻ trải nghiệm, bày tỏ quan điểm và gửi báo cáo lên Cơ chế nhân quyền của LHQ về việc xả thải chất độc và cách Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý vấn đề này, họ đã bị Nhà nước đàn áp, hình sự hóa và bịt miệng.
Theo thư của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cho đến nay, nhiều nạn nhân của vụ xả chất độc vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường tài chính nào. Theo thông tin nhận được, Việt Nam phần lớn đã không thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho công dân của mình các biện pháp khắc phục hiệu quả và đầy đủ cho các hành vi vi phạm nhân quyền khác nhau mà họ phải chịu đựng.
Thư cũng nhắc đến việc Việt Nam bác đơn kiện Formosa của người dân, buộc gần 7.900 nạn nhân tìm cách kiện doanh nghiệp này tại Đài Loan. Thay vì trợ giúp những người này, chính quyền Việt Nam không cho phép họ xin hộ chiếu và giấy tờ cá nhân cần thiết cho quá trình tố tụng. Thậm chí Hà Nội còn bị cho là đã trấn áp nhằm buộc họ phải rút đơn.
Cho tới nay LHQ chỉ nhận được thư trả lời của Formosa Hà Tĩnh. (RFA)